6 Cách Chữa Chai Chân Hiệu Quả Bằng Nguyên Liệu Thiên Nhiên

Chân bị chai sần là vấn đề mà nhiều người gặp phải. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu, mất thẩm mỹ mà còn có thể khiến cho việc di chuyển thêm khó khăn. Vậy bị chai gót chân phải làm sao? Để có cách chữa chai chân hiệu quả, mời bạn tham khảo bài viết sau đây!

Vết chai chân là một vùng da dày cứng, có màu sắc khác thường, xuất hiện ở lòng bàn chân nên rất dễ phát hiện. Trong một số trường hợp, vùng da xung quanh nốt chai bị sưng tấy lên.

Tuy không nguy hiểm nhưng vết chai chân có thể gây khó chịu và cản trở sinh hoạt của bạn. Hello Bacsi chia sẻ cùng bạn “điểm qua’ 6 cách chữa chai chân hiệu quả chỉ bằng những nguyên liệu thiên nhiên có sẵn tại nhà.

Biểu hiện của tình trạng chai chân 

cách chữa chai chân

Chai chân là gì? Chai chân là hiện tượng khá phổ biến, lúc này lớp biểu bì ngoài của da tăng sinh dày lên. Đây thực chất chỉ là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của da khi phải đối mặt quá nhiều với lực ma sát. Hoặc có thể hiểu theo cách khác, vết chai chân chẳng khác gì là một mảng da chết ở bàn chân.

  • Những nốt chai gót chân sần này xuất hiện khá rõ rệt ở dưới bàn chân, nhiều nhất là phần gót và lòng bàn chân.
  • Phần da bị chai khi sờ vào sẽ có cảm giác thô ráp, màu sắc sáng và khác hoàn toàn với những vùng da xung quanh.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này:

Phần lớn là do sử dụng giày, dép không phù hợp, đế giày dép quá cứng hoặc cũng có thể là do vùng da bị ma sát, chịu áp lực mạnh kéo dài, hoặc có thể dị vật nằm trong da cũng dễ dẫn đến tình trạng này.

>>> Đọc thêm: Gót chân bị nứt đen: Nguyên nhân và cách điều trị

Chân bị chai phải làm sao? 6 cách chữa chai chân cực hay có thể bạn chưa biết

Bị chai chân phải làm sao? Dưới đây là 6 cách trị chai gót chân tại nhà sử dụng các thảo dược thiên nhiên mà bạn có thể áp dụng:

1. Cách trị chai chân bằng nghệ

cách trị chai chân bằng nghệ

Đây được xem là một phương thuốc khá lâu đời để chữa chai chân:

  • Với đặc tính kháng khuẩn, nên nghệ giúp chữa lành cục chai dưới bàn chân chỉ sau vài ngày.
  • Điểm thú vị là biện pháp này hoàn toàn tự nhiên và dễ thực hiện chỉ bằng sự kết hợp của 2 nguyên liệu sẵn có tại nhà.
  • Khi nghệ được kết hợp cùng mật ong, nghệ đem lại đặc tính làm dịu và có tác dụng trị chai bàn chân nhanh chóng hơn.

Những gì bạn cần

  • Bột nghệ khoảng 1 thìa súp
  • Mật ong
  • Nước ấm

Cách thực hiện

  • Bước 1: Trộn một thìa bột nghệ với khoảng 1,5 thìa súp mật ong để tạo ra một hỗn hợp dẻo như keo.
  • Bước 2: Bạn dùng hỗn hợp này đắp lên nốt chai và chờ cho khô, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
  • Bước 3: Áp dụng cách chữa chai chân này 2 ngày một lần.

Bạn sẽ nhận thấy cục chai giảm kích thước sau khoảng 2 – 3 ngày.

