5 Loại Củ Khi đã Mọc Mầm Tuyệt đối Không Nên ăn, Hãy Cẩn Thận Kẻo ...
Có thể bạn quan tâm
Một số loại củ khi đã mọc mầm, giá trị dinh dưỡng của chúng giảm đi rất nhiều, hơn nữa còn có thể sinh ra nhiều chất độc hại nếu ăn phải có thể gây biến chứng nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết xem 5 loại củ khi đã mọc mầm tuyệt đối không nên ăn này là gì để loại bỏ ngay khỏi căn bếp của mình, phòng tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe cả gia đình nhé!
Nội dung chính- 1. Củ khoai tây
- 2. Nhóm củ: Hành, gừng, tỏi
- 3. Các loại củ nhóm khoai: Khoai lang, khoai môn
- 4. Củ lạc (đậu phộng)
- 5. Củ sắn (khoai mì)
1. Củ khoai tây
Khoai tây có lẽ là loại thực phẩm quen thuộc trong hầu hết các gia đình. Khoai tây nấu được đa dạng nhiều món ăn, từ xào, luộc đến nấu canh…
Tuy nhiên, khoai tây cũng nằm trong danh sách nhóm thực phẩm có chất độc, do chúng có chứa solanin. Bình thường, hàm lượng solanin trong khoai tây rất thấp, không đủ để gây nguy hiểm. Tuy nhiên khi củ khoai tây đã mọc mầm, chất solanin tăng đột biến và kể cả có chế biến với nhiệt độ cao cũng không thể loại bỏ được.
Khi củ khoai tây đã mọc mầm, phần biểu bì màu xanh trên có là nơi có chứa nhiều solanin nhất. Chỉ cần ăn khoảng 50g khoai tây, tương đương với 200mg solanin là cơ thể sẽ có phản ứng ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, mầm từ củ khoai tây lúc này cũng chứa một loại chất độc là alkaloid. Chúng khiến cơ thể con người nóng, ngứa dạng bỏng rát, nặng hơn là nôn mửa và tiêu chảy. Với những người có thể trạng yếu thậm chí còn bị hôn mê và có nguy cơ gây tử vong rất nguy hiểm.
Hãy thẳng tay loại bỏ những củ khoai tây đã mọc mầm nhé!
2. Nhóm củ: Hành, gừng, tỏi
Đây là các loại củ thuộc nhóm gia vị, được sử dụng hàng ngày để tăng thêm hương vị đậm đà cho món ăn và rất tốt cho sức khỏe. Hành, gừng, tỏi khi mọc mầm không tạo ra độc tố mạnh như củ khoai tây, thậm chí có thể ăn được cả phần mầm của những loại củ này. Nhưng khi chúng đã mọc mầm thì lại làm giảm giá trị dinh dưỡng và mùi vị của củ gốc do những mầm non mới nhú đã hấp thụ hết các dưỡng chất rồi.
Thường thì củ hành, gừng, tỏi để quá lâu mới dẫn đến tình trạng mọc mầm. Lúc này thân củ cũng đã khô và teo đi đáng kể. Nếu đã lỡ để chúng lên mầm, bạn có thể tiếp tục chăm bón cho chúng lớn hơn một chút và ăn mầm, sẽ có nhiều dưỡng chất hơn.
Với riêng củ gừng, bạn tuyệt đối không nên ăn khi gừng đã dập nát, thối hỏng một phần. Do lúc này thân củ đã tạo ra chất safrole rất độc từ phần dập nát. Chất này phá hủy tế bào gan, gây tình trạng ung thư gan. Rất nguy hiểm!
3. Các loại củ nhóm khoai: Khoai lang, khoai môn
Cũng giống như các nhóm củ hành, gừng, tỏi, khi củ khoai mọc mầm, dưỡng chất lúc này đã gom lại để nuôi mầm nên ở phần củ hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng, hoặc có rất ít. Mùi vị củ lúc này cũng nhạt, kém tươi ngon.
