5 Loại Bề Mặt Phủ Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến Nhất 2020 - FurniBuy

Bề mặt phủ gỗ công nghiệp là cụm từ có lẽ còn xa lạ đối với nhiều vị khách hàng. Tuy nhiên đây lại là điều cơ bản cần biết trước khi quý vị muốn mua đồ gỗ công nghiệp. Điều này giúp quý vị hiểu rõ tại sao cùng 1 hình ảnh kích thước, chất liệu gỗ mà đơn vị này bán giá rất rẻ, đơn vị khác lại chênh giá cao hơn. Nếu không hiểu rõ bề mặt phủ gỗ công nghiệp, quý vị rất dễ đánh giá nhầm về các món đồ nội thất gỗ công nghiệp.

Vậy, bề mặt phủ gỗ công nghiệp gồm những loại nào?

Bề mặt phủ lên các cốt gỗ ván ép gồm có 5 loại cơ bản sau đây. Mỗi loại có đặc tính riêng tạo nên sự khác biệt cũng chính là ưu điểm. Đồng thời có những hạn chế là nhược điểm. Dựa vào các ưu điểm nhược điểm đó, mà các đơn vị sản xuất nội thất đã ứng dụng nó vào các món đồ phù hợp nhất. Để các món đồ nội thất nhà bạn vừa bền lâu, lại giữa mãi vẻ đẹp cùng thời gian. Đó là: Melamine, Laminate, Acrylic, Veneer, Sơn phủ.

Cac loai be mat phu go cong nghiep pho bien

Các loại bề mặt phủ gỗ công nghiệp phổ biến

1. Bề mặt phủ Melamine lên cốt gỗ ép.

Melamine là loại bề mặt phủ được làm bằng nhựa. Melamine mỏng như một lớp giấy. Nếu lấy dao hoặc kéo khẽ cạo lên trên bề mặt bạn sẽ thấy cốt gỗ công nghiệp ngay. Nên với công nghệ trước đây, nhiều loại màu hoặc các lớp vân gỗ không thể in được lên lớp melamine vì nó quá mỏng. Chỉ có Laminate có độ dày tốt hơn thì mới có thể tạo lớp vân trang trí được. Tuy nhiên với công nghệ ngày càng hiện đại, lớp vân Laminate làm được thì melamine cũng hoàn toàn làm được.

Vì thế, hiện nay có những bộ sưu tập melamine và laminate đồng màu. Tức màu gì Lamiante có thì melamine cũng có. Các bộ sưu tập melamine và Laminate đồng màu rất phổ biến ở các nhà cung cấp nguyên liệu như An Cường, Minh Long…

Cau tao lop nhua gia go melamine trong cong nghiep

Cấu tạo lớp nhựa giả gỗ melamine công nghiệp

Bề mặt phủ gỗ công nghiệp melamine được cấu tạo 3 lớp:

  • Một lớp nền Kraf tiếp xúc với cốt gỗ;
  • Tiếp theo là 1 lớp vân trang trí như các loại vân vải, vân gỗ, vân đá, vân kim loại, màu trơn. Lên tới hơn 300 màu các loại.
  • Trên cùng là một lớp phủ bóng để giữ màu cho lớp vân trang trí.
Go van dam mfc gom loi dam go va lop melamine

Gỗ ván dăm MFC gồm lõi dăm và lớp melamine

3 lớp này của melamine có độ cực kỳ mỏng còn không được như tờ giấy. Độ mỏng của nó đo được khoảng 0,4 – 1zem (10zem=1mm). Nên giá loại bề mặt phủ melamine thường thấp nhất trong tất cả các loại dưới đây. Xem kỹ tại: Gỗ công nghiệp phủ melamine.

2. Bề mặt phủ Laminate lên cốt gỗ ép

Laminate là loại bề mặt phủ vẫn được làm bằng nhựa tổng hợp. Tuy nhiên Lamiante là phiên bản cao cấp hơn melamine với 7 – 9 lớp giấy nền Kraf. Nên độ dày gấp 8 – 10 lần so với melamine. Độ dày của lớp giấy này rơi vào khoảng 0,7 – 0,8mm thậm chí hơn 1 – 1,3mm tùy từng loại. Bạn tưởng tượng như 2 tấm bìa sổ giấy ghép lại.

Cau tao cac lop phu laminate trong go cong ngiep

Cấu tạo các lớp phủ laminate trong gỗ công nghiệp

Bề mặt phủ Laminate được cấu tạo:

  • 8 – 9 lớp giấy Kraf chồng lên nhau. Lớp này tiếp xúc với cốt gỗ;
  • Tiếp theo là 1 lớp vân trang trí với màu sắc đa dạng, phong phú với hàng trăm màu sắc giả vân gỗ, vải, đá, kim loại….
  • Trên cùng là một lớp phủ bóng để giữ màu cho lớp vân trang trí.
So sanh be mat phu melamine va laminate do day mong

So sánh bề mặt phủ melamine và laminate độ dày mỏng. Bên trái là độ dày Laminate không cần cốt gỗ. Bên phải là Melamine quá mỏng nên cần cốt gỗ hỗ trợ.

