5 điều Chú ý Khi Mua điện Thoại ở Nhật. – ばいゆー

5 điều chú ý khi mua điện thoại ở Nhật.

2021.10.28

5 điều chú ý khi mua điện thoại ở Nhật.

Khi bạn mua điện thoại di động ở Nhật, chắc hẳn bạn sẽ có những phân vân là nên chọn công ty, nhà mạng nào, nên chọn hợp đồng mạng như thế nào, và vân vân. Khi đó vấn đề cần giải quyết không chỉ là tiếng Nhật, mà còn là sự khác nhau của thủ tục mua bán điện thoại của Việt Nam và Nhật Bản. Để mua và làm hợp đồng với nhà mạng mà đúng như yêu cầu mua bán của bạn thì có lẽ không phải là điều dễ dàng.

Qua khảo sát thực tế về những trường hợp người nước ngoài đã mua điện thoại ở Nhật thì có rất nhiều vấn đề phát sinh và làm thế nào để giải quyết các vấn đề đó thì tổng kết lại, khi mua điện thoại hay ký hợp đồng với nhà mạng thì cần lưu ý 5 điều sau.

1. Hợp đồng mạng phức tạp. Khó để hiểu hết nội dung!

  • Ví dụ A「Dù không hiểu chi tiết nội dung hợp đồng, nhưng vì rất cần điện thoại lúc đó nên đã mặc kệ và mua luôn.」

Khi mua điện thoại, sẽ có rất nhiều các loại hợp đồng, gói cước khác nhau. Ví dụ như gói cước sử dụng không giới hạn, gói cước lướt mạng được giới hạn sẵn dung lượng 3GB、5GB、7GB… Khi đó bạn cần hiểu hết về đặc trưng và giá cả của từng gói cước để lựa chọn cho mình gói phù hợp nhất.

Ngoài ra, có trường hợp mất phí khi làm hợp đồng. Ví dụ như khi bạn làm hợp đồng tại cửa hàng thì mất thêm「Phí tư vấn khách hàng」. Hay là khi bạn tự ý hủy khi hợp đồng khi chưa hết hạn thì bạn sẽ phải chịu khoản phí phát sinh khi hủy hợp đồng.

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều các chương trình khuyến mãi. Ví dụ như khi bạn đang sử dụng nhà mạng này mà đăng kí dùng điện của công ty có liên kết thì hàng tháng tiền điện của bạn sẽ được rẻ hơn. Hoặc khi bạn có thẻ tích điểm mà liên kết với nhà mạng thì tiền mạng điện thoại hàng tháng cũng sẽ rẻ hơn.

Những thông tin này, bạn sẽ được nhân viên của cửa hàng giới thiệu chi tiết. Nhưng vì là nội dung phức tạp và sử dụng nhiều từ ngữ chuyên ngành nên có lẽ sẽ rất khó để hiểu hết nội dung.

Gần đây, có những cửa hàng đã có dịch vụ phiên dịch hỗ trợ, nhưng sẽ mất thời gian để dịch vụ này trở nên phổ biến và sử dụng ở bất cứ đâu.

2. Cách bán điện thoại ở cửa hàng của Nhật.

  • Ví dụ B「Khi tôi cần có số điện thoại và đến cửa hàng thì tại đây chỉ có gói cước điện thoại và dung lượng mạng nên tôi đã không mua ở đó. Sau đó tôi đã  đến cửa hàng khác để mua điện thoại và mua thẻ sim ở trên mạng.

Ở Nhật Bản, việc mua máy điện thoại, đăng ký gói dung lượng mạng hay cả đăng ký số điện thoại cá nhân thì hầu hết sẽ diễn ra trong cùng một cửa hàng của nhà mạng đó. Vì thế, khi ký hợp đồng thì có thể sẽ có những dịch vụ mà bạn không cần thiết.

