Các Loại Bề Mặt Gỗ Công Nghiệp Cao Có Trên Thị Trường Hiện Nay

Rate this post

Điểm danh các loại bề mặt gỗ công nghiệp cao cấp thông dụng nhất hiện nay: bề mặt Melamine, bề mặt Laminate, bề mặt Acrylic, bề mặt Veneer.

Ngày nay gỗ công nghiệp được ứng dụng rất phổ biến trong sản xuất nội thất. Bởi tính ứng dụng rộng rãi; chất lượng, tính thẩm mỹ không thua kém gì so với gỗ tự nhiên; giá thành lại rẻ. Tuy nhiên có nhiều người còn mơ hồ về đặc điểm kết cấu của loại gỗ này, nhất là bề mặt gỗ công nghiệp. Vậy có các loại bề mặt gỗ công nghiệp cao cấp nào?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay nhé!

>>> Tìm hiểu thêm các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến tại đây

Toggle
  • Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ công nghiệp
  • Tìm hiểu bề mặt phủ lõi gỗ công nghiệp có trên thị trường hiện nay
    • 1. Bề mặt Melamine
    • 2. Bề mặt Laminate
    • 3. Bề mặt Acrylic
    • 4. Bề mặt Veneer

Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ công nghiệp

Ở phần tin tức, chúng tôi cũng đã có rất nhiều bài viết nói về các loại cốt gỗ công nghiệp. Tuy nhiên để nội thất trở nên hoàn chỉnh, đảm bảo chất lượng tốt nhất thì mỗi thanh cốt gỗ công nghiệp người ta phủ lên chúng một trong những loại bề mặt sau:

  • Bề mặt phủ Melamine
  • Bề mặt phủ Laminate
  • Bề mặt phủ Acrylic
  • Bề mặt phủ Veneer

Mỗi loại có những ưu điểm nổi bật riêng. Để rõ hơn hãy đọc tiếp mục “Tìm hiểu các loại bề mặt gỗ công nghiệp”.

Tìm hiểu bề mặt phủ lõi gỗ công nghiệp có trên thị trường hiện nay

1. Bề mặt Melamine

Bề mặt Melamine hay còn gọi MFC – Melamine Face Chipboard. Có độ dày khoảng 0,04 -0,1mm được phủ lên cốt gỗ ván dăm (Okal) hoặc ván mịn(MDF). Sau khi hoàn thành thì độ dày gỗ công nghiệp Melamine thường là 18mm và 25mm. Kích thước các tấm gỗ này thường là: 1220 x 2440 hoặc 1830 x 2440mm.

Bề mặt Melamine lõi công nghiệp mfc
Bề mặt Melamine lõi công nghiệp MFC

Ưu điểm của loại bề mặt phủ lên cốt gỗ này là nhiều màu sắc, sáng màu. Được ứng dụng rộng rãi trong mọi không gian. Hiện tại bề mặt gỗ Melamine(MFC) có hơn 100 mẫu màu khác nhau.

Ưu điểm tiếp theo là khả năng chống cong vênh, chống mối mọt, đảm bảo chất lượng bền bỉ theo thời gian.

Nhược điểm của bề mặt gỗ công nghiệp MFC là chịu ẩm, chống nước kém.

>>> Xem thêm Cửa gỗ công nghiệp loại nào chịu nước chống mọt tốt

2. Bề mặt Laminate

Trong các loại bề mặt gỗ công nghiệp cao cấp, chúng ta không thể không nhắc tới Laminate. Bề mặt phủ lên cốt gỗ Laminate cũng là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, tuy nhiên có độ dày hơn nhiều.

Bề mặt phủ Laminate
Bề mặt phủ Laminate

Độ dầy của laminate là 0,5 – 1mm tùy thuộc vào từng loại. Nhờ vào đặc điểm này chúng ta có thể dễ dàng phân biệt 2 loại bề mặt này.