>>> Đọc thêm: 10 cách trị nứt gót chân tại nhà giúp “hô biến” thành gót hồng

2. Chữa chai chân bằng chanh

Nguyên liệu dùng trong cách chữa chai chân này thường có trong chính tủ lạnh của mỗi gia đình. Axit từ chanh được cho là có tác dụng làm mềm và làm mờ vết chai chân nhanh chóng. Hơn nữa, chanh còn là nguyên liệu tuyệt vời để làm sạch và đánh bay mùi hôi chân vô cùng hiệu quả đấy!

Những gì bạn cần

  • Một lát chanh tươi
  • Băng gạc

Cách thực hiện

  • Bước 1: Trước khi ngủ, bạn hãy cắt một lát chanh, đặt miếng chanh lên vết chai và dùng gạc băng lại.
  • Bước 2: Nếu không có gạc, bạn có thể sử dụng vớ.

Lời khuyên là bạn nên thực hiện mẹo chữa chai chân này mỗi đêm cho đến khi không còn dấu vết của nốt chai, sần nữa.

>>> Tham khảo thêm: 6 cách đơn giản trị hoàn toàn nứt nẻ gót chân

3. Chữa chai chân bằng dứa

cách chữa chai chân bằng dứa

Loại trái cây nhiệt đới thơm ngon này không chỉ xuất hiện trong nhiều món ăn, thức uống mà còn được ứng dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe. Bên cạnh đó, dứa cũng có tác dụng chữa chai chân hiệu quả. Dứa giúp xoa dịu cơn đau nhức khi di chuyển, đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành da. Điều này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là do trong dứa có chứa một enzyme gọi là bromelain giúp xóa mờ những vết chai, sần nhanh chóng.

Những gì bạn cần

  • Quả dứa tươi
  • Băng gạc

Cách thực hiện

  • Bước 1: Dứa đem gọt vỏ ngoài và cắt lấy một miếng nhỏ.
  • Bước 2: Kế đến, bạn áp miếng dứa lên trên bề mặt nốt chai và cố định bằng gạc rồi để qua đêm.

Nên áp dụng cách trị chai chân này thường xuyên vào mỗi buổi tối để cảm nhận hiệu quả nhanh hơn.

4. Cách chữa chai chân bằng hành tây

Cách chữa chai chân bằng hành tây là kinh nghiệm dân gian được khá nhiều người áp dụng vì dễ làm và tiết kiệm. Hành tây là loại thực phẩm khá giàu chất chống oxy hóa, đóng vai trò như những tác nhân giúp chữa lành thương tổn và loại bỏ những vết chai, sạn, da bong tróc.

Hơn nữa, một số tinh chất trong hành tây còn giữ ẩm và làm mềm da, cải thiện sự phục hồi da nhanh chóng. Loại củ gia vị này cũng được dùng nhiều trong làm đẹp vì đặc tính làm mờ sẹo hiệu quả nữa đấy!

Những gì bạn cần

  • Gạc y tế
  • Hành tây thái lát

Cách thực hiện

  • Bước 1: Đầu tiên bạn đặt những lát hành tây lên vùng bị chai bàn chân.
  • Bước 2: Tiếp đó, sử dụng gạc để cố định hành tây lại.
  • Bước 3: Để yên qua đêm, sau đó gỡ bỏ, rửa sạch lại với nước và xà phòng.

Với cách chữa chai chân này, bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày và bạn sẽ nhận thấy ngay sự thay đổi chỉ trong vòng một tuần.

>>> Bạn có thể quan tâm: Da khô ở bàn chân, biết cách chăm sẽ đỡ!

5. Cách chữa chai chân bằng bột yến mạch

cách chữa chai chân bằng bột yến mạch

Yến mạch khá giàu vitamin và khoáng chất, lành tính nhờ những yếu tố làm dịu da trong thành phần. Thêm vào đó, yến mạch còn đem lại công dụng tẩy tế bào chết rất tuyệt vời. Vì vậy, bạn hãy thử dùng yến mạch để chữa chai chân tại nhà nhé.

