Khoai Lang Mọc Mầm Có ăn được Không? Cách Xử Lý ... - Dứa Vàng
Có thể bạn quan tâm
Trong dân gian và theo nghiên cứu hiện đại thì khoai lang được xem như một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc trong đời sống hiện nay và nó có thể dễ dàng chế biến thành những món ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng vô cùng cao. Tuy nhiên, nếu bạn để khoai lang quá lâu, dù là trong môi trường bình thường thì sẽ có hiện tượng khoai lang mọc mầm khiến thực phẩm bị biến chất. Thực chất, khoai lang mọc mầm khiến giá trị dinh dưỡng không còn nhiều và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu chi tiết để xem khoai lang mọc mầm có ăn được không và cách xử lý khoai lang mọc mầm trong bài viết sau nhé.
Mục Lục
- 1 Khoai lang mọc mầm có ăn được không ?
- 1.1 Khoai lang mọc mầm có độc không, có ảnh hưởng đến sức khỏe không
- 1.2 Cách xử lý khoai lang mọc mầm trước khi ăn
- 2 Cách chống ngộ độc khoai lang mọc mầm
- 2.1 Không nên tích trữ cũng như để khoai lang lâu
- 2.2 Bảo quản khoai ở môi trường phù hợp
- 3 Mẹo chọn khoai và chế biến, bảo quản khoai lang tươi
- 3.1 Cách chọn khoai lang ngon
- 3.2 Cách bảo quản khoai lang
- 3.3 Cách chế biến khoai lang ngon
Khoai lang mọc mầm có ăn được không ?
Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và đặt câu hỏi vì khoai lang hay khoai tây mọc mầm là hiện tượng không lạ. Nếu bạn để khoai lâu trong bất cứ môi trường nào, đặc biệt là môi trường ẩm thấp thì khoai lang cực kì dễ mọc mầm. Thực chất, khoai lang mọc mầm không làm sản sinh ra độc tố nên bạn hoàn toàn có thể chế biến bình thường. Nhưng cách xử lý khoai lang mọc mầm thường được sử dụng là dùng dao và gọt thật sạch những chỗ bị mọc mầm trên củ khoai rồi sau đó ngâm vào nước muối để làm sạch.
Nhưng theo những chuyên gia về dinh dưỡng thì khoai tây hay khoai lang mọc mầm thì đã không còn nhiều giá trị vitamin và khoáng chất như lúc ban đầu. Ngoài ra, mùi vị cũng bị thay đổi theo và không còn hấp dẫn như trước nữa.
*Lưu ý: Để trả lời cho câu hỏi “khoai lang nảy mầm có ăn được không” thì câu trả lời là không nền ăn. Tuy khoai lang mọc mầm vẫn có thể ăn được vì nó không có độc, tuy nhiên nếu củ khoai đã có những vết màu nâu hoặc đen thì đây là những vết mốc và khi đó chúng ta không nên ăn nữa.
Khoai lang mọc mầm có ăn được không? chúng ta có nên ăn khoai lang mọc mầm không?
>>> Xem thêm: Ăn khoai lang có tác dụng gì
Khoai lang mọc mầm có độc không, có ảnh hưởng đến sức khỏe không
Như đã nói ở trên thì khoai lang mọc mầm không có độc tố nhưng đổi lại nó rất dễ bị nấm, mốc xâm nhập. Khi nấm, mốc xâm nhập và sinh sản trên những củ khoai lang hay khoai tây mọc mầm thì sẽ khiến những củ khoai xuất hiện những chấm màu đen hoặc màu nâu.
Trước khi định xử lý, chế biến khoai thì chúng ta cần quan sát thật kỹ trên thân củ khoai xem có những chấm màu đen hay nâu không, nếu có thì củ khoai đó có thể có độc tố do nấm, mốc đã sản sinh ra. Nếu vẫn cố tình ăn thì sẽ rất có thể bị nôn mửa, chóng mặt, hoa mắt, đau bụng, trúng thực (ngộ độc thức ăn),… Chính vì lý do này, những người có tiền sử các bệnh về đường tiêu hóa hay những người có hệ tiêu hóa yếu như trẻ nhỏ hay người già thì không nên ăn khoai lang mọc mầm
*Lưu ý: Dù khoai không mọc mầm cũng có thể bị nấm mốc và khoai mọc mầm cũng có thể không bị nấm mốc nên chúng ta cần quan sát thật kĩ trước khi chế biến nhé.
Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Khoai lang mọc mầm có độc không, khoai lang mọc mầm nhỏ có ăn được không?
Cách xử lý khoai lang mọc mầm trước khi ăn
Nếu bạn muốn tận dụng những củ khoai lang đã mọc mầm thì trước khi chế biến bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Trước khi chế biến hãy dùng dao để cắt hoặc khoét bỏ hết những mầm của củ khoai đã mọc lên
- Gọt vỏ, rửa sạch
- Hòa muối vào trong chậu nước rồi ngâm củ khoai vào đó tối thiểu 30 phút trước khi chế biến.
*Lưu ý: Việc ngâm khoai vào nước muối sẽ giúp rất nhiều chất không có lợi tan ra trong nước, hạn chế tối đa nguy cơ chúng có thể gây hại cho người sử dụng.
