5 HIỂU LẦM Về Cơ Chế Tiết Sữa Có Thể Mẹ Chưa Biết!

Hầu như tất cả các sản phụ đều có khả năng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Trong đó, tìm hiểu kỹ lưỡng về cơ chế tiết sữa mẹ có thể giúp các chị em bỉm sữa tăng cả số lượng và chất lượng sữa một cách hiệu quả.

cơ chế tiết sữa mẹ
Mẹ có đang hiểu lầm về cơ chế tiết sữa của chính mình?

Sự kỳ diệu của sữa mẹ

Sữa mẹ là một dung dịch – huyền dịch phức tạp được tạo nên bởi nước, các loại kháng thể và chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ nhỏ. Vì vậy, trẻ bú sữa mẹ sẽ dễ dàng có được hàng rào đề kháng vững chắc và lớn lên khỏe mạnh.

Sữa mẹ là món quà kỳ diệu nhất mà mẹ có thể dành cho con khi vừa lọt lòng. Tất cả các sản phẩm dinh dưỡng khác, dù được sản xuất dưới công nghệ hiện đại đến đâu cũng không thể sánh bằng sữa mẹ. Nếu có thể, hãy cho con bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời.

  • Hiểu đúng và đủ về nguyên nhân gây mất sữa
  • 8 thực phẩm gây mất sữa sau sinh

5 hiểu lầm cơ bản về cơ chế tiết sữa mẹ

Cơ chế tiết sữa mẹ xảy ra ngay trong cơ thể chúng ta, nhưng mẹ không nhìn thấy nó bằng mắt thường và cũng rất khó để cảm nhận được những thay đổi mà nó mang lại. Chính điều này đã dẫn đến những hiểu lầm “tai hại” về sự hoạt động của bộ máy sản xuất sữa mẹ.

Mẹ hãy tiếp tục theo dõi để xem mình có đang mắc phải những sai lầm đó không nhé!

1. Cơ chế tiết sữa bắt đầu hoạt động sau khi sinh

Mẹ nghĩ rằng: Cơ chế tiết sữa “ngủ yên” trong suốt thời gian mẹ mang thai và chỉ thực sự bị “đánh thức” sau khi em bé chào đời. Và vì thế nên lúc đầu mẹ cho em bé bú, sữa ra rất ít. Sau đó một vài ngày, tuyến sữa mới vận hành ổn định và sữa về nhiều hơn.

cơ chế tiết sữa mẹ
Có phải cơ chế tiết sữa mẹ ngủ yên suốt thời gian mang thai?

Nhưng sự thật là: Sữa mẹ bắt đầu tiết ra từ quý thứ 2 của thai kỳ. Sữa đó gọi là sữa non. Một số mẹ có thể thấy đầu ngực bắt đầu rỉ ra một chút xíu sữa trong thời gian này, trong khi đa số mẹ khác lại không thấy. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường và mẹ không cần phải lo lắng.

Sau khi em bé chào đời, sữa non sẽ vẫn tồn tại trong bầu ngực của mẹ trong vòng 2 – 4 ngày nữa. Sữa non rất giàu dinh dưỡng, đặc sánh và có màu hơi vàng. Mẹ cho bé bú ngay sau khi sinh sẽ giúp con tận hưởng được dòng dưỡng chất quý giá này.

Nhiều mẹ nghĩ rằng vắt và trữ sữa non vào những tháng cuối thai kỳ sẽ kích thích cơ chế tiết sữa mẹ sản xuất ra nhiều sữa non hơn, nhưng khoa học đã chứng minh việc làm này là hết sức nguy hiểm.

Theo PGS.TS. Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, mọi tác động vào đầu ngực trong thời gian này đều có thể gây tăng tiết oxytocin nội sinh kèm theo những cơn co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sinh non. Chỉ thực hiện vắt sữa non trước sinh với những mẹ bị bệnh truyền nhiễm nhưng chắc chắn phải có sự chỉ định của bác sĩ.