Với độ dày này của Laminate người ta thường lấy dao cạo thử mãi mới đến được phần cốt gỗ bên trong. So sánh giữa melamine và Laminate ta tưởng tượng như việc sử dụng giấy dán tường loại rẻ và giấy decal dán tường loại dày hơn ấy. Nó đều là lớp vân trang trí nhưng độ dày khác nhau, độ chịu xước, bảo vệ cốt gỗ cũng khác nhau. Xem kỹ hơn tại: Gỗ công nghiệp Laminate hoặc: So sánh melamine và Laminate. Thông thường bề mặt phủ gỗ công nghiệp Laminate sẽ có giá cao hơn.

3. Bề mặt phủ Acrylic lên cốt gỗ công nghiệp.

Acrylic là loại bề mặt phủ tráng gương mang tính thẩm mỹ rất cao. Thường các món đồ nội thất sử dụng acrylic giúp căn phòng sang trọng, đẳng cấp hơn rất nhiều. Nhưng đương nhiên giá tiền cho bề mặt phủ này sẽ đắt hơn rất nhiều hai loại trên. Vì thế nếu muốn đẹp mà lại tiết kiệm tiền thì đa số các đơn vị nội thất đều khuyên khách sử dụng acrylic cho các cánh tủ, các mặt diện bên ngoài. Còn phần hậu sau bên trong tủ dán melamine là hợp lý và tiết kiệm chi phí tối đa.

Go acrylic la gi uu diem ung dung cua crylic trong noi that

Gỗ Acrylic là gì ưu điểm ứng dụng của acrylic trong nội thất

  • Acrylic là loại nhựa tráng gương được chiết suất từ dầu mỏ và các hợp chất khác. Ở Việt Nam thường gọi chất liệu này là Mica. Khi ngắm nhìn các món đồ nội thất ta thấy như đang ngắm mình trong gương.
  • Với loại bề mặt phủ gỗ công nghiệp Acrylic sẽ có ưu điểm là sang, đẹp, bắt mắt, đẳng cấp, dễ dàng vệ sinh. Tuy nhiên, hạn chế của acrylic là rất dễ trầy xước và bám vân tay, nên nhiều chủ nhân không thích chọn acrylic làm bề mặt phủ gỗ công nghiệp.

Go con gnhgiep loi xanh gom nhung loai nao

Gỗ công nghiệp lõi xanh được phủ lớp bề mặt acrylic

Xem kỹ hơn với loại: Gỗ công nghiệp phủ Acrylic.

4. Bề mặt phủ Veneer lên cốt gỗ ép.

Veneer chính là lớp ván lạng hay gỗ lạng mỏng như tờ giấy từ các loại gỗ tự nhiên. Vì thế veneer chính là lớp gỗ tự nhiên cực mỏng. Do đó các lớp ván lạng veneer này có những ưu điểm hạn chế nhất định.

So sánh bề mặt phủ melamine và veneer

Ưu điểm của Veneer mang đến những đường vân gỗ tự nhiên cực chất, khiến bạn ngỡ ngàng. Vì khi các lớp veneer này mà phủ lên lớp gỗ, bạn làm sao mà thấy được cốt gỗ bên trong là gì. Nên đây là phép biến hóa gỗ công nghiệp thành tự nhiên rất thần kỳ. Nếu quan sát bằng mắt thường giữa chiếc tủ áo gỗ công nghiệp phủ veneer và tủ áo gỗ tự nhiên cực kỳ khó. Thậm chí bạn đứng trước tiếp trước hai tủ áo loại này bạn cũng rất khó khăn để phân biệt. Đó chính là ưu điểm lớn nhất của Veneer:

  • Tạo các lớp vân y hệt gỗ tự nhiên khiến nhiều người rất hay nhầm lẫn. Chỉ có những người trong nghề, làm nghề họ mới dễ dàng phân biệt được.
  • Khả năng chịu nước tốt, độ bong tróc không có.
  • Có khả năng dán được những tấm gỗ to hơn nên tính thẩm mỹ tốt hơn.
Lop go mong veneer dung trong san xuat do go cong nghiep

Lớp gỗ mỏng Veneer dùng trong sản xuất đồ gỗ công nghiệp

Tuy nhiên giá thành của những tấm dán Veneer thường cao nhất trong 3 loại đã kể ở trên. Nên các gia đình có điều kiện và yêu thích làm gỗ tự nhiên, quý vị có thể chọn dán bề mặt phủ gỗ công nghiệp là Veneer nhé. Xem kỹ hơn tại: Gỗ công nghiệp phủ Veneer.

Hiện An Cường đang cung cấp thêm cả loại bề mặt phủ eco veneer (tức Veneer nhân tạo).

Eco Veneer của An Cường là sản phẩm hỗn hợp gồm sợi cellulose gỗ kết hợp với nhựa. Lớp bề mặt là sợi cellulose gỗ, được hoàn thiện bởi lớp PU có hiệu ứng bề mặt như thật và độ chống trầy xước như Veneer tự nhiên thổi PU.