Nếu bạn chỉ muốn mua máy điện thoại, thì có thể đến mua trực tiếp tại cửa hàng Apple strore hoặc cửa hàng bán điện thoại cũ. Nhưng đối với cửa hàng của một nhà mạng nào đấy thì bạn chỉ có thể mua những sản phẩm mà do cửa hàng , nhà mạng đó phân phối mà thôi. Nên có thế bạn không mua được thứ mình muốn. Một ví dụ là anh A, vì máy điện thoại hệ điều hành android không thể sử dụng được ngôn ngữ của đất nước anh ấy, nên anh A muốn mua iPhone. Nhưng anh ấy phải mất nhiều thời gian để tìm mua iPhone tại cửa hàng có bán dòng điện thoại đó.

Ngoài ra cách thanh toán tiền điện thoại hàng tháng cũng rất quan trọng, cần chú ý kỹ. Ở Nhật đa số sẽ thanh toán tiền phí điện thoại hàng tháng qua hình thức chuyển khoản ngân hàng hoặc trừ tiền từ thẻ tín dụng. Tiền phí hàng tháng sẽ tùy theo nội dung hợp đồng đã ký, gói cước sử dụng, thời gian đã gọi và dung lượng mạng mà đã dùng vào tháng đó.

Một điểm lưu ý nữa là thông thường tiền mua máy sẽ được chia ra để trả góp trong thời hạn 24 tháng. Nhưng cũng có trường hợp trả hết một lần tại thời điểm mua. Tùy vào từng nhà mạng và điều kiện hợp đồng mà số lần trả tiền sẽ khác nhau, nên ngay từ đầu hãy hiểu rõ và bàn bạc trước khi ký hợp đồng nhé.

3. Mỗi nội dung khác nhau sẽ được chia ra và thăm hỏi ở các quầy khác nhau

  • Ví dụ C, khi điện thoại mới mua được một thời gian ngắn mà chẳng may bị vỡ màn hình, do không tìm thấy giấy tờ liên quan đến sửa chữa, bảo hành nên đã mang trực tiếp đến cửa hàng đã mua để hỏi. Nhưng cửa hàng chỉ cho số điện thoại liên lạc đến quầy bảo hành, chứ không trực tiếp làm tại cửa hàng đó. Tôi đã gọi điện xin giúp đỡ nhưng vì không thể truyền đạt được rõ ràng qua điện thoại nên cuối cùng đã hủy hợp đồng.

Điện thoại sau khi sử dụng sẽ có nhiều trường hợp cần sửa chữa, bảo hành, nhưng   khả năng cao sẽ không thể bảo hành được tại cửa hàng đã mua mà phải đến trung tâm, quầy chuyên bảo hành. Ở Nhật, đa số là cửa hàng chỉ phụ trách việc ký kết hợp đồng, ngoài ra việc bảo hành sửa chữa sẽ được tiếp nhận và thực hiện tại trung tâm chuyên môn riêng.

Việc gọi điện đến trung tâm bảo hành ở Nhật cũng phông phải là điều dễ dàng. Nhiều trường hợp đã bỏ cuộc vì mất nhiều thời gian để được kết nối với người phụ trách. Hoặc có trường hợp là mỗi lần gọi với một người phụ trách khác nhau, hay việc không thể truyền đạt hết tình hình qua điện thoại được. Hơn nữa, với mỗi mục thắc mắc khác nhau(việc trả phí, việc hợp đồng…) thì sẽ được chia ra các thao thác nhỏ trên điện thoại người gọi khác nhau. Vì vậy, nếu nhầm mục tư vấn thì sẽ được nói gọi đến số khác, cứ loanh quanh các thao tác dễ nhầm như vậy, để giải quyết được vấn đề rất khó khăn hoặc mất nhiều thời gian.

4. Việc bị từ chối dịch vụ cũng xảy ra

  • Ví dụ D, Khi tiền mua máy được trả góp hàng tháng, thì nhiều trường hợp có thể bị từ chối. Theo nhân viên cửa hàng, thông thường là do việc đóng tiền hàng tháng bị chậm trễ.

Như trường hợp tài khoản ngân hàng không đủ để trừ tiền hàng tháng, thì việc thanh toán sẽ gặp lỗi. Khi đó, nhà mạng sẽ gửi thông báo qua gmail hoặc bưu điện vè nhà với nội dung「Vào ngày .. thì sẽ thực hiện trừ tiền lại một lần nữa, nên đến ngày đó hãy cho tiền vào tài khoản」 hoặc là 「Hãy sử dụng hóa đơn gửi kèm theo để đóng tiền tại cửa hàng tiện lợi đến thời hạn ghi sẵn」.