DỪNG LẠI NGAY những hiểu lầm về CƠ CHẾ TIẾT SỮA

Tuyến sữa hoạt động như thế nào? Làm sao để có NHIỀU SỮA, sữa GIÀU DINH DƯỠNG? Đăng ký để nghe chuyên gia tư vấn chi tiết và hoàn toàn MIỄN PHÍ tại đây nhé!

2. Cơ chế tiết sữa mẹ được điều hành bởi… bầu ngực

Mẹ nghĩ rằng: Cơ quan điều hành hoạt động tiết sữa là bầu ngực. Nhiều mẹ còn tin rằng ngực là một bộ máy riêng biệt và sự vận hành, sản xuất sữa chỉ diễn ra ở ngực mà thôi.

Nhưng sự thật là: Quá trình sản xuất sữa mẹ chịu ảnh hưởng của rất nhiều hormone. Các hormone này chịu sự điều khiển của não bộ và sự tiết sữa xảy ra do quá trình phối hợp của rất nhiều cơ quan khác nhau chứ không chỉ riêng bầu ngực.

cơ chế tiết sữa mẹ
Não bộ điều tiết các hormone, gián tiếp điều hành cơ chế tiết sữa

Theo các nghiên cứu khoa học, 4 hormone chính ảnh hưởng đến cơ chế tiết sữa của các mô tuyến vú là Estrogen, Progesterone, Prolactin và Oxytocin. Trong đó:

– Estrogen làm tăng kích thước cũng như số lượng ống dẫn sữa, giúp sữa di chuyển dễ dàng.

– Progesterone hỗ trợ cho sự phát triển cho các nang và thùy tuyến sẵn sàng cho việc tiết sữa. Ngoài ra nó còn có tác dụng ngăn chặn các cơn co thắt tử cung, giúp cả mẹ và em bé có được một thai kỳ khỏe mạnh.

Cả hai hormone này đều được duy trì ở mức cao trong thời gian mang thai. Sau khi em bé chào đời và nhau thai bong ra, chúng sẽ tự động giảm xuống để không gây ức chế quá trình tiết sữa.

– Prolactin có vai trò tăng khả năng tiết sữa.

– Oxytocin là hormone giải phóng sữa, giúp sữa dễ dàng chảy qua các ống dẫn rồi thoát ra khỏi núm vú. Nó cũng có vai trò nhất định trong việc tạo ra những cơn co tử cung sau sinh, giúp tử cung nhanh chóng trở lại kích thước ban đầu.

Prolactin và Oxytocin cần được duy trì ở mức cao và ổn định trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Hoạt động âu yếm và cho con bú là cách tốt nhất để kích thích cơ thể sản xuất thêm 2 hormone này. Ngoài ra, một số tác động khác như hút sữa, mát xa cũng có tác dụng tương tự. Suy giảm Prolactin và Oxytocin sẽ làm giảm lượng sữa.

3. Tim có trách nhiệm “bơm sữa” đến bầu ngực

Mẹ nghĩ rằng: Sữa cũng giống như máu, được tim bơm đến. Vì thế nên thỉnh thoảng, trong sữa mẹ mới thấy có tia máu.

cơ chế tiết sữa mẹ
Có phải tim sẽ trực tiếp bơm sữa đến bầu ngực của mẹ hay không?

Nhưng sự thật là: Tim có tác dụng co bóp, đẩy máu và oxy đến tất cả các cơn quan, trong đó có mô tuyến vú, nhưng tim không hề vận chuyển sữa đến bầu ngực.

Cơ chế sản xuất sữa mẹ diễn ra ở mô tuyến vú. Phần mô này sẽ được chia thành 15 – 20 thùy, mỗi thùy có nhiều tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy lại có nhiều nang sữa.

