Chai Chân, Tay: Cách Giảm Khó Chịu Và Hạn Chế Tái Phát
Có thể bạn quan tâm
1. Thế nào là chai?
Nội dung- 1. Thế nào là chai?
- 2. Nguyên nhân bị chai chân, tay
- 3. Cách hