50 Bài Toán Về Vị Trí Tương đối Trong Tọa độ Không Gian (có đáp án ...

Bài toán về vị trí tương đối trong tọa độ không gian và cách giải - Toán lớp 12

I. LÝ THUYẾT

Trong không gian Oxyz ta xét các vị trí tương đối:

1. Giữa hai mặt phẳng bao gồm 3 vị trí tương đối:

+) Song song.

+) Cắt nhau (trong trường hợp này có bao gồm 2 mặt phẳng vuông góc).

+) Trùng nhau.

Bài toán về vị trí tương đối trong tọa độ không gian và cách giải – Toán lớp 12 (ảnh 1)

2. Giữa đường thẳng và mặt phẳng bao gồm 3 vị trí tương đối:

+) Song song.

+) Cắt nhau.

+) Đường thẳng nằm trong mặt phẳng.

Bài toán về vị trí tương đối trong tọa độ không gian và cách giải – Toán lớp 12 (ảnh 1)

3. Giữa mặt cầu và mặt phẳng bao gồm 3 vị trí tương đối:

+) Cắt nhau (giao tuyến là một hình tròn).

+) Tiếp xúc nhau.

+) Không có điểm chung.

Bài toán về vị trí tương đối trong tọa độ không gian và cách giải – Toán lớp 12 (ảnh 1)

4. Giữa đường thẳng và mặt cầu bao gồm 3 vị trí tương đối:

+) Không cắt nhau.

+) Tiếp xúc nhau.

+) Đường thẳng cắt mặt cầu tại hai điểm phân biệt.

Bài toán về vị trí tương đối trong tọa độ không gian và cách giải – Toán lớp 12 (ảnh 1)

5. Giữa đường thẳng và đường thẳng bao gồm 4 vị trí tương đối:

+) Song song.

+) Cắt nhau.

+) Trùng nhau.

+) Chéo nhau.

Bài toán về vị trí tương đối trong tọa độ không gian và cách giải – Toán lớp 12 (ảnh 1)

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI VÀ VÍ DỤ MINH HỌA

1. Vị trí tương đối của hai mặt phẳng

Phương pháp giải:

Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng

Bài toán về vị trí tương đối trong tọa độ không gian và cách giải – Toán lớp 12 (ảnh 1)

Ví dụ 1: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai mặt phẳng (P): 2x – 3y + 4z + 30 = 0 và (Q): 4x – 6y + 8z + 40 = 0. Vị trí tương đối của (P) và (Q) là

A. Song song

B. Trùng nhau

C. Cắt nhưng không vuông góc.

D. Vuông góc.

Hướng dẫn giải

Vì 24=−3−6=48≠3040 nên (P) // (Q).

Chọn A.

2. Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng:

Phương pháp giải:

Cho đường thẳng: d:x=x0+a1ty=y0+a2tz=z0+a3t và mặt phẳng (α): Ax + By + Cz + D = 0.

Xét hệ phương trình:

x=x0+a1t(1)y=y0+a2t(2)z=z0+a3t(3)Ax+By+Cz+D=0(4)   (*)

+) (*) có nghiệm duy nhất d cắt (α)

+) (*) vô nghiệm d // (α)

+) (*) vô số nghiệm d ⊂(α)

Ví dụ 2: Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (P): 3x – 3y + 2z – 5 = 0 và đường thẳng d:x=−1+2ty=3+4tz=3t . Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. d // (P).

B. d⊂P.

C. d cắt (P)

D. d⊥P

Hướng dẫn giải

Cách 1:

Ta giải hệ PT:

Bài toán về vị trí tương đối trong tọa độ không gian và cách giải – Toán lớp 12 (ảnh 1)

Cách 2:

Mặt phẳng (P) có VTPT a→=3; −3; 2.

d có VTCP b→=2; 4; 3.

Ta có:

a→.b→=0A−1;3;0∈dA∉P⇒d//P

Chọn A.

3. Vị trí tương đối của mặt cầu và mặt phẳng:

Phương pháp giải:

Cho mặt cầu:S:x–a2+y–b2+z–c2=R2

tâm I (a; b; c) bán kính R và mặt phẳng (P): Ax + By + Cz + D = 0.

