Cơ Chế Sản Xuất Sữa Mẹ: Theo Quy Luật Cung - Cầu

 

Bạn có biết là tuyến vú sản xuất sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu của bé? Hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu những điều bất ngờ về cơ chế sản xuất sữa mẹ. Trong những ngày đầu tiên sau sinh và vài tuần, vài tháng sau đó.

Cơ thể mẹ có khả năng sản xuất sữa để đáp ứng nhu cầu khác nhau của bé ở từng thời điểm trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. Hiểu được cơ chế hoạt động của quá trình sản xuất sữa mẹ. Điều gì xảy ra khi bé bú mẹ trực tiếp, và vì sao lượng sữa tăng lên khi trẻ lớn lên. Bạn có thể bắt đầu chuyến hành trình nuôi con bằng sữa mẹ thuận lợi hơn.

Ngày đầu tiên sau sinh: Mẹ tạo sữa ngay sau khi sinh con

Mẹ tạo sữa ngay sau khi sinh
                                   Mẹ tạo sữa ngay sau khi sinh

 

Bé đã sẵn sàng bú mẹ ngay khi vừa sinh ra. Khi bạn chủ động cho bé ngậm và mút ti một cách nhịp nhàng. Việc này giúp bạn ‘khởi động’ các tế bào sản xuất sữa và bắt đầu cơ chế sản xuất những giọt sữa đầu tiên. Hay còn gọi là sữa non. Hãy cố cho bé bú sữa non trong vài giờ đầu tiên sau khi sinh. Tốt nhất là ngay giờ đầu sau sinh nếu có thể. Ngay khi bé tỏ ra hứng thú với việc bú mẹ. Để giúp xây dựng một nền móng cho cơ chế sản xuất sữa dồi dào về sau.

Vài ngày đầu tiên sau sinh: Sữa mẹ về

Cơ chế sản xuất sữa mẹ
                                            Cơ chế sản xuất sữa mẹ

Trong giai đoạn sản xuất sữa mẹ này, cơ thể mẹ đang chờ mức hormone progesterone được sản xuất trong quá trình mang thai giảm xuống. Hormone này bắt đầu giảm ngay sau khi bạn sinh con. Và các hormone sản xuất sữa, bao gồm prolactin, insulin và hydrocortisone, bắt đầu tăng lên. Các loại hormone này sẽ đưa cơ thể mẹ vào chế độ sản xuất sữa. Khoảng hai đến ba ngày sau khi sinh, sữa sẽ “về”. Và có thể bạn sẽ bắt đầu cảm thấy ngực mình cứng và đầy hơn một cách rõ rệt.

Tháng đầu tiên sau sinh: Xây dựng hệ thống sản xuất sữa mẹ

Ở những tuần đầu tiên, cơ thể mẹ phản ứng với việc sữa được hút ra hoặc bú ra như một cách để biết cần phải sản xuất bao nhiêu sữa. Nồng độ prolactin tăng cao mỗi lần sữa được hút hoặc được bé bú. Quá trình này cũng giúp các thành phần sữa trưởng thành lên. Trong giai đoạn sản xuất sữa này, cơ thể bạn đang sản xuất “sữa chuyển tiếp” và lượng sữa dần tăng lên.

Xây dựng cơ chế sản xuất sữa mẹ
                                 Xây dựng cơ chế sản xuất sữa mẹ

Việc dành những tuần đầu tiên ở cùng bé là một yếu tố cực kỳ quan trọng để thiết lập một bộ máy sản xuất sữa tốt về lâu dài. Bé càng bú mẹ thường xuyên thì sữa ra càng nhiều, theo cơ chế cung-cầu. Mỗi khi tuyến sữa được làm trống, do bé bú hay hút sữa, thì tuyến vú sẽ tạo sữa mẹ mới.

Hãy nhớ rằng việc bé bú nhiều lần trong ngày là điều hoàn toàn bình thường.

Một số bé có thể cứ mỗi 45 phút lại bú, và điều này không có nghĩa là bé chưa bú đủ. Việc bé bú thường xuyên giúp bạn xây dựng cơ chế sản xuất sữa. Vì vậy, hãy cho bé bú theo nhu cầu của bé hơn là theo lịch của mẹ.

“Bạn rất có thể sẽ “cảm thấy” mình không có đủ sữa trong vài tuần đầu tiên. Vì bé đòi bú thường xuyên, nhưng điều này rất bình thường. Mọi người thường nghĩ rằng một em bé nhỏ xíu chỉ cần được bú sau mỗi vài giờ. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Việc bé đòi bú thường xuyên là điều rất bình thường.

Cũng đừng quên rằng bé bú mẹ để được mẹ dỗ dành, để được cảm nhận hơi ấm thân quen của mẹ. Việc bú mẹ khiến bé cảm thấy an tâm, hài lòng. Trong giai đoạn điều chỉnh để thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung người mẹ. Và đây cũng là cách tốt nhất để gắn kết hai mẹ con.

Bảo vệ cơ chế sản xuất sữa mẹ trong tháng đầu tiên

Nếu bạn cho con bú theo nhu cầu của bé và cho bé bú mỗi khi bé muốn bú, trong bao lâu tùy thích. Thì “nhà máy sữa” của mẹ sẽ cứ theo đó mà vận hành.

Một số mẹ cố gắng kéo dãn khoảng cách giữa các cữ bú để ngực có thời gian tạo thêm sữa. Nhưng đây không phải là điều tốt, vì nó có thể làm chậm việc tạo sữa mẹ.

