Các Loại Bề Mặt Gỗ Công Nghiệp Cao Cấp, Bền Nhất Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Hôm nay đội ngũ KTS NaDu sẽ tổng hợp và làm rõ ưu điểm từng loại để quý khách có thể hình dung một cách tổng thể nhất, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp cho căn nhà của mình.
1. 5 loại bề mặt gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay
Có 5 lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp cao cấp nhất hiện nay là:
- Lớp phủ Melamine
- Lớp phủ sơn
- Lớp phủ veneer
- Lớp phủ Laminate
- Lớp phủ Arcylic
Các lớp phủ này đều có tác dụng tăng vẻ đẹp và tăng độ bền cho cốt gỗ. Giúp gỗ công nghiệp có vẻ ngoài sáng bóng, không bị thấm nước và ngăn chặn sự tấn công của mối mọt. Một số loại lớp phủ lại mang đến vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng cho người dùng.
2. Đặc điểm từng loại lớp phủ
2.1. Lớp phủ Melamine:
Melamine thực chất là một lớp giấy trang trí ( Decorative Paper) được phủ keo Melamine, có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 rem. Được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm (Okal) hoặc Ván mịn (MDF) bằng máy ép nhiệt.
Ưu điểm:
- Melamine có màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng.
- Không bị phai màu, biến màu, nứt hay thấm nước.
- Dễ dàng vệ sinh và lau chùi.
- Chịu được lửa (ở nhiệt độ nhất định).
- Giá thành của lớp phủ Melamine thường khá rẻ nên được ứng dụng rộng rãi tại các văn phòng, dùng làm bàn, tủ, hộc …
Nhược điểm:
- Hạn chế khả năng gia công, tạo các dáng như cong, uốn lượn…
- Tính năng chịu xước, chịu mài mòn kém hơn Laminate
- Phải được ép dán trực tiếp lên cốt gỗ thì mới có độ bám dính tốt.
2.2. Lớp phủ sơn
Các loại cốt gỗ công nghiệp như MDF hay Veneer sẽ được phủ một lớp sơn trực tiếp lên bề mặt.
Ưu điểm:
- Có nhiều sự lựa chọn do màu sơn rất đa dạng, phù hợp
- Giá thành rẻ hơn so với Acrylic và cho vẻ thẫm mỹ ngang ngửa với Acrylic
- Đem lại sự khác biệt về thẩm mỹ so với các loại lớp phủ khác.
- Phù hợp với mọi sản phẩm nội thất bởi chúng có thể sơn phủ lên các đường cong, chỉ phào,v.v...
- Có thể sơn phủ lại màu khác nếu muốn,
Nhược điểm:
- Sử dụng sơn không tốt thì lớp sơn nhanh xuống màu, khả năng bảo vệ cốt gỗ kém.
- Kỹ thuật không tốt sẽ nhanh bong tróc các lớp sơn, gây mất thẩm mỹ.
- Màu sơn trước sau không đồng nhất do khả năng pha chế hoặc sản phẩm trước bị phai màu theo thời gian. Vậy nên gây khó khăn trong việc bổ sung sản phẩm hoặc sửa chữa sau thời gian sử dụng.
2.3. Lớp phủ Veneer
Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Lớp phủ veneer được dùng để dán lên các cốt gỗ thông thường là MDF, cốt gỗ dăm, ván dán hoặc Finger. Sau khi dán xong lớp veneer lên cốt gỗ, các đội thợ sẽ tiến hành xẻ gỗ và sơn phủ PU.
Ưu điểm:
- Giữ được màu sắc, vân gỗ tự nhiên.
- Dễ dàng thi công.
- Chi phí thấp so với gỗ tự nhiên.
- Có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất.
Nhược điểm:
- Khả năng chống chịu nước kém, cốt gỗ có thể bị ngấm nước.
- Dễ bị sứt mẻ, rạn nứt khi gặp phải những va đập mạnh.
- Nên sử dụng ở những nơi quanh năm không tiếp xúc với nước, cố định và ít khi phải di chuyển.
