5 Giải Pháp Để Xử Lý Xung Đột Khi Làm Việc Nhóm - MyXteam

Vì sao xảy ra xung đột khi làm việc nhóm? Để tìm được giải pháp xử lý xung đột khi làm việc nhóm, bạn cần biết rằng xung đột đến từ đâu, và vì sao dẫn lại xảy ra tình trạng xung đột như vậy. Nguyên nhân sâu xa của xung đột xuất phát từ những tranh chấp, bất đầu giữa mỗi cá nhân, quá trình tiếp xúc trong đời sống và công việc đã dẫn đến tâm lý khó chịu.

Trong công việc, đặc biệt là làm việc nhóm, mỗi thành viên đều có những hành động của riêng họ và điều này thường dẫn đến các cá nhân không thể tránh khỏi xung đột với nhau. Có thể xuất phát từ sự bất đồng ý kiến trong các cuộc họp hoặc quyền lợi giữa các bên chưa được xác định rõ. Sau khi biết mấu chốt của mâu thuẫn nằm ở đâu, bạn cần tìm giải pháp tháo gỡ xung đột này. Dưới đây là 5 giải pháp giúp bạn xử lý xung đột để quá trình làm việc nhóm của bạn đạt hiệu quả cao nhất.

  1. 5 GIẢI PHÁP ĐỂ XỬ LÝ KHI CÓ XUNG ĐỘT XẢY RA
    1. Hãy lắng nghe những thành viên trong nhóm
    2. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại xảy ra xung đột khi làm việc nhóm
    3. Đưa ra những lựa chọn xử lý
    4. Từ bỏ cái tôi cá nhân vì mục tiêu chung
    5. Đoàn kết tập thể với nhau vì mục tiêu chung
  2. KẾT LUẬN

5 GIẢI PHÁP ĐỂ XỬ LÝ KHI CÓ XUNG ĐỘT XẢY RA

Để gây dựng cách làm việc nhóm hiệu quả, bạn chỉ nên bắt đầu tìm cách giải quyết xung đột sau khi đã hiểu mong muốn giữa những cá nhân đang xung đột, từ đó giải tỏa sự hiểu lầm để các thành viên xích lại gần nhau hơn.

Hãy lắng nghe những thành viên trong nhóm

Là một thành viên trong nhóm, khi xảy ra tình trạng xung đột với các thành viên, điều cần làm là bình tĩnh lắng nghe và tìm hiểu vì sao lại xảy ra xung đột đó.

Mọi yếu tố xung đột đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xuất phát từ lời ăn tiếng nói qua lại, do mâu thuẫn về cách đưa ra ý kiến hoặc cách giải quyết vấn đề nào đó. Giải quyết xung đột nhóm cần xuất phát từ việc bạn phải biết lắng nghe để tìm ra điểm khác biệt giữa bạn và người khác. Qua đó, mục tiêu chung trong quá trình làm việc nhóm mới được đề cao, và yếu tố xung đột được hạn chế.

Lời khuyên: Bạn hãy bắt đầu lắng nghe và ghi nhận những ý kiến đóng góp của thành viên trong nhóm, để hoàn thiện hơn bản thân.

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại xảy ra xung đột khi làm việc nhóm

Là một trưởng nhóm, điều bạn cần phải làm là tìm hiểu những khúc mắc, nguyên nhân xảy ra xung đột và ghi nhận ý kiến khác nhau của từng thành viên trong nhóm mình. Tối ưu hoá cách giải quyết vấn đề để xử lý một cách nhân văn nhất, qua đó thúc đẩy quá trình làm việc nhóm đi theo đúng quỹ đạo ban đầu.

Lời khuyên: Bạn nên duy trì tư duy trung lập và nhận xét khách quan nhất để đảm bảo sự công bằng khi giải quyết xung đột. Mọi cá nhân trong mối quan hệ xung đột này đều nghĩ mình đúng và mong muốn được người khác ủng hộ. Sự thiên vị sẽ làm bên còn lại nghĩ bạn là người không công bằng và mâu thuẫn vẫn cứ tiếp diễn.

