Thực Hư Ăn Khoai Lang Mọc Mầm Nguy Hiểm đến Sức Khỏe?

Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc ăn khoai lang mọc mầm. Liệu khoai lang mọc mầm có ăn được không? Ăn vào có gây ngộ độc như lời đồn không? Nghe chuyên gia dinh dưỡng giải đáp nhé.

Nội dung

  • 1 Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
  • 2 Cách xử lý khoai lang mọc mầm
  • 3 Cách bảo quản khoai lang

Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

Khoai lang nếu bảo quản trong môi trường ẩm ướt thì sau một thời gian chúng sẽ bị mọc mầm. Nhiều người vì tiếc nên vẫn chế biến và ăn bình thường. Vậy liệu  khoai lang mọc mầm có ăn được không? Cần lưu ý gì khi ăn chúng? Theo chuyên gia dinh dưỡng, khoai lang mọc mầm vẫn có thể ăn được nhưng khuyến cáo không nên ăn.

khoai lang mọc mầm có ăn được không

Khi khoai lang mọc mầm, chất dinh dưỡng trong khoai sẽ không còn nguyên vẹn, mùi vị cũng thay đổi nên chúng không còn ngon và hấp dẫn. Củ khoai bắt đầu nhăn nheo và teo lại, nó tạo ra chất ketone – một chất có tác dụng nuôi dưỡng mầm cây nhưng có thể gây hại cho sức khỏe. Về cơ bản, chất độc này nó chỉ nằm ở phần mầm còn trong thịt của khoai không bị ảnh hưởng mà nó chỉ bị mất đi dinh dưỡng. Nếu muốn sử dụng, bạn hãy gọt sạch vỏ, khoét sâu vào các mầm để bỏ đi rồi ngâm khoai vào nước muối loãng 20 phút mới đem chế biến.

khoai lang mọc mầm

Khoai lang mọc mầm không độc nhưng có thể chứa các loại nấm mốc, nhất là những củ mà vỏ xuất hiện chấm đen hay nâu. Những người có hệ tiêu hóa kém như người già, trẻ nhỏ ăn vào sẽ dễ bị đầy bụng, nôn mửa…

Khoai lang mọc mầm để lâu thường đi kèm hiện tượng bị sùng, hà… ăn vào bị đắng. Hiện tượng này là do khoai tiết ra độc tố có tên là Terpenes chống lại côn trùng.

Cách xử lý khoai lang mọc mầm

Trong trường hợp khoai để lâu không dùng hết khiến nó mọc mầm, bạn chớ vội vứt đi, hãy biến chúng thành những cây bonsai ấn tượng để trang trí cho căn phòng. Một củ khoai lang với chồi mầm xanh mắt đặt bàn làm việc vừa thanh lọc không khí lại giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Nhìn những chồi xanh lớn lên từng ngày cũng thật tuyệt phải không. Khi mầm cây phát triển quá dài, bạn có thể đem củ khoai trồng ra đất rồi vắt ngọn khoai cho leo giàn, vừa mát nhà lại có rau ăn nhé.

Bước 1: Rửa củ khoai cho sạch lớp đất cát bám bên ngoài

Bước 2: Cho nước sạch vào cốc thủy tinh, không cho đầy mà cho nước cách miệng một đoạn

trồng khoai lang mọc mầm

Bước 3: Đặt củ khoai vào cốc nước, phần cuống khoai cho lên trên còn phần đuôi ngập trong nước khoảng 3cm. Nếu cốc to hơn củ khoai, bạn hãy dùng tăm nhọn cắm vào củ, tạo thành những cái chân rồi đặt vào trong cốc nước nhé.

Bước 4: Mang củ khoai bên cạnh cửa sổ có ánh nắng. Thay nước 2-3 ngày một lần hoặc khi thấy nước đục. Khoảng 3 ngày, củ khoai bắt đầu ra rễ trắng và nhú những mầm tím phía trên

Bước 5: Tiếp thêm nước liên tục hoặc dùng bình xịt tưới nước để giữ mầm luôn xanh tươi

Bước 6: Vẽ trang trí lên củ khoai thêm sinh động và đặt trang trí nơi bàn làm việc, kệ sách…

cách trồng khoai lang từ củ

Cách bảo quản khoai lang

Theo nghiên cứu, khoai lang bảo quản ở nhiệt độ khoảng 21 độ C sẽ được vài tuần sẽ bắt đầu nảy mầm. Quá trình nảy mầm diễn ra nhanh hơn khi nhiệt độ cao hơn. Để bảo quản khoai lang được lâu, dưới đây là vài lưu ý cho bạn.

– Khoai lang tươi lâu nhất ở nơi mát mẻ hoặc nhiệt độ phòng, tránh ẩm ướt, nóng và ánh sáng. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản khoai là 12 độ C đến 15 độ C. Bạn có thể bảo quản khoai trong tủ bếp hoặc tủ đựng thức ăn chuyên dụng. Hay để khoai dưới gầm cầu thang, gầm bàn.

– Bảo quản khoai lang trong bóng tối bởi khi chúng tiếp xúc trực tiếp với sánh sáng, chúng nghĩ rằng đang ở bên ngoài và sẽ bắt đầu nảy mầm nhanh chóng.

– Không dùng túi no lông buộc kín sẽ khiến khoai nhanh bị thối

cách bảo quản khoai lang

– Tránh rửa khoai lang trước khi bảo quản vì điều này làm khoai nhanh thối hơn. Nếu khoai dính nhiều đất, hãy dùng khăn phủi sạch chúng.

– Nhiều người nghĩ rằng tại sao không bảo quản khoai lang trong tủ lạnh để tránh nảy mầm. Thực tế, nhiệt của tủ lạnh là lạnh quá so với khoai lang. Tuy không làm khoai nảy mầm nhưng nó khiến kết cấu và mùi vị của khoai ảnh hưởng đáng kể, chúng sẽ không còn ngon nữa.

– Một cách bảo quản khoai lang khá hiệu quả là dùng cát khô. Để đầu củ khoai quay ra ngoài hướng từ dưới lên. Có thể chồng 2-3 sọt lên nhau sau đó phủ một lớp cát khô bên ngoài.

Hi vọng qua những thông tin trên, bạn đã biết khoai lang mọc mầm có ăn được không rồi chứ. Tốt nhất khoai lang nên sử dụng khi còn tươi ngon để giữ trọn chất dinh dưỡng cũng như tốt cho sức khỏe nhé.

Từ khóa » Củ Khoai Mỡ Mọc Mầm Có ăn được Không