- BỀ mặt dễ bị xước bởi chúng vốn dĩ là gỗ tự nhiên
2.4. Lớp phủ laminate
Bề mặt Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp, dày hơn Melamine rất nhiều, khoảng 0.5-1mm tùy từng loại (có thể phân biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate được ưa chuộng nhất thường có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm.
Ưu điểm:
- Màu sắc khá phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng.
- Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất, tủ bếp.
- Độ chịu lực cao, chịu chày xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.
Nhược điểm:
- Gía thành cao so với các loại gỗ công nghiệp khác.
- Lớp phủ laminate được dán trên các loại cốt gỗ như MDF hay gỗ ván dăm. Độ bền của chất liệu và các sản phẩm gỗ này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật dán và keo dán…
2.5. Lớp phủ Acrylic:
Acrylic là tên gọi của một loại vật liệu bề mặt với đặc trưng về độ sáng bóng và hiện đại. Acrylic (nhựa trong suốt), còn gọi là Acrylic glass (kính thủy tinh). Tại Việt Nam, Acrylic phổ biến với tên gọi là Mica.
Ưu điểm:
- Màu sắc vô cùng phong phú. Bóng đẹp, sang trọng, tính hiện đại cao.
- Tạo cảm giác sang trọng.
- Rất bền màu, không bị phai màu theo thời gian.
- Có khả năng uốn dẻo cao, chịu lực lớn.
- An toàn với môi trường, không độc hại mặc dù là gỗ công nghiệp.
Nhược điểm:
- Trong môi trường ẩm ướt kéo dài rất dễ bị hư hại.
- Máy móc để làm nội thất gỗ Acrylic cần hiện đại, công nghệ tiên tiến, độ chính xác cao.
- Bề mặt dễ xước, nên bố trí sử dụng vào vị trí an toàn.
- Arcylic không phù hợp với không gian phòng ngủ vì chúng dễ gây nhức mắt, cảm giác mệt mỏi khi thấy quá nhiều bóng gương trong phòng
Trong giới hạn bài viết, NaDu Design chỉ có thể giới thiệu qua đôi nét về các loại bề mặt gỗ công nghiệp thông dụng nhất hiện nay. Trước khi đưa ra quyết định lựa chọn, quý khách hãy liên hệ với NaDu Design theo số hotline 0904666138 để được tư vấn chuyên sâu hơn.
>>> Xem thêm bài viết:
- Gỗ verneer An Cường và cách phân biết gỗ verneer với gỗ tự nhiên
- Những mẫu tủ bếp gỗ công nghiệp An Cường đẹp
- Gỗ verneer óc chó là gì? Tổng hợp các mẫu nội thất gỗ verneer óc chó đẹp
Từ khóa » Các Loại Bề Mặt Gỗ Công Nghiệp
-
5 Loại Bề Mặt Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay - Nội Thất Tản Viên
-
Các Loại Bề Mặt Gỗ Công Nghiệp Thông Dụng - Nội Thất Đức Khang
-
5 Loại Bề Mặt Phủ Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến Nhất 2020 - FurniBuy
-
Top 5 Loại Bề Mặt Phủ Cốt Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Tổng Hợp Các Loại Bề Mặt Gỗ Công Nghiệp Thông Dụng Nhất Hiện Nay
-
Phân Biệt Các Loại Lớp Phủ Bề Mặt Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay
-
Các Loại Bề Mặt Gỗ Công Nghiệp Cao Có Trên Thị Trường Hiện Nay
-
4 Loại Bề Mặt Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến Nhất Hiện Nay - KitchenID
-
Các Loại Bề Mặt Phủ Lên Cốt Gỗ Công Nghiệp - Visun Home
-
Tìm Hiểu Các Loại Bề Mặt Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Gỗ Công Nghiệp Là Gì (Chi Tiết) MDF, MFC, HDF...trong Nội Thất
-
Tổng Hợp Về Gỗ Công Nghiệp Dùng Trong Nội Thất - INHO Interior
-
Các Loại Bề Mặt Hoàn Thiện Phủ Trên Nền Ván Gỗ Công Nghiệp