Đưa ra những lựa chọn xử lý

Xung đột luôn xảy ra trong quá trình tranh luận ý kiến, đặc biệt trong những vấn đề quan trọng của nhóm như: quyết định xây dựng theo hướng mới, tập trung vào một sản phẩm khác nhau, thay đổi công việc của những thành viên… Để giải quyết vấn đề, là người quản lý nhóm, bạn phải suy nghĩ cẩn thận và đưa ra nhiều lựa chọn tối ưu trong quá trình làm việc nhóm. Không nên chỉ đề xuất một giải pháp và buộc các thành viên khác phải làm theo.

Thay vào đó, bạn hãy để cho mọi thành viên trong nhóm làm việc cùng thảo luận để đưa ra các phương án lựa chọn khác nhau. Từ đó, thống nhất phương án cuối cùng và có thể mang lại hiệu quả nhất. Đây là cách làm việc nhóm hiệu quả nhất, giúp bạn không đưa các bên vào thế bị ép buộc, tránh làm cho tình trạng xung đột lên cao.

Lời khuyên: Hãy tổng hợp những ý kiến của mỗi thành viên và đưa ra hướng xử lý chính xác nhất.

Từ bỏ cái tôi cá nhân vì mục tiêu chung

Trong một nhóm, mỗi thành viên đều có những cái tôi riêng, và thường sẽ không có cá nhân nào muốn nhường nhịn nhau. Hãy suy nghĩ theo hướng tích cực hơn, hạn chế cái tôi bản thân và tìm hiểu những thành viên khác trong nhóm thay vì xảy ra xung đột.

Kể cả bạn đang phải giải quyết mâu thuẫn của cá nhân với những người khác, hay đóng vai trò người phán xử cho một nhóm thì bạn cũng hãy ghi nhớ quy tắc này. Có đôi khi, việc phân định xem ai đúng ai sai không quan trọng bằng giữ hòa khí chung.

Lời khuyên: Từ bỏ cái tôi bản thân để đạt được lợi ích tốt nhất cho nhóm

Đoàn kết tập thể với nhau vì mục tiêu chung

Bạn không thể trông chờ vào việc một tập thể lúc nào cũng có sự gắn kết, những mâu thuẫn phát sinh cùng tình cách va chạm nhau là điều luôn xảy ra. Chính vì thế, điều quan trọng nhất là sau những xung đột này, bạn có thể vực dậy tinh thần của cả nhóm, và đoàn kết mọi người lại với nhau vì mục tiêu chung hay không.

Đừng nên nhắc lại những tranh cãi của người khác, vì những lời lẽ ấy sẽ không thể giải quyết được vấn đề gì. Thậm chí còn gây nên nhiều hiềm khích hơn, và khiến họ cảm thấy có khoảng cách với bạn.

Lời khuyên: Hãy làm cho mọi người hiểu mặt tốt của xung đột là giúp xây dựng tinh thần tập thể, chỉ ra những điểm còn hạn chế cần khắc phục và thử thách sự thấu hiểu của các cá nhân. Có như vậy thì mọi việc mới được tháo gỡ nhanh chóng.

KẾT LUẬN

Kỹ năng giải quyết xung đột đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một nhóm, nhưng bên cạnh đó, ta cũng cần tìm ra những công cụ hỗ trợ thiết thực để giúp công việc được xử lý nhanh chóng, và hạn chế những xung đột tiềm ẩn hơn.

Với myXteam, chỉ những thao tác chuột đơn giản, mọi thông tin và mệnh lệnh đều có thể truyền đi bất kể bạn đang ở đâu và vào thời điểm nào qua các phần mềm quản lý thông minh này.

MyXteam còn hỗ trợ tính năng thường xuyên nhắc nhở lịch làm việc, kế hoạch cụ thể đến từng nhân viên. Từ đó tạo cho họ tính chủ động giải quyết, hoàn thành mọi việc một cách khoa học. Giúp đánh giá đúng năng lực thực hiện công việc và hạn chế rủi ro khi triển khai dự án.

Nếu chưa biết đến myXteam, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận những tư vấn chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn luôn thành công trong mọi công việc!

Từ khóa » Nguyên Nhân Xảy Ra Xung đột Trong Nhóm