+) Nếu d (I; (P)) > R thì (P) và mặt cầu (S) không có điểm chung.

+) Nếu d (I; (P)) = R thì mặt phẳng (P) và mặt cầu (S) tiếp xúc nhau. Khi đó (P) gọi là tiếp diện của mặt cầu (S) và điểm chung gọi là tiếp điểm.

+) Nếu d (I; (P)) < R thì mặt phẳng (P) và mặt cầu (S) cắt nhau theo giao tuyến là đường tròn có phương trình:

x−a2+y−b2+z−c2=R2Ax+By+Cz+D=0

Trong đó r=R2−d(I,(P))2 bán kính đường tròn và tâm H của đường tròn là hình chiếu của tâm I mặt cầu (S) lên mặt phẳng (P).

Ví dụ 3: Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu (S) có tâm I (2; 1; -1) tiếp xúc với mặt phẳng (P): 2x – 2y – z + 3= 0. Mặt cầu (S) có bán kính R bằng:

A. R = 1

B. R = 2

C. R=23

D. R=29

Hướng dẫn giải

(S) tiếp xúc (P)

R=dI;P=|2.2−2.1−1.−1+3|22+−22+−12=2

Chọn B.

4. Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Phương pháp giải:

Cho mặt cầu (S) có tâm I, bán kính R và đường thẳng .

Để xét vị trí tương đối giữa Δ(S) ta tính dI,Δ rồi so sánh với bán kính R.

+) dI,Δ>R: Δ không cắt (S)

+) dI,Δ=R: Δ tiếp xúc với (S).

Tiếp điểm J là hình chiếu vuông góc của tâm I lên đường thẳng Δ.

+) dI,Δ<R: Δ cắt (S) tại hai điểm phân biệt A, B và R=d2+AB24

Ví dụ 4: Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng d:x2=y−11=z−2−1và mặt cầu S: x2+y2+z2−2x+4z+1=0. Số điểm chung của d và (S) là:

A. 0.

B. 1

C. 2.

D. 3.

Hướng dẫn giải.

Ta có: d:x2=y−11=z−2−1

Do đó đường thẳng d đi qua M (0; 1; 2) và có VTCP u→=2; 1; −1

Mặt cầu (S) có tâm I (1; 0; -2) và bán kính R = 2.

Ta có:

MI→=1;−1;−4

và u→,MI→=−5;7;−3

⇒dI,d=u→,MI→|u→|=−52+72+−3222+12+−12=4986

Vì d (I, d) > R nên d không cắt mặt cầu (S).

Vậy d và (S) không có điểm chung.

Chọn A.

5. Vị trí tương đối của hai đường thẳng:

Phương pháp giải:

Cho 2 đường thẳng:

d:x=x0+a1ty=y0+a2tz=z0+a3t qua M, có VTCP ud→

d':x=x'0+a'1t'y=y0+a'2t'z=z0+a'3t' có VTCP ud'→

Khi đó ta có 2 trường hợp:

a) Nếu ud→ cùng phương với ud'→ ta có:

+) d song song d’

⇔ud→=kud'→M∈dM∉d'

+) d trùng d’

⇔ud→=kud'→M∈dM∈d'

b) Nếu ud→ không cùng phương với ud'→ ta xét hệ phương trình:

x0+a1t=x'0+a'1t'y0+a2t=y0+a'2t'z0+a3t=z0+a'3t'  (*)

+) Nếu phương trình (*) có nghiệm duy nhất thì d cắt d’

+) Nếu phương trình (*) vô nghiệm thì d và d’ chéo nhau.