Như Melamine, Laminate được sử dụng chủ yếu phủ lên cốt gỗ ván dăm, hoặc ván mịn.

Ưu điểm của loại bề mặt này là: có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming. Sản phẩm thường được sử dụng làm bàn giám đốc, tủ tài liệu, làm các vách ngăn. Ngoài ra Laminate còn có khả năng chịu lực cao, chống xước, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.

3. Bề mặt Acrylic

Bề mặt phủ lên cốt Acrylic hay gọi là Hi Gloss Acrylic chỉ một nhóm nguyên liệu nhựa dẻo được tạo từ hợp chất axit acrylic hoặc axit metacrylic.

Bề mặt phủ Acrylic gỗ công nghiệp
Bề mặt phủ Acrylic gỗ công nghiệp

Ở Việt Nam bề mặt này còn được gọi là Mica hay gỗ bóng gương. Bởi sản phẩm có bề mặt bóng đều, óng ánh tự nhiên.

Màu sắc của bề mặt Acrylic phong phú với nhiều màu sắc. Hơn nữa kích thước cũng đa dạng, có loại dài lên tới 2,8m. Điều này thuận lợi khi sản xuất các đồ nội thất gỗ công nghiệp quá khổ.

Các loại bề mặt gỗ công nghiệp Acrylic
Các loại bề mặt gỗ công nghiệp Acrylic

Ưu điểm tiếp theo của Acrylic là có tính dẻo, không bay màu. Dễ gây ấn tượng với người nhìn bởi độ bóng sang trọng.

Bên cạnh đó Acrylic có khả năng chịu nhiệt độ cao, chịu lực mạnh. Sản phẩm này còn được các nhà sản xuất ưa chuộng bởi dễ gia công, bền đẹp. Họ có thể dễ dàng tạo nên những sản phẩm cầu kỳ, có tính thẩm mỹ cao.

Gỗ công nghiệp phủ bề mặt Acrylic được ứng dụng chủ yếu sản xuất: Kệ tivi, tủ bếp, tủ quần áo, thiết kế nội thất văn phòng.

4. Bề mặt Veneer

Chúng ta có thể hiểu đơn giản bề mặt Veneer là gỗ tự nhiên, tuy được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên. Bề mặt gỗ Veneer chỉ dày 0,3 – 0,6mm. Đối với cây gỗ dày khoảng 300mm, rộng 200mm, dài 2500mm thì lạng ra khoảng 1500-3000m2 gỗ veneer.

Mẫu bề mặt phủ Verneer gỗ công nghiệp
Mẫu bề mặt phủ Verneer gỗ công nghiệp

Sau khi được lạng, sấy phơi khô, gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như: cốt gỗ MFC, cốt gỗ MDF, gỗ ghép thanh…

Mẫu gỗ tự nhiên ghép thanh
Mẫu gỗ tự nhiên ghép thanh

Ưu điểm của loại  bề mặt này: chống cong vênh, chống mối mọt, có bề mặt sáng bóng. Do bề mặt được lạng từ gỗ tự nhiên nên càng sử dụng càng bóng đẹp như mới.

Bề mặt Veneer phủ lõi gỗ công nghiệp
Bề mặt Veneer phủ lõi gỗ công nghiệp

Ưu điểm tiếp theo của bề mặt gỗ Veneer là dễ thi công, chi phí thấp hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Nhưng chất lượng, vẻ đẹp không hề thua kém gì so với gỗ tự nhiên.

Trong giới hạn bài viết, Mộc Minh Đức chỉ có thể giới thiệu qua đôi nét về các loại bề mặt gỗ công nghiệp thông dụng nhất hiện nay. Nếu như bạn muốn được tư vấn chi tiết hơn, nên lựa chọn loại bề mặt nào phù hợp cho nhu cầu gia đình bạn. Hãy liên hệ Mộc Minh Đức qua số hotline: 091.336.0056  / 0931.921.921.

Từ khóa » Các Loại Bề Mặt Gỗ Công Nghiệp