5 Cách Giao Tiếp Tốt Cho Người ít Nói, Thiếu Tự Tin đến đâu ... - CafeBiz

Không phải ai cũng may mắn có khiếu ăn nói, giao tiếp tốt và có khả năng tạo hưng phấn cho người đối diện. Rất nhiều người thường hay mắc chứng "sợ người lạ". Có thể khi gặp người thân quen thì nói chuyện rất vui vẻ, nói liến thoắng, nói không ngừng nghỉ. Nhưng chỉ cần gặp một ai đó xa lạ sẽ không dám bắt chuyện, nói ấp úng, khó diễn đạt trọn vẹn.

Việc tự ti trong giao tiếp tuy rằng không gây thiệt hại nhưng lại làm ảnh hưởng đến chính bản thân bạn như tạo khoảng cách với mọi người, khó có bạn mới...thậm chí khó tiến thân trong công việc.

Vậy làm thế nào để cải thiện vấn đề này, bạn hãy tham khảo ngay 5 cách giao tiếp tốt cho người ít nói ngay sau đây:

Tập nói chuyện phiếm

Vốn dĩ đã ít nói thì bạn đừng cố tỏ ra mình là người thông minh, có học vấn cao bằng những chủ đề uyên thâm. Bởi khi khời mào ra mà không được mọi người hưởng ứng thì lại trở thành vô duyên. Vì vậy, bạn sẽ thử sưu tầm những câu chuyện vui vẻ, thú vị và vô hại.

Tạo cho bản thân một sở thích đặc biệt

Người ta thường nói, khi bản thân có một sở thích, một niềm đam mê thì sẽ tự trở nên thu hút. Chẳng hạn, bạn là người yêu thích làm bánh hay cắm hoa. Vậy vô tình, bạn đã trở thành một chuyên gia trong mắt những người xung quanh. Và bạn có thể đem những kinh nghiệm hoặc các câu chuyện vui vẻ về đề tài này để chia sẻ với mọi người khi có dịp. Chắc chắn, bạn sẽ được bạn bè, đồng nghiệp yêu quý hơn.

ÍT NÓI, NGƯỜI BỊ CÂM... Đừng để những hòn đá tảng biến bạn thành người VÔ HÌNH trong đám đông - Ảnh 1.

Học ngay 5 cách giao tiếp cho người ít nói để không trở nên vô hình trong đám đông. Ảnh minh hoạ

Đôi lúc nên nhờ vả người khác

Vì vốn dĩ đã ít nói nên bạn cũng không dám mở lời nhờ người khác dù bản thân đang rất cần sự trợ giúp. Điều này khiến bạn ngày càng xa cách với mọi người hơn.

Hãy nhớ rằng, những công việc nhẹ nhàng, không gây thiệt hại đến đối phương thì họ sẽ rất sẵn sàng, vui vẻ khi được bạn nhờ vả. Chẳng hạn, bạn có thể mạnh dạn nhờ anh chàng đồng nghiệp lắp hộ máy tính; mượn cô bạn kế bên quyển sách,...Từ những điều nhỏ nhặt này, bạn đã có thêm vài điều nhỏ để trò chuyện và đừng quên nói lời cảm ơn kèm một nụ cười tươi.

Hãy là người ít nói có chiều sâu

Nếu bạn là người ít nói thì hãy biến mình trở thành người có chiều sâu và biết lắng nghe. Đôi khi bạn sẽ gặp những người lạ thích tâm sự, họ có thể sẽ không cần một người nói nhiều ở bên mà lại cần một người biết lắng nghe lời họ nói.

Bạn hãy nhớ, lắng nghe chứ không phải nghe. Bạn phải thể hiện mình là người chân thành, thực sự chú tâm vào lời họ nói chứ không phải nghe qua loa cho xong. Thỉnh thoảng, bạn sẽ chủ động hỏi lại như một cách gợi để họ kể tiếp câu chuyện.

Bước ra khỏi vỏ bọc của chính mình

Điều cuối cùng để cải thiện tính ngại ngùng, sợ giao tiếp đó là hãy mở lòng, bước ra khỏi vỏ bọc của chính mình. Chỉ khi nào bạn tự cho mình một cơ hội để kết bạn, để cho đối phương cơ hội được hiểu bạn hơn thì lúc đó bạn mới tự tin hơn vào bản và không còn lo lắng trước đám đông nữa.

Nghiên cứu 1 triệu người trên thế giới, đúc kết ra 7 thói quen bất di bất dịch của người thành đạt: Cực thấm!

Nguyễn Phượng

Theo Doanh Nghiệp Tiếp Thị Copy link Link bài gốc Lấy link! https://doanhnghieptiepthi.vn/tim-kiem.htm?keyword=%22%C3%8DT+N%C3%93I%22%2C+%22NG%C6%AF%E1%BB%9CI+B%E1%BB%8A+C%C3%82M%22...+%C4%90%E1%BB%ABng+%C4%91%E1%BB%83+nh%E1%BB%AFng+%22h%C3%B2n+%C4%91%C3%A1+t%E1%BA%A3ng%22+bi%E1%BA%BFn+b%E1%BA%A1n+th%C3%A0nh+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+V%C3%94+H%C3%8CNH+trong+%C4%91%C3%A1m+%C4%91%C3%B4ng

Từ khóa » Cách Chữa Bệnh ít Nói