Be mat phu go cong nghiep eco veneer

Bề mặt phủ gỗ công nghiệp Eco veneer. Nguồn ảnh: An Cường

Đặc biệt, An Cường còn có sẵn loại Eco Veneer phủ lớp keo mặt sau chỉ cần bóc ra và dán trực tiếp lên bề mặt gỗ nhanh chóng tiện lợi. Đây là loại keo đặc biệt của Đức có độ bám dính cực kì cao và có thể chịu được nhiệt độ lên tới 80ºC. Eco veneer loại này đảm bảo độ bền, tính tiện lợi và nhanh chóng mà thẩm mỹ cực kỳ cao.

Eco veneer loại của An Cường ngoài khổ rộng 1250mm còn có hộp đóng sẵn 3m cực kỳ tiện lợi cho các nhu cầu thiết kế. Loại bề mặt phủ gỗ công nghiệp Eco Veneer cho phép khách tự dán lên gỗ dễ dàng. Thậm chí dán được cả những đường cong, uốn lượn đúng như tạo hình sản phẩm. Xem: Video hướng dẫn dán Eco Veneer của An Cường.

5. Bề mặt sơn phủ bệt hay sơn PU

Bên cạnh các loại bề mặt dán phủ lên cốt gỗ công nghiệp, hiện còn có những sản phẩm được sơn phủ trên bề mặt. Đặc biệt là các sản phẩm nội thất uốn lượn kiểu tân cổ điển một chút thì thường sử dụng công nghệ sơn. Vì nếu dán bằng 4 loại mặt phủ ở trên chỉ đơn giản và dễ dàng cho các tấm gỗ phẳng, to lớn. Còn nếu các chi tiết uốn lượn hay góc cạnh các lớp dán này dễ bị bung, khó dán, mất thẩm mỹ. (Trừ loại eco veneer dán sẵn vừa nhắc đến ở trên).

Để sơn được 1 sản phẩm nội thất đòi hỏi nhiều công đoạn hơn. Thông thường trước khi sơn phải xả nhám, mài nhẵn bề mặt sơn. Sau đó sơn lớp lót, lớp màu và lớp phủ bóng thường gọi là sơn 3 lớp. Nhưng có những đơn vị thực hiện nhiều lớp sơn hơn phụ thuộc vào loại sơn, chất lượng sơn tốt cho khách theo yêu cầu.

Be mat son phu len go cong nghiep

Bề mặt sơn phủ lên gỗ công nghiệp

Một sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp có bề mặt sơn phủ phải tùy thuộc vào loại sơn, cách pha trộn và kỹ thuật sơn. Tất cả sự dung hòa đó tạo nên một món đồ nội thất mang tính thẩm mỹ cao. Ngoài Bắc hầu như các sản phẩm sơn còn kém hơn, nên các sản phẩm đẹp thường nhập về từ Đài Loan, hoặc Sài Gòn chuyển ra. Như các dòng kệ tivi, bàn trà nhập khẩu có các họa tiết uốn lượn đẹp mắt hầu hết là nhập khẩu Đài Loan.

Ưu điểm của dòng sơn phủ bề mặt gỗ công nghiệp là tính thẩm mỹ rất cao, bền màu, chống nước tốt, vệ sinh dễ dàng. Tuy nhiên cũng rất dễ xước trong sử dụng hoặc vận chuyển. Cũng vì tính thẩm mỹ cao hơn nên thường giá của các món đồ được sơn phủ trên bề mặt gỗ thường rất cao.

Như vậy, Nội thất Furnibuy đã vừa giới thiệu cho quý vị 5 loại bề mặt phủ gỗ công nghiệp được dùng phổ biến nhất hiện nay. Các bề mặt phủ được xếp thứ hạng tăng dần về tính thẩm mỹ và giá thành. Chúc quý vị có được những thông tin hữu ích và cần thiết để có sự lựa chọn phù hợp.

Siêu thị nội thất Furnibuy – Đơn vị sản xuất thi công Nội thất gỗ công nghiệp Uy tín Hà Nội:

Nội thất Furnibuy là đơn vị sản xuất các đồ dùng Nội thất gỗ công nghiệp như: bàn kệ tivi, bàn ghế ăn, giường ngủ, tủ giày dép, bàn trang điểm… Ngoài ra Furnibuy còn trực tiếp thiết kế sản xuất tranh treo tường đẹp, hàng trăm mẫu ghế sofa đẹp có sẵn để lựa chọn.

Có rất nhiều mẫu ghế sofa có sẵn để lựa chọn tại FurniBuy

Hãy dạo quanh: Nôi thất hiện đại Furnibuy để tham khảo các đồ dùng nội thất kể trên trong từng danh mục. Tất cả đều được trực tiếp sản xuất tại Furnibuy không qua khâu trung gian. Đảm bảo cho quý khách hàng mua giá tận gốc, chất lượng bền đẹp uy tín!

Nội thất Furnibuy rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!

Từ khóa » Các Loại Bề Mặt Gỗ Công Nghiệp