Tắc Tia Sữa Và Những điều Nên Biết - Tin Tức Sự Kiện
Có thể bạn quan tâm
Tắc tia sữa là hiện tượng hệ thống ống tuyến sữa bị tắc do vậy sữa không chảy ra được. Hiện tượng này thường xảy ra ở các sản phụ trong những ngày đầu sau sinh và trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
TIN LIÊN QUANTắc tia sữa nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp người mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, dần dần người mẹ sẽ mất sữa, phải nuôi trẻ bằng sữa ngoài.
Cơ chế tiết sữa
Sữa được sản xuất ra từ các nang sữa, theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó trong lòng ống dẫn bị hẹp bít lại sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lý, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.
Nguyên nhân gây tắc tia sữa
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú, một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:
- Vừa mới sinh con: Một số mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa sau sinh. Bầu ngực chứa rất nhiều sữa nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho trẻ bú được.
- Sữa mẹ dư thừa: Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực do trẻ không bú hết hoặc mẹ không hút phần sữa thừa sau khi trẻ đã bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại đông kết, gây ra tắc nghẽn.
- Ngực chịu áp lực: Do mặc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu địu trẻ trước ngực đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, việc nằm sấp khi ngủ và tập luyện thể thao cũng gây ra tình trạng tương tự.
- Ít hút sữa ra ngoài: Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, cũng dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Lực hút của máy yếu không thể hút hết sữa ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến tắc tia sữa.
- Trẻ ngậm bắt vú mẹ không đúng: Khi trẻ ngậm vú mẹ không đúng cách, trẻ sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Do đó, sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.
- Mẹ không cho bú thường xuyên: Nếu không cho trẻ bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày sẽ gây tình trạng tắc tia sữa.
- Stress: Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa.
Dấu hiệu nhận biết tắc tia sữa
Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc tia sữa là bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần, đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít, vắt cũng không ra. Có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, sốt, đau tăng lên nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong. Khi sờ sẽ thấy có những khối tròn bề mặt gồ ghề, mật độ cứng với nhiều kích thước khác nhau, khi chạm vào rất đau.
Biến chứng
Tắc tia sữa nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng:
- Viêm tuyến vú.
- Áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú.
Các phương pháp điều trị tắc tia sữa
Khi bị tắc tia sữa, việc đầu tiên mà đa số các mẹ thường làm là tạm dừng cho con bú để ngăn chặn cơn đau. Tuy nhiên, điều này lại sai hoàn toàn. Cách chữa tắc tia sữa hiệu quả là hãy duy trì việc cho bé bú sữa mẹ. Cho trẻ bú mẹ thường xuyên sẽ giúp tình trạng này giảm đi rất nhiều hoặc cũng có thể sử dụng máy hút sữa nhằm thông tia sữa bị tắc.
Các phương pháp điều trị tắc tia sữa như:
Day ép bằng tay
Khi thấy dấu hiệu của tắc tia sữa, nên dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. "Day ép" chứ không phải là "xoa", bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết. Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 - 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.
Lưu ý :Khi thực hiện động tác này, bạn phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn, vì nếu thực hiện thô bạo sẽ rất đau đớn mà hiệu quả chưa chắc đã tốt hơn.
Chườm ấm
Dưới tác dụng của nước nóng (không quá nóng dẫn đến bỏng) sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra. Một số cách chườm ấm như: Cho nước nóng vào 1 bình, quấn xung quanh bằng 1 cái khăn lông mỏng vừa phải, áp vào mặt trong cánh tay thấy nóng vừa, tránh bỏng, bắt đầu lăn lên nơi bị tắc tia; dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên hoặc tắm bồn bằng nước ấm ngâm mình và toàn bộ ngực vào trong bồn nước ấm, vừa ngâm vừa massage ngực bị tắc.
Làm trống bầu vú: Bằng cách
- Thay đổi nhiều tư thế cho con bú: Mỗi tư thế bú của trẻ sẽ tác động lực hút mạnh nhất trên những tia sữa khác nhau. Vì vậy với trẻ bú mẹ trực tiếp, các mẹ có thể thay đổi nhiều tư thế bú. Một số mẹ chỉ cần thay đổi tư thế bú thôi là có thể làm thông tia sữa.
- Cho trẻ ngậm, bắt bú đúng: Cho trẻ bú bên ngực bị đau trước, nếu bầu vú không quá đau đớn, nên cho con bú ở ngực bị tắc tia sữa trước bởi lúc này con sẽ bú bằng lực mạnh nhất để hút sữa mẹ, nhờ đó giúp khai thông các tia sữa bị tắc.
- Vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa
Nếu áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng tắc tia sữa không đỡ, hoặc không thuyên giảm thì nên đến khám và điều trị tại cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và tư vấn, tránh để các biến chứng xảy ra.
Phòng ngừa tắc tia sữa
- Nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh.
- Cho bú đều 2 bên. Bú hết sữa ở vú bên này rồi chuyển sang vú bên kia. Trường hợp mẹ nhiều sữa mà trẻ bú không hết thì sau khi trẻ bú no phải hút sữa dư ra, tránh để ứ đọng.
- Sữa non rất đặc, dễ gây tắc nên trước và sau cho con bú nên day ép bầu vú nhẹ nhàng để tránh sữa đông kết.
- Giữ vệ sinh núm vú sạch sẽ sau khi cho con bú bằng cách lau rửa bằng nước đã đun sôi còn ấm.
- Sử dụng áo ngực hoặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, nếu được hãy áp dụng một số bài tập thiền hoặc yoga, luyện tập thể thao
- Cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan tránh stress.
Đỗ Hương
ad syt ad
Các tin khác- Thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
- Đình chỉ lưu hành, thu hồi 04 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng
- BVĐK Đông Anh xử trí cấp cứu kịp thời bệnh nhân chảy máu trong ổ bụng
- 35 năm hợp tác trong điều trị toàn diện cho trẻ em bị khe hở môi – vòm miệng
- Các địa phương tăng cường tuyên truyền việc triển khai tiêm chủng vắc xin uốn ván, bạch hầu
- Điểm thông tin y tế trên các báo ngày 25/11/2024
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Nguyên Lý Tiết Sữa Mẹ
-
Sữa Mẹ được "sản Xuất" Như Thế Nào? | Vinmec
-
Các Yếu Tố Giúp Tăng Tiết Sữa Mẹ | Vinmec
-
Giải Pháp Tăng Tiết Sữa Sau Sinh Cho Mẹ - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Tất Tần Tật Thông Tin Cần Tìm Hiểu Về Sữa Mẹ
-
5 HIỂU LẦM Về Cơ Chế Tiết Sữa Có Thể Mẹ Chưa Biết!
-
Cơ Chế Tiết Sữa - Sữa Mẹ được Tạo Ra Từ đâu? Mẹ ăn Bao Lâu Thì Tiết ...
-
Mẹ Cần Biết: Nguyên Nhân Không Có Sữa Cho Con Bú Là Do đâu
-
Các Yếu Tố Làm Giảm Tiết Sữa Mẹ - 5 Nguyên Nhân Hàng đầu
-
Sữa Mẹ được Hình Thành Như Thế Nào? - Hello Bacsi
-
Cơ Chế Tiết Sữa: Sữa Mẹ được Tạo Thành Như Thế Nào? - Nutrihome
-
Bài Giảng Sự Tiết Sữa Và Cho Trẻ Bú
-
Sữa Mẹ được Tạo Ra Như Thế Nào?
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CHO TRẺ BÚ SỮA MẸ
-
Cơ Chế Sản Xuất Sữa Mẹ: Theo Quy Luật Cung - Cầu