Cách chống ngộ độc khoai lang mọc mầm
Để khoai lang không bị mọc mầm cũng như hạn chế nhất việc ngộ độc nếu ăn khoai lang mọc mầm thì bạn cần thực hiện tối thiểu những việc sau:.
Không nên tích trữ cũng như để khoai lang lâu
Thông thường, người Việt Nam có thói quen đi chợ mua nhiều thực phẩm để tích trữ giúp tiện sử dụng hơn. Ngoài ra còn giúp tiết kiệm thời gian mua sắm. Tuy nhiên, nếu bạn tích trữ khoai lang lâu sẽ xảy ra hiện tượng mọc mầm, nấm mốc khiến lãng phí hơn.
Nếu khoai lang mới bắt đầu mọc mầm thì bạn nên sử dụng ngay chứ không nên bảo quản lâu hơn. Bạn nên mua khoai lang số lượng vừa phải, đủ ăn trong vài ngày để khoai không bị úng, bị hà, bị nấm mốc, mọc mầm,…
Bảo quản khoai ở môi trường phù hợp
Khoai lang là loại củ bạn không nên sử dụng tủ lạnh để bảo quản bởi nhiệt độ thấp sẽ khiến khoai lang dễ mọc mầm hơn, ngoài ra còn khiến mất mùi vị và khiến khoai bị héo nhanh hơn.
Bạn nên bảo quản khoai lang ở nơi thoát mát, không có vi khuẩn ẩm mốc xung quanh và tránh bọc khoai quá kín. Nếu khoai lang được bảo quản ở môi trường tốt thì nó có thể sử dụng lên tới 10 ngày mà vẫn giữ được trạng thái như ban đầu.
*Lưu ý: Để tránh ngộ độc khoai lang bị mọc mầm thì tốt nhất bạn không nên sử dụng thực phẩm này.
Mẹo chọn khoai và chế biến, bảo quản khoai lang tươi
Cách chọn khoai lang ngon
Những củ khoai bạn nên chọn nên là củ khoai tươi, cứng và không bị nứt hay dập. Củ khoai ngon là những củ khoai có kích thước vừa phải vì những củ nhỏ thì chưa đủ lớn còn những củ to lại nhiều xơ khiến chế biến thành sản phẩm sẽ không ngon.
Khoai lang lên mầm có ăn được không? Nên chọn những củ khoai lang to vừa phải để có được chất lượng tốt nhất (Ảnh: Internet)
Cách bảo quản khoai lang
Để khoai lang ở nơi khô thoáng, không bọc kín và tuyệt đối không để trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp sẽ khiến khoai héo nhanh hơn
Cách chế biến khoai lang ngon
Khoai lang có rất nhiều cách chế biến khác nhau, nhưng để khoai được ngon và nhiều giá trị dinh dưỡng thì chỉ nên luộc, nấu lên hoặc nướng. Bạn nên hạn chế ăn khoai lang chiên, rán hoặc xào vì khi tiếp xúc với dầu mỡ thì tinh bột trong khoai lang có thể bị biến tính gây khó tiêu và đầy hơi. Còn nếu ăn khoai lang sống sẽ rất dễ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa.
Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Nên chế biến khoai thế nào để có được dinh dưỡng tốt nhất (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Tổng hợp các món ăn ngon 72 món Việt Nam đơn giản cho mọi gia đìnhTạm kết
Hy vọng với những thông tin trên, dứa vàng có thể giúp quý độc giả tự trả lời được câu hỏi khoai lang mọc mầm có ăn được không cũng như cách xử lý khoai lang mọc mầm trước khi ăn. Dù cho khoai lang mọc mầm không có độc tố nhưng giá trị dinh dưỡng vốn có của nó đã bị thay đổi. Chính vì thế, bạn không nên ăn khoai lang mọc mầm, chỉ nên sử dụng các thực phẩm tươi để giữ an toàn cho sức khỏe và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Ashley Nguyen – Duavang.net
5 / 5 ( 2 bình chọn )Từ khóa » Củ Khoai Mỡ Mọc Mầm Có ăn được Không
-
Khoai Lang Mọc Mầm Có ăn được Không? Lí Do & Cách Bảo Quản
-
Khoai Mỡ, Khoai Tím Mọc Mầm Có Ăn Được Không?
-
Khoai Mỡ Mọc Mầm Có ăn được Không
-
Một Số Thực Phẩm Này Sau Khi Nảy Mầm ăn Sẽ Bổ Dưỡng Hơn
-
5 Loại Củ Khi đã Mọc Mầm Tuyệt đối Không Nên ăn, Hãy Cẩn Thận Kẻo ...
-
Khoai Lang Mọc Mầm Có ăn được Không? Ăn Vào Có độc Không?
-
Khoai Lang Mọc Mầm Có ăn được Không? Có Hại Cho Sức Khỏe Không?
-
Khoai Lang Mọc Mầm Có ăn được Không? - Elipsport
-
Thực Hư ăn Khoai Lang Mọc Mầm Có Hại Cho Sức Khoẻ - Báo Lao Động
-
GIẢI ĐÁP: Khoai Lang Mọc Mầm Có ăn được Không? Có Gây độc Cho ...
-
[Top Bình Chọn] - Khoai Mọc Mầm Có ăn được Không
-
Thực Hư Ăn Khoai Lang Mọc Mầm Nguy Hiểm đến Sức Khỏe?
-
Khoai Lang Mọc Mầm Có ăn được Không Và Cách Bảo Quản!