Nếu đến thời giạn nộp mà tài khoản vẫn chưa đủ tiền hoặc chưa đóng tiền bằng hóa

đơn tại cửa hàng tiện lợi thì sẽ bị xử lí là chậm trễ quá hạn. Khi đó, ngoài khoản tiền phải đóng hàng tháng còn phát sinh thêm tiền phí tính theo số ngày nộp muộn, và tiền lãi. Có trường hợp sẽ bị dừng cung cấp dịch vụ mạng và điện thoại, hay sẽ bị liệt vào dang sách đen, không tin tưởng. Vì lý do vậy mà nếu tương lai có đi mua và đăng ký điện thoại sẽ bị nhà mạng từ chối hoặc chỉ có thể chọn cách trả tiền hết trong một lần mua.

5. Những điều khoản cần thiết trong hợp đồng

  • Ví dụ E「Thời hạn cư trú sắp hết, nên không thể mua được điện thoại」

Để làm hợp đồng thì có nhiều điều điện mang tính bắt buộc. Trường hợp hợp đồng trả góp mà thời hạn cư trú ngắn hơn thời hạn hợp đồng thì sẽ không thể đăng ký.

  • Ví dụ F「Cần phải có tài khoản ngân hàng khi làm hợp đông điện thoại, nhưng khi đi làm tài khoản ngân hàng thì lại cần phải có số điện thoại」

Năm 2019, đối với ngân hàng trong nước, bộ nội vụ và truyền thông Nhật Bản đã ra chỉ thị 、「Cho phép người ngoại quốc lập tài khoản ngân hàng cả khi không có số điện thoại cá nhân」. Tuy nhiên sau đó đã có nhiều thay đổi, nên cập nhập thông tin mới nhất là điều cần thiết.

Trên đây là 5 điều lưu ý quan trọng khi mua điện thoại ở Nhật.

Tiếp theo là kết quả khảo sát người ngoại quốc khi gặp khó khăn và cách giải quyết vấn đề cảu họ khi mua điện thoại.

Câu hỏi 「Bạn đã giải quyết những vấn đề trên như thế nào?」

  • Tôi đã hỏi người đi trước ở cùng quê.
  • Tôi đã hỏi bạn bè đồng hương sống ở Nhật.
  • Giáo viên của trường học đã cùng tôi đi đến cửa hàng.
  • Người của trường học đã giúp đỡ tôi.
  • Tôi đã tự mình tìm hiểu trên mạng.
  • Tôi đã đến cửa hàng có phiên dịch viên tiếng Trung.
  • Tôi đã không giải quyết được.

Nhiều trường hợp được giúp đỡ khi gặp khó khăn trong việc mua điện thoại, nhưng cũng có không ít những trường hợp không có ai giúp đỡ, dẫn đến không giải quyết được và đã hủy bỏ hợp đồng.

Khi mua điẹn thoại, không chỉ cần biết tiếng Nhật, mà còn nhiều vấn đề xoay quanh khác. Nếu có những vấn đề không hiểu hay chưa rõ thì có thể được ai giúp đỡ, giải đáp thắc mắc là rất tốt. Nhưng nếu trường hợp không biết hỏi ai giúp đỡ thì có thể đặt câu hỏi tại phần câu hỏi của trang chủ để được giải đáp. https://social-b.net/baiyu/vn/question-box/

  • Hãy cùng tham khảo thêm những bài viết hữu ích sau đây

Những cách giảm tiền phí điện thoại di động hàng tháng  https://social-b.net/baiyu/vn/getsugakuryoukin0709vn/

Cách mua điện thoại rẻ  https://social-b.net/baiyu/vn/smartphone1124vn/

CÁCH SỬ DỤNG THẺ SIM

 https://social-b.net/baiyu/vn/simcard20221119vn/

« KFC hội giao lưu Kikokusha Shin Nagata – Phần sau(Lớp học trực tuyến)

「Cảnh báo」và「Chú ý」 »

Từ khóa » Hàng Tháng Tiếng Nhật Là Gì