Triệu Chứng Ngại Giao Tiếp Xã Hội - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Cháu chào bác sĩ, cháu tên là Phương. Dạo gần đây cháu có nghe đến một triệu chứng bệnh là ngại giao tiếp xã hội. Cháu chưa hiểu rõ về triệu chứng này lắm, nó có giống ngại giao tiếp với người lạ không ạ. Bác sĩ có thể giải thích rõ hơn cho cháu không ạ. Cháu cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn Phương, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn và sau đây các bác sĩ xin thông tin đến bạn một số đặc điểm của triệu chứng ngại giao tiếp xã hội như sau:
1. Ngại giao tiếp xã hội là gì
2. Biểu hiện của chứng ngai giao tiếp xã hội
3. Nguyên nhân gây ra ngại giao tiếp
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
⌨ CHAT FACEBOOK
Tư vấn qua CHAT ZALO
===
1. Chứng bệnh ngại giao tiếp xã hội là gì?
Sẽ là điều khá là bình thường nếu bạn cảm thấy lo lắng trong một số tình huống ngoài xã hội. Ví dụ, đi hẹn hò hoặc biểu diễn một bài thuyết trình có thể mang lại cảm giác lâng lâng trong người bạn. Nhưng ở chứng ngại giao tiếp xã hội (tên tiếng Anh là social anxiety disorder hoặc social phobia), các tương tác hàng ngày đều có thể gây lo lắng, sợ hãi, bối rối đáng kể bởi nỗi lo bị đánh giá và phán xét bởi người khác.
Chứng ngại giao tiếp xã hội là một tình trạng mạn tính về mặt sức khỏe tâm thần, nhưng điều trị như tư vấn tâm lí, điều trị thuốc và học các kĩ năng đối phó có thể giúp bạn đạt được sự tự tin và cải thiện khả năng tương tác với mọi người xung quanh.
2. Những biểu hiện của chứng ngại giao tiếp xã hội bệnh lý
Cảm giác nhút nhát hoặc không thoải mái ở một số trường hợp nhất định không hẳn là dấu hiệu của chứng ngại giao tiếp, đặc biệt ở trẻ em. Các mức độ thoải mái trong các tình huống xã hội rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc tính mỗi người và kinh nghiệm sống của họ. Một số người thì kín đáo dè dặt một số người thì thoải mái hơn.
Trái với sự lo lắng mỗi ngày, chứng ngại giao tiếp xã hội gồm có nỗi sợ hãi, lo âu làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của bạn, việc học tập ở trường hoặc các hoạt động khác.
Các biểu hiện về cảm xúc và hành vi
Chứng ngại giao tiếp xã hội bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng kéo dài sau:
- Nỗi sợ về tình huống bạn sẽ bị phán xét.
- Lo lắng khi bản thân bị bối rối hoặc bẽ mặt.
- Lo ngại bạn sẽ làm xúc phạm ai đó.
- Lo lắng tột cùng khi tương hoặc nói chuyện với người lạ.
- Sợ người khác để ý rằng bạn đang lo lắng.
- Sợ các triệu chứng thực thể có thể khiến bạn bối rối, như đỏ mặt, đổ nhiều mồ hôi, run rẩy hoặc giọng nói bị run.
- Tránh làm việc hoặc nói chuyện với người khác vì sợ bị bối rối.
- Tránh các tình huống làm mình có thể là trung tâm của sự chú ý.
- Nỗi lo đề phòng về một hoạt động hoặc sự kiện khiến mình sợ hãi.
- Dành thời gian sau một tình huống xã hội phân tích thành tích của bạn và nhận ra các thiếu sót trong tương tác của bạn.
- Dự đoán một kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra từ một kinh nghiệm tiêu cực trong một tình huống xã hội.
Ngại giao tiếp là một trong những triệu chứng điển hình liên quan đến bệnh lý tâm thần kinh, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nên đi khám sớm tìm ra nguyên nhân, điều trị để cuộc sống trở lại bình thường.
Đối với trẻ em, lo lắng tương tác với người lớn hoặc bạn cùng lứa có thể biểu hiện bởi việc khóc lóc, tính khí cáu kỉnh, bám theo cha mẹ hoặc từ chối nói chuyện ở một số tình huống xã hội.