Những gì bạn cần

  • Bột yến mạch: 1/2 cốc
  • Nước: Lượng vừa phải

Cách thực hiện

  • Bước 1: Cách trị chai mắt cá chân: Đun sôi bột yến mạch với nước trong 5 phút.
  • Bước 2: Sau đó, đem lọc lấy phần yến mạch và đắp lên trên vùng da bị chai, sần.
  • Bước 3: Để yên khoảng từ 10 – 15 phút trước khi rửa sạch.

Lặp lại quy trình trên khoảng hai lần một ngày. Tuy nhiên, cần đảm bảo bột yến mạch không quá nóng để có thể đắp lên trên da.

>>> Bạn có thể quan tâm: Vì sao bị nứt gót chân? 6 nguyên nhân nứt gót chân và cách chữa trị

6. Cách chữa chai chân bằng axit salicylic

Axit salicylic là chất hoạt động khá tốt trong việc phá vỡ liên kết giữa các tế bào da chết tích tụ xung quanh gót chân chai sần. Bằng cách tăng độ ẩm cho khu vực này, các mảng tế bào chết trên da sẽ dần bong tróc và vết chai sẽ biến mất hoàn toàn.

Những gì bạn cần

  • Đá bọt
  • Axit salicylic ở dạng gel hoặc lỏng
  • Nước ấm

Cách thực hiện

  • Bước 1: Để chữa chai chân bằng cách này, trước hết bạn ngâm chân vào nước ấm khoảng 5 phút.
  • Bước 2: Sau đó lau sạch và dùng đá bọt chà sát nhẹ nhàng xung quanh vùng da bị ảnh hưởng để tẩy da chai cứng ở gót chân.
  • Bước 3: Dùng một lượng vừa phải axit salicylic thoa lên bề mặt vết chai và để yên trong 5 phút.
  • Bước 4: Rửa lại với nước sạch.

Lặp đi lặp lại cách làm mềm da chân bị chai từ một đến hai lần mỗi ngày trong vòng hai tuần để có hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý trước khi thực hiện cách chữa chai chân

Lưu ý khi trị chai chân

  • Bước 1: Trước khi thử bất kỳ cách làm hết chai chân như trên, bạn có thể cần xử lý vùng bị chai sạn bằng cách ngâm chân trong nước ấm khoảng 20 phút.
  • Bước 2: Sau khi lau khô, hãy quan sát thử xem liệu bạn có thể nhẹ nhàng chà xát và lấy đi một lớp mô sẹo ở vết chai hay không?

Trải qua nhiều lần như vậy, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ mô sẹo dần dần. Ngâm nước ấm để chữa chai chân là phương pháp khá đơn giản được đề xuất bởi Học viện Da liễu Hoa Kỳ.

Ngoài ra, cần lưu ý trong quá trình chữa chai sạn cho chân, bạn không nên chà xát, cạo quá mạnh các lớp da dày. Điều này sẽ khiến cục chai chảy máu và gây nhiễm trùng.

Cách phòng ngừa chai gót chân đơn giản

  • Cách phòng ngừa hiệu quả nhất để ngăn xuất hiện cục chai ở lòng bàn chân là bạn không nên mang giày dép quá chật.
  • Thay vào đó, những loại giày gót thấp, thoải mái tạo đủ khoảng trống quanh các ngón chân sẽ là lựa chọn tốt nhất.
  • Bên cạnh đó, việc mang vớ cũng giúp giảm ma sát và sự tiến triển của cục chai.

>>> Tìm hiểu: Bị nứt gót chân là thiếu chất gì? 3 vitamin cần thiết bạn nên bổ sung ngay

Khi nào cần phải đến gặp bác sĩ da liễu?

Với tình trạng chân bị chai và đau nhiều khi di chuyển, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý.

Hy vọng với những biện pháp khắc phục tại nhà để chữa chai chân trên đây, bạn có thể nói lời tạm biệt sự khó chịu khi bị chai ở bàn chân. Trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường hoặc nốt chai làm cho bạn cảm thấy đau nhiều hơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.

Từ khóa » Nốt Chai Sần ở Ngón Chân