Cụ thể, con đường của sữa mẹ trong bầu ngực sẽ xuất phát từ tiểu thùy > sữa tiếp tục đổ dồn vào thùy > chảy tới các xoang sữa ở dưới quầng vú > thoát ra ngoài nhờ rất nhiều ống dẫn sữa mở ra ở núm vú.

Nếu một ngày nào đó mẹ thấy trong sữa của mình có tia máu, mẹ hãy quan sát xem đầu ti của mình có bị nứt hay không? Nếu mọi thứ vẫn bình thường, mẹ hãy đi khám sớm vì đó rất có thể đó là dấu hiệu của viêm vú, xơ nang tuyến vú hoặc nhiều bệnh về vú nguy hiểm khác.

  • Tự nhiên mất sữa phải làm sao để có lại?
  • TOP 10 thực phẩm làm mát sữa mẹ

4. Ngực nhỏ đồng nghĩa với cơ chế tiết sữa mẹ kém

Mẹ nghĩ rằng: Ngực nhỏ đồng nghĩa với việc không có sữa. Vì thế nên trước khi kết hôn, các ông chồng luôn muốn vợ mình đẫy đà một chút để có sữa cho con bú.

Nhưng sự thật là: Kích thước bầu ngực được quyết định bởi mô mỡ, còn sữa được tiết ra từ mô tuyến vú. Ngoại trừ các khuyết tật bẩm sinh hoặc một số phẫu thuật tác động đến bầu ngực thì hầu hết các bà mẹ đều có số lượng mô tuyến vú giống nhau với khả năng tiết sữa như nhau. Nói cách khác, kích thước bầu ngực không hề liên quan đến cơ chế tiết sữa mẹ.

cơ chế tiết sữa mẹ
Ngực nhỏ – không lo thiếu sữa các mẹ nhé!

5. Cơ chế tiết sữa chỉ xảy ra khi mẹ cho em bé bú

Mẹ nghĩ rằng: Cơ chế tiết sữa chỉ hoạt động khi em bé bú mẹ. Những khoảng thời gian còn lại trong ngày, bầu ngực của mẹ sẽ được nghỉ ngơi.

Nhưng sự thật là: Cơ chế tiết sữa mẹ hoạt động ngày đêm không biết mệt mỏi để đảm bảo mẹ luôn sẵn sàng cho con bú. Với những mẹ có nhiều sữa, chẳng cần cho con bú mà sữa cũng đã rỉ ướt áo rồi.

Tuy nhiên, cơ chế này lại hoạt động phụ thuộc vào nhu cầu của em bé. Nếu mẹ ngừng cho con bú trong một thời gian hoặc đột ngột giảm cữ bú của con, nó sẽ lầm tưởng là em bé đã cai sữa và ngừng hoạt động. Khi đó, mẹ sẽ bị mất sữa tạm thời. Để mất sữa quá lâu sẽ dẫn đến mất sữa vĩnh viễn.

Nguồn: Mabio.vn

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Bé cần bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.

Để tránh tình trạng ít sữa, mất sữa sau sinh mẹ cần đảm bảo sự hoạt động ổn định của hoocmon Prolactin – Đây cũng chính là hoocmon quyết định số lượng và chất lượng sữa mẹ. Vậy làm sao để mẹ tăng được lượng hoocmon Prolactin trong cơ thể? VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO là giải pháp hoàn hảo cho mẹ.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

  • Mẹ sắp sinh có nên uống nước dừa? Lợi ích của nước…
  • Mẹ sau sinh có nên cho trẻ sinh non uống sữa công…
  • Mẹ sắp sinh có nên uống nước lá tía tô để giúp để…
  • 7 mẹo dân gian giúp sinh nhanh không đau mẹ nào cũng…
  • Tết chẳng còn lo vì đã có lợi sữa Mabio
Tư vấn miễn phí Lợi sữa Mabio

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

Δ

Từ khóa » Nguyên Lý Tiết Sữa Mẹ