Biểu hiện thực thể
Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể đôi khi đi kèm chứng ngại giao tiếp xã hội và có thể bao gồm:
- Tim đập nhanh
- Cảm giác khó chịu ở bụng và buồn nôn
- Khó thở
- Choáng váng, chóng mặt và cảm thấy đầu lâng lâng
- Lú lẫn hoặc cảm giác ‘hồn lìa khỏi xác’
- Tiêu chảy
- Căng cơ
Tránh các tình huống xã hội bình thường
Thông thường, những người bị mắc chứng ngại giao tiếp xã hội sẽ rất khó khăn khi phải trải qua những công việc hàng ngày, ví dụ:
- Sử dụng toilet công cộng
- Tương tác với người lạ
- Ăn trước mặt người khác
- Giao tiếp bằng mắt
- Bắt đầu cuộc nói chuyện
- Hẹn hò
- Tham gia các buổi tiệc hoặc các buổi họp mặt xã hội
- Đi làm hoặc đi học
- Vào phòng đã có người ngồi sẵn
- Trả lại đồ cho cửa hàng
Các biểu hiện của chứng ngại giao tiếp có thể thay đổi theo thời gian. Chúng có thể bùng phát nếu bạn đang đối mặt với căng thẳng. Mặc dù việc tránh các tình huống gây lo lắng có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn trong thời gian ngắn, nhưng nỗi lo của bạn sẽ tồn tại kéo dài nếu bạn không điều trị.
3. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng ngại giao tiếp xã hội
Cũng giống như các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, chứng ngại giao tiếp xã hội có thể xuất phát từ sự tương tác phức tạp giữa di truyền và môi trường. Các nguyên nhân có thể bao gồm:
Đặc tính di truyền: Các rối loạn lo âu có xu hướng đi theo gia đình. Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được rõ ràng rằng bao nhiêu trong số này là do di truyền hay do từ hành vi học được.
Cấu trúc bộ não: Một cấu trúc trong bộ não có tên là hạnh nhân (tên tiếng Anh là amygdala) có thể đóng vai trò trong việc kiểm soát sự đáp ứng lại với nỗi sợ. Ở một số người cấu trúc này làm việc quá mức có thể phản ứng lại nỗi sợ mạnh mẽ hơn bình thường, làm tăng sự lo lắng trong một số tình huống xã hội.
Môi trường: Chứng ngại giao tiếp xã hội có thể là một hành vi học được. Bạn có thể xuất hiện tình trạng này sau khi chứng kiến hành vi lo lắng của một ai đó. Hơn nữa, có thể có mối liên quan giữa chứng ngại giao tiếp xã hội và các bậc cha mẹ có xu hướng kiểm soát và bảo bệ con mình.
4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn thấy sợ hoặc tránh các tình huống xã hội bình thường bởi vì chúng làm bạn bối rối, lo lắng và hoảng sợ. Nếu nỗi lo này làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, gây căng thẳng trầm trọng và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, bạn có thể mắc chứng ngại giao tiếp xã hội hoặc các tình trạng về mặt tâm thần khác. Tình trạng này đòi hỏi cần phải được điều trị.
Chứng ngại giao tiếp xã hội cũng là một trong những triệu chứng của bệnh trầm cảm thường gặp nhất. Chính vì vậy bạn nên cảnh giác khi thấy bản thân hoặc người thân có triệu chứng này vì rất có thể bị mắc bệnh trầm cảm. Để điều trị chứng ngại giao tiếp xã hội, nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kinh để được khám và có các phương án điều trị phù hợp, giúp bệnh nhân vượt qua được chứng bệnh này.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn Phương. Bạn có thể đặt khám bác sĩ Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi luôn sẵn lòng được giúp đỡ bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Từ khóa » Cách Chữa Bệnh ít Nói
-
5 Cách Giao Tiếp Tốt Cho Người ít Nói, Thiếu Tự Tin đến đâu ... - CafeBiz
-
Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Người ít Nói
-
Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Người ít Nói Giúp Bạn Tự Tin Và Thành Công
-
Kinh Nghiệm Khắc Phục Chứng Bệnh Ngại Giao Tiếp (của Chính Bản ...
-
Cách Giao Tiếp Cho Người ít Nói - YouTube
-
Ít Nói, Ngại Giao Tiếp Có Phải Biểu Hiện Của Trầm Cảm? - Tình Yêu
-
Cách Trị Bệnh Ít Nói - Cách Để Hết Nhút Nhát Và Trở Nên Tự Tin
-
Làm Thế Nào Người Rụt Rè Ít Nói Có Thể Cải Thiện Kỹ Năng Giao ...
-
Các Dấu Hiệu Bệnh Tự Kỷ ở Người Lớn | Vinmec
-
Sợ (Ngại) Giao Tiếp Xã Hội: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Khắc Phục
-
Cách để Hết Nhút Nhát Và Trở Nên Tự Tin - WikiHow
-
Cách Giao Tiếp Cho Người Rụt... - Hội Những Người Trầm Tính | Facebook
-
Cách Trị Bệnh Ít Nói - Trang Tin Y Học Thường Thức, Bệnh Và Thuốc ...
-
Cách Trị Bệnh Ít Nói, Ngại Giao Tiếp Có Phải Biểu ...