5 Dấu Hiệu Tràn Dịch Khớp Gối Dễ Nhận Biết!
Có thể bạn quan tâm
Gối là bộ phận có tần suất hoạt động cao và chịu đến 80% trọng lượng của cơ thể. Vì vậy đây là khớp dễ bị tổn thương và thường xuyên xảy ra hiện tượng tràn dịch nhất. Để nhận biết tràn dịch khớp gối, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 5 dấu hiệu sau nhé!
Mục lục
- Tràn dịch khớp gối là gì?
- Nguyên nhân của tràn dịch khớp gối
- 5 dấu hiệu nhận biết tràn dịch khớp gối
- Sưng phồng bất thường
- Đau khớp gối
- Giảm biên độ gấp duỗi khớp gối
- Bất thường da xung quanh khớp gối
- Bập bềnh xương bánh chè
- Khi nào tràn dịch khớp gối cần phải đi khám bác sĩ?
- Chẩn đoán và các phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối
- An Kiện Vương hỗ trợ điều trị hiệu quả tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối là gì?
Tràn dịch khớp gối là tình trạng lượng dịch nhầy trong khớp gia tăng quá nhiều dẫn đến dư thừa. Ở trạng thái bình thường luôn tồn tại một lượng dịch ổn định để bôi trơn và giảm ma sát khi khớp hoạt động. Tuy nhiên khi gặp các nguyên nhân bất thường trong khớp hoặc chấn thương, màng hoạt dịch sẽ tiết ra nhiều dịch hơn khiến đầu gối bị sưng và căng phồng.
Nguyên nhân của tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối là triệu chứng bắt nguồn từ một số bệnh lý hoặc tổn thương, phổ biến nhất là:
- Chấn thương khớp gối (đứt dây chằng khớp gối, rách sụn chêm…)
- Thoái hóa khớp gối
- Các bệnh lý viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, gout…)
- Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn khớp gối
5 dấu hiệu nhận biết tràn dịch khớp gối
Sưng phồng bất thường
Sưng phồng là dấu hiệu dễ thấy nhất khi bị tràn dịch khớp gối. Trên bề mặt khớp bạn có thể quan sát được da vùng mặt trước và hai bên khớp gối căng hơn. Các hố tự nhiên xung quanh khớp gối bị đẩy lồi lên và biến mất.
Nếu dấu hiệu này không quá rõ ràng, hãy so sánh 2 bên gối với nhau để giúp dễ nhận biết.Đau khớp gối
Màng hoạt dịch của khớp gối không chỉ có các tế bào sản sinh ra dịch khớp mà còn có các tế bào thần kinh với chức năng cảm giác cho khớp. Khi lượng lượng dịch sinh ra quá nhiều sẽ làm tăng áp lực lên màng hoạt dịch và bao khớp xung quanh. Màng hoạt dịch bị căng giãn gây kích thích các thụ cảm thể thần kinh nên bạn sẽ cảm thấy đau.
Đau khớp gối trong tràn dịch thường xuất hiện khi bạn đứng dậy đột ngột, đi bộ, tập thể thao hay khuân vác vật nặng. Tuy nhiên với tràn dịch khớp gối mức độ nhiều hoặc kết hợp với tình trạng bị viêm, đau khớp có thể xảy ra ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.
Giảm biên độ gấp duỗi khớp gối
Khi lượng dịch trong khớp gối quá nhiều gây hiệu ứng chèn đẩy các đầu xương, căng bao khớp nên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của khớp gối.
Người bệnh thực hiện các động tác gấp duỗi cẳng chân khó khăn hơn và có thể kèm theo đau. Vì vậy mà khả năng vận động, đi lại, chạy nhảy không còn nhanh nhẹn và linh hoạt so với bình thường. Với những người cao tuổi có tràn dịch khớp gối, nếu bất động khớp gối quá lâu sẽ dần hình thành cứng khớp và dính khớp.
Bất thường da xung quanh khớp gối
Bên cạnh dấu hiệu sưng phồng bề mặt khớp, bạn có thể nhận biết tràn dịch khớp gối bằng việc đánh giá da xung quanh khớp và so sánh với bên lành:
- Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, các vết bầm tím bất thường.
- Da căng bóng và mất nếp nhăn.
- Dùng bề mặt mu tay của ngón tay giữa cảm nhận khớp gối bên tràn dịch sẽ nóng hơn.
Bập bềnh xương bánh chè
Bập bềnh xương bánh chè là dấu hiệu điển hình của tràn dịch khớp gối. Các bước kiểm tra phát hiện triệu chứng này như sau.
Người bệnh ngồi hoặc nằm trên giường, tư thế duỗi thẳng đùi và cẳng chân. Người khám lần lượt thực hiện:
- Đặt tay trái lên mặt trước đầu dưới của đùi, ép và dồn dịch từ trên xuống, sau đó giữ nguyên.
- Xác định xương bánh chè ở mặt trước của khớp gối.
- Dùng ngón của tay còn lại đặt lên mặt trước xương bánh chè và ấn từ từ xuống.
- Bệnh nhân có tràn dịch khớp gối khi cảm thấy xương bánh chè bập bềnh dưới đầu ngón tay và nghe được tiếng của hai vật cứng chạm vào nhau. Đôi khi người khám cảm nhận được xương bánh chè nẩy lại và chạm vào đầu ngón tay.
Khi nào tràn dịch khớp gối cần phải đi khám bác sĩ?
Tràn dịch khớp gối không phải là trường hợp cấp cứu khẩn cấp nhưng đều cần đến sự thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, nếu tràn dịch khớp gối kèm theo các triệu chứng sau thì bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Tràn dịch kèm sưng nóng và sốt cao.
- Các cơn đau cấp tính tại khớp gối.
- Khớp gối sưng phồng tiến triển nhanh trong 3 ngày khiến bạn đi lại khó khăn.
- Toàn thân mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể.
Chẩn đoán và các phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối
Nếu bạn phát hiện một trong các dấu hiệu tràn dịch khớp gối, hãy đến các phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám. Ngoài hỏi bệnh, khám lâm sàng thì các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm như:
- Siêu âm
- Sinh hóa máu
- Chụp X-Quang
- Chụp cộng hưởng từ
Dựa vào nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối, các bác sĩ sẽ có phương án hiệu quả nhất để điều trị cho bạn. Chỉ định phổ biến nhất trong điều trị tràn dịch khớp gối là chọc hút dịch. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp để điều trị triệu chứng chứ không dứt được nguyên nhân gây tràn dịch. Ngoài ra các bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc phẫu thuật cho những trường hợp hạn chế vận động khớp gối sau chấn thương hay do bệnh lý mà làm phá hủy các thành phần của khớp.
☛ Tham khảo đầy đủ hơn: Điều trị tràn dịch khớp gối bằng cách nào?
An Kiện Vương hỗ trợ điều trị hiệu quả tràn dịch khớp gối
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm được quảng cáo rầm rộ với công dụng cải thiện các tình trạng bệnh lý liên quan đến khớp gối. Tuy nhiên để lựa chọn một sản phẩm an toàn khi sử dụng và phát huy tác dụng tốt, người dùng nên lưu ý chỉ đặt mua những sản phẩm đầy đủ các tiêu chí sau:
- Được Bộ Y tế cấp phép.
- Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
- Có tác dụng hỗ trợ chức năng xương khớp tốt như: ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp, phục hồi sụn khớp bị tổn thương.
- Sản phẩm đã được nhiều người sử dụng và phản hồi tích cực.
Để đáp ứng tất cả các tiêu chí trên, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn sản phẩm An Kiện Vương hỗ trợ điều trị bệnh lý liên quan đến tình trạng tràn dịch khớp gối.
An Kiện Vương là được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên được nhập khẩu từ Châu Âu, thành phần hoàn toàn lành tính:
- Chiết xuất Móng quỷ (Iridoforce™): tác dụng nổi bật giảm đau, chống viêm đồng thời kích thích tổng hợp chất nền sụn, điều hòa lượng chất hoạt dịch trong khớp gối. Hàm lượng Harpagosides lên tới 40% cao nhất thị trường (gấp 20 lần chế phẩm Móng quỷ thông thường).
- Chế phẩm Một dược (Myrliq™): có tác dụng giảm đau tại chỗ do nhiều nguyên nhân khác nhau đặc biệt là đau xương khớp.
- Nhũ hương: có tác dụng chống viêm, giảm đau, tăng khả năng vận động khớp đồng thời giúp tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycans. Nhũ hương khi kết hợp cùng Một dược tạo nên bộ đôi kinh điển trong điều trị đau nhức, thoái hóa xương khớp được chứng minh có tác dụng hơn nhiều lần so với sử dụng đơn lẻ.
- Cốt toái bổ: giúp tăng cường quá trình đồng hóa, tăng mật độ xương và chống loãng xương nhờ khả năng tăng hấp thu canxi và phosphor.
- Vitamin K, Glucosamine, Boron: giúp tăng cường tổng hợp chất nền sụn khớp, tăng phục hồi và làm ổn định chức năng sinh lý của khớp gối.
Với công dụng điều hòa lượng chất hoạt dịch trong khớp gối, chống viêm, giảm đau, bổ xương khớp và an toàn khi sử dụng, có An Kiện Vương bạn sẽ không còn nỗi lo tràn dịch khớp gối.
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, hãy CLICK VÀO ĐÂY
Dưới đây là video tham khảo một số cách để kiểm tra khớp gối của bạn có đang trong tình trạng tràn dịch hay không.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/187908#symptoms
https://www.healthline.com/health/water-on-the-knee#symptoms
https://www.dieutri.vn/trieuchungnoi/bap-benh-xuong-banh-che-tai-sao-va-co-che-hinh-thanh
youtube.com/watch?v=VDrrcAZ4V3w
Từ khóa » Cách Khám Dấu Hiệu Bập Bềnh Xương Bánh Chè
-
Bập Bềnh Xương Bánh Chè – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bập Bềnh Xương Bánh Chè: Tại Sao Và Cơ Chế Hình Thành
-
THĂM KHÁM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CƠ - XƯƠNG – KHỚP
-
Gãy Xương Bánh Chè - Bệnh Viện Quân Y 103
-
KHÁM KHỚP GỐI. PHẦN 2: ĐO LƯỜNG VÀ CÁC NGHIỆM PHÁP ...
-
10 Khám Khớp Gối - Học Y
-
[PDF] Thăm Khám Chức Năng Khớp Gối Cẳng Chân - ATCS
-
Hút Dịch Khớp Gối - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Bập Bềnh Xương Bánh Chè - 5 Dấu Hiệu Tràn Dịch Khớp Gối Dễ ...
-
Gãy Xương Bánh Chè Có Nguy Hiểm Không Và Cách điều Trị?
-
Vỡ Xương Bánh Chè Có đi Lại được Không Và Phương Pháp điều Trị
-
[PDF] PHƯƠNG PHÁP KHÁM RIÊNG MỘT SỐ KHỚP - TaiLieu.VN
-
Xử Trí Và Phục Hồi Tổn Thương Bánh Chè