Vết Chai Chân Là Dấu Hiệu Của Bệnh Tật - Công An Nhân Dân
Có thể bạn quan tâm
Những khu vực thường bị chai chân
Số 1: Nếu xuất hiện các vết chai ở đây, rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh về xương.
Số 2: Các vết chai xung quanh gót là dấu hiệu cho thấy có những nguy cơ đối với khớp xương.
Số 3: nếu các vết chai xuất hiện ở khu vực này, rất có thể bạn đang gặp chút rắc rối ở ruột và đại tràng.
Số 4: Với một lớp da sần sùi ở vùng ngón út của chân phải - thật đáng lo ngại vì bạn sẽ gặp một mối nguy hiểm đang rình rập đó là rối loạn chức năng gan.
Số 5: Xuất hiện vết chai sần ở ngón út chân trái - rất có khả năng tim bạn sắp có vấn đề.
Số 6: lớp da bàn chân ở dưới các ngón chân này trở nên khô và kích ứng là tín hiệu dự báo bạn bị thiếu vitamin A, B, thần kinh bị căng thẳng,và cơ thể đã bị hao tổn quá nhiều năng lượng.
Số 7: Các vết chai sần xuất hiện trên bề mặt da của ngón cái chỉ cho chúng ta thấy chức năng làm việc của tuyến giáp.
Số 8: Vết chai trải đều trên bề mặt bàn chân dưới là tín hiệu báo bạn đang bị rối loạn trao đổi chất, có khả năng dẫn đến các bệnh nội tiết.
Loại trừ như thế nào?
Nguyên nhân các vết chai xuất hiện là do bạn xỏ một đôi giầy quá chật hoặc đi bộ lâu trong nhiệt độ cao. Tuy nhiên, thật đáng mừng là chữa trị các vết chai không khó.
Cách đơn giản nhất là mua miếng cao dán sát khuẩn, dán kín và chỉ việc chờ đợi sự ra đi nhanh chóng của các vết chai. Lưu ý là không được đâm, chọc hay cắt vết chai vì như vậy nó sẽ bị nhiễm trùng ngay tức khắc.
Tuy nhiên, việc dùng cao dán chỉ có tác dụng nhất thời, nếu muốn diệt trừ tận gốc, chúng ta chỉ có thể sử dụng liệu pháp lazer hoặc muối băng (đốt cháy bằng khí nitơ lỏng).
Để cho da chân luôn mềm mại
Để có được lớp da chân mềm mại, thoải mái, dễ chịu, hãy mua những loại kem bôi dạng gel có chứa vitamin A, giúp tăng độ đàn hồi cho da. Thời điểm tốt nhất để bôi kem là sau khi tắm.
Nếu có điều kiện, nên chọn các loại kem dưỡng có thành phần chiết xuất từ thực vật. Ngoài ra cần chú ý chế độ ăn uống, trút bỏ mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng.
Các loại thảo dược tốt cho da là cây chè, hoa cúc, cây tầm ma và các loại hạt dẻ. Ngoài ra, bạn có thể ngâm chân vào chậu nước ướp hoa cúc, bạc hà, sâm và một vài loại cỏ thi, ngâm chân vào máy mát xa.
Ăn các loại đậu Hà Lan, đậu đỏ, hành, gan bò, và lòng đỏ trứng gà cũng làm tăng tính đàn hồi cho da.
Các nhà thẩm mỹ đã khuyên rằng nên cắt tỉa móng chân thường xuyên vì nó không chỉ giúp làm đẹp mà còn rất có lợi cho sức khoẻ
Từ khóa » Nốt Chai Sần ở Ngón Chân
-
Chai Chân Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Xử Lý Vết Chai Tay, Chân Cứng đầu | Vinmec
-
6 Cách Chữa Chai Chân Hiệu Quả Bằng Nguyên Liệu Thiên Nhiên
-
Bệnh Chai Chân
-
Mắt Cá Và Chai Da - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Giải Quyết Cục Chai ở Lòng Bàn Chân - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
10 Cách Tự Chữa Cục Chai Chân Tại Nhà - Báo Thanh Niên
-
11 Mẹo Chữa Chai Chân – Phòng Khám đa Khoa Biển Việt
-
Hạt Cơm Lòng Bàn Chân – Mắt Cá Chân – Chai Chân: Nên Hiểu Và Xử ...
-
Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa Vết Chai Hiệu Quả! - YouMed
-
Chữa Chai Chân: Nên Khoét Bỏ Hay Chữa Mẹo? - Zing News
-
Loại Bỏ Những Nốt Chai Chân Tay đáng Ghét
-
Chai Chân, Tay: Cách Giảm Khó Chịu Và Hạn Chế Tái Phát
-
10 Ngày Chữa Hết Sạch Bệnh Chai Chân - VnExpress