Ví dụ 5: Trong không gian Oxyz, cho hai đường thẳng d:x−12=y−71=z−34 và d':x−63=y+1−2=z+21. Khi đó hai đường thẳng d và d’

A. song song.

B. trùng nhau.

C. cắt nhau.

D. chéo nhau.

Hướng dẫn giải

d có vectơ chỉ phương là ud→=2;1;4

d’ có vectơ chỉ phương là ud'→=3;−2;1

Suy ra d và d’ không cùng phương.

d:x=1+2ty=7+tz=3+4t,

d':x=6+3t'y=−1−2t'z=−2+t'

Ta xét hệ phương trình:

1+2t=6+3t'7+t=−1−2t'3+4t=−2+t'⇔t=−2t'=−3

Khi đó hệ phương trình có nghiệm duy nhất.

Vậy d và d’ cắt nhau.

Chọn C.

III. BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai mặt phẳng (P): 2x – 3y + 4z + 20 = 0 và (Q): 6x – 9y + 12z + 40 = 0. Vị trí tương đối của (P) và (Q) là:

A. Song song.

B. Trùng nhau

C. Cắt nhưng không vuông góc

D. Vuông góc.

Câu 2. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai mặt phẳng (P): 2x – 3y + 4z + 20 = 0 và (Q): 6x – 9y + 12z + 60 = 0. Vị trí tương đối của (P) và (Q) là:

A. Song song

B. Trùng nhau

C. Cắt nhưng không vuông góc

D. Vuông góc.

Câu 3: Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng (P): 2x + my + 2mz – 9 = 0 và (Q): 6x – y – z – 10 = 0. Tìm m để P⊥Q.

A. m = 4

B. m = -4

C. m = -2

D. m = 2.

Câu 4: Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (P): 3x – 3y + 2z – 6 = 0 và đường thẳng d:x=1+2ty=3+4tz=3+3t. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. d // (P).

B. d⊂P

C. d cắt (P).

D. d⊥P

Câu 5: Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (P): x + y + z – 4 = 0 và đường thẳng d:x=1+ty=1+2tz=2−3t. Số giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng (P) là:

A. Vô số.

B. 1

C. Không có

D. 2.

Câu 6: Trong không gian Oxyz, cho hai đường thẳng d:x=1+2ty=2−2tz=t và d':x=−2ty=−5+3tz=4+t. Khi đó hai đường thẳng d và d’

A. song song

B. trùng nhau

C. chéo nhau.

D. cắt nhau.

Câu 7: Trong không gian Oxyz, hai đường thẳng d:x−1−2=y+21=z−43 và d':x=−1+ty=−tz=−2+3tcó vị trí tương đối là:

A. trùng nhau.

B. song song

C. chéo nhau

D. cắt nhau.

Câu 8: Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (P): 2x – 2y – z – 3 = 0 và điểm I (1; 0; 2). Phương trình mặt cầu tâm I tiếp xúc với mặt phẳng (P) là:

A. x−12+y2+z−22=1

B. x+12+y2+z+22=1

C.x+12+y2+z+22=3

D. x−12+y2+z−22=3

Câu 9: Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng d:x+52=y−7−2=z1 và điểm M (4; 1; 6). Đường thẳng d cắt mặt cầu (S) có tâm M, tại hai điểm A, B sao cho AB = 6. Phương trình của mặt cầu (S) là:

A. x−42+y−12+z−62=9.

B. x+42+y+12+z+62=18.

C. x−42+y−12+z−62=18.

D. x−42+y−12+z−62=16.

Câu 10: Trong không gian Oxyz, mặt phẳng (P) chứa trục Ox và cắt mặt cầu (S):x2+y2+z2−2x+4y+2z−3=0 theo giao tuyến là đường tròn có bán kính bằng 3 có phương trình là:

A. y – 2z = 0

B. y + 2z = 0

C. y + 3z = 0

D. y – 3z = 0

ĐÁP ÁN

Bài toán về vị trí tương đối trong tọa độ không gian và cách giải – Toán lớp 12 (ảnh 1)

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 12 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Các dạng toán về phương trình đường thẳng và cách giải

Các dạng toán về phương trình mặt cầu và cách giải

Các bài toán về góc trong không gian và cách giải

Các bài toán về khoảng cách trong không gian và cách giải

Bài toán về cực trị tọa độ không gian và cách giải

Từ khóa » Xét Vị Trí Tương đối Của Hai đường Thẳng Lớp 12