Sữa mẹ dần ít đi là dấu hiệu điểu chỉnh lượng sữa
                       Sữa mẹ dần ít đi là dấu hiệu điểu chỉnh lượng sữa

Nếu không thể cho bé bú trực tiếp trong hai tuần đầu tiên. Bạn có thể hút sữa để xây dựng và duy trì nguồn sữa trong giai đoạn quan trọng này và về sau.

Việc cho bé bú thêm sữa công thức trong khi bé không có nhu cầu có thể thực sự làm giảm đi nguồn sữa mẹ?

Việc này khiến tuyến vú không nhận được thông điệp về nhu cầu phải tạo thêm sữa. Do lượng sữa không được bú hết. Cơ thể mẹ sẽ hiểu là con không cần sữa và sẽ giảm quá trình sản xuất sữa lại. Ngoài ra, khi bú sữa công thức bằng bình, bé ngủ lâu hơn. Và bé có thể bỏ qua cữ bú mẹ tiếp theo mà hẳn bé có thể bú mẹ nếu bé chỉ bú sữa mẹ trực tiếp.

Điều này đôi khi còn được gọi là một cái “bẫy bú dặm”. Sau 3 hoặc 4 ngày bạn cho bé bú dặm thêm sữa công thức và bé sẽ ít bú mẹ hơn. Ngực bạn sẽ nhận được thông điệp là quá trình ăn dặm đã bắt đầu. Để đáp lại, cơ thể mẹ giảm lượng sữa sản xuất hàng ngày. Kết quả là bé bị đói hơn khi bú sữa mẹ. Và bạn lại tiếp tục cho bé uống thêm một bình sữa công thức khác. Vòng luẩn quẩn đó cứ tiếp tục… Dẫn đến việc sữa mẹ ngày càng ít đi, còn bé được bú chủ yếu bằng sữa công thức.

Cơ chế sản xuất sữa mẹ sau 6 tuần

Sau tháng đầu tiên, nồng độ prolactin tăng cao sau khi bạn cho con bú sẽ bắt đầu hạ dần. Sữa của bạn đã trưởng thành và cơ thể bạn đã có thể sản xuất sữa cực kỳ hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu bú sữa mẹ của bé. Thật ra, ngực bạn bắt đầu làm việc như ở một chế độ “tự động lái”. Bạn cũng có thể nhận ra ngực bạn mềm hơn và không còn chảy sữa ở thời điểm này nữa.

Vào lúc này, các mẹ thường hay lo lắng về việc ‘hết sữa’, ‘ít sữa’. Nhưng thật ra việc ngưng chảy sữa là một dấu hiệu cho thấy cơ chế sản xuất sữa của bạn đã ổn định. Và cân bằng với nhu cầu bú mẹ của bé. Đáng ngạc nhiên hơn, dù bé lớn lên từng ngày. Nhưng bé chỉ bú một lượng sữa gần bằng nhau mỗi ngày. Vào lúc bé 6 tuần cũng như khi 6 tháng. Bạn có thể nhận ra rằng bé bú lâu hơn trong mỗi cữ bú, nhưng ít thường xuyên hơn. Mặt khác, sẽ có những ngày bé bú ít hơn bình thường . “Khẩu vị” của bé có thể thay đổi, cũng như người lớn vậy!

Sữa mẹ cung cấp cho bé

Từ lúc này trở đi, bạn chỉ sản xuất sữa theo cơ chế cung-cầu mà thôi.

Vậy nên bé càng bú nhiều (hoặc bạn càng hút sữa nhiều), thì bạn càng có nhiều sữa.

Nhưng cơ chế này hoạt động như thế nào? Điều này được cho là vì một chất có trong trong sữa mẹ gọi là FIL (chất ức chế phản hồi khi cho bú). Kiểm soát cơ chế sản xuất sữa của bạn. Ngực bạn càng chứa nhiều sữa thì càng có nhiều FIL . Do đó một bầu ngực đầy sữa sẽ sản xuất ra ít sữa hơn một bầu ngực gần như trống rỗng.

Lượng sữa cung cấp của bạn có bình thường không?

Dù các mẹ thường lo lắng về lượng sữa của mình hoặc làm thế nào để tăng lượng sữa. Nhưng khi bé khỏe mạnh và phát triển tốt thì rất hiếm khi có vấn đề mẹ ít sữa xảy ra.

Một mẹ chia sẻ: “Tôi đã rất lo lắng sợ con mình không bú đủ sữa vì bé chỉ bú trong một khoảng thời gian ngắn. Và một lần chỉ bú có một bên, dù tôi cố đút cho bé cả hai bên. Nhưng khi dùng máy hút sữa để hút sữa ra. Tôi rất ngạc nhiên và cảm thấy an tâm với lượng sữa mà mình sản xuất được. Tôi chỉ cần cho bé bú thường xuyên từng ít một”.

Hãy luôn nhớ rằng không phải mẹ nào cũng có phản ứng nhanh với máy hút sữa. Bạn có thể thử vắt sữa bằng tay. Và cảm nhận xem ngực bạn có chuyển từ trạng thái căng đầy sang cạn sữa hay không.

Nếu bạn vẫn còn lo lắng về việc sản xuất sữa của mình. Hãy đọc bài tư vấn của chúng tôi về việc làm thế nào để biết lượng sữa của bạn là quá ít hay quá nhiều.

Tham khảo bài viết :

  • Chăm sóc trẻ sơ sinh phần 1
  • Cách sử dụng máy hút sữa Silicon NatureBond  

Nguồn tham khảo:

Breast milk production: How supply and demand works

 

________________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang | Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube

Có liên quan

Từ khóa » Nguyên Lý Tiết Sữa Mẹ