Ngoài ra, khoai lang mọc mầm rất dễ bị nấm mốc. Khi trên thân củ xuất hiện các đốm màu đen thì tốt nhất không nên sử dụng nữa, để tránh hiện tượng phản ứng với một số người thể trạng yếu như đau bụng, chóng mặt…
4. Củ lạc (đậu phộng)
Củ lạc (ở miền Nam còn gọi là đậu phộng) khi mọc mầm sẽ sinh ra một loại độc tố có tên aflatoxin rất khó phá hủy, ngay cả khi bạn chế biến với nhiệt độ cao. Đây là loại độc tố có thể gây ung thư gan.
Ngoài ra, khi đã mọc mầm hạt lạc cũng không còn nguyên giá trị dinh dưỡng mà chất lượng giảm đi đáng kể. Hãy loại bỏ chúng ra khỏi căn bếp của mình ngay nhé!
5. Củ sắn (khoai mì)
Thêm một loại củ nữa vào danh sách chuyển hướng sang cực độc khi mọc mầm, đó chính là củ sắn. Chất alkaloid solanine có trong những củ sắn mọc mầm sẽ khiến người ăn gặp phải những triệu chứng như nôn, tức ngực, tiêu chảy. Với những người thể trạng yếu thậm chí còn nguy hiểm hơn.
Khi luộc sắn (khoai mì), tốt nhất bạn nên chọn những củ còn tươi, bóc vỏ và cắt bỏ hai phần đầu của củ nhé.
Trên đây là 6 loại củ khuyến cáo các bạn không nên ăn khi chúng đã mọc mầm. Một số loại sinh ra chất độc, một số loại giảm đi hương vị và giá trị dinh dưỡng. Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài biết. Chia sẻ cùng BlogAnChoi những thông tin hữu ích hơn nữa nhé!
Một số bài viết cùng chủ đề có thể bạn quan tâm:
- 5 sai lầm khi ăn gừng có thể biến “thuốc bổ” trở thành “thuốc độc” – Bạn có đang mắc phải không?
- 5 lợi ích của khoai tây đối với sức khỏe khiến bạn phải bất ngờ
- Cách làm bánh khoai tây nhân phô mai mềm thơm, béo ngậy
- 8 thực phẩm được ví như thuốc kháng sinh tự nhiên, bạn nên ăn thường xuyên cho cơ thể khỏe mạnh
- Nguy hiểm khi ăn trứng sai cách và những điều cần biết để tránh mang thêm bệnh vào người
- Các biện pháp xử trí ngộ độc thực phẩm
7 lợi ích của hạt mè cho sức khỏe và sắc đẹp của bạn
Hạt mè dù có kích thước nhỏ bé, nhưng vẫn luôn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao cho người dùng đặc biệt là sức khỏe con người. Nhưng, bạn đã biết hết về lợi ích của các hạt mè chưa. Hãy cùng khám phá ngay top 7 lợi ích của hạt mè cho sức khỏe và sắc ...Từ khóa » Củ Khoai Mỡ Mọc Mầm Có ăn được Không
-
Khoai Lang Mọc Mầm Có ăn được Không? Lí Do & Cách Bảo Quản
-
Khoai Mỡ, Khoai Tím Mọc Mầm Có Ăn Được Không?
-
Khoai Mỡ Mọc Mầm Có ăn được Không
-
Một Số Thực Phẩm Này Sau Khi Nảy Mầm ăn Sẽ Bổ Dưỡng Hơn
-
Khoai Lang Mọc Mầm Có ăn được Không? Ăn Vào Có độc Không?
-
Khoai Lang Mọc Mầm Có ăn được Không? Có Hại Cho Sức Khỏe Không?
-
Khoai Lang Mọc Mầm Có ăn được Không? - Elipsport
-
Thực Hư ăn Khoai Lang Mọc Mầm Có Hại Cho Sức Khoẻ - Báo Lao Động
-
GIẢI ĐÁP: Khoai Lang Mọc Mầm Có ăn được Không? Có Gây độc Cho ...
-
[Top Bình Chọn] - Khoai Mọc Mầm Có ăn được Không
-
Thực Hư Ăn Khoai Lang Mọc Mầm Nguy Hiểm đến Sức Khỏe?
-
Khoai Lang Mọc Mầm Có ăn được Không Và Cách Bảo Quản!
-
Khoai Lang Mọc Mầm Có ăn được Không? Cách Xử Lý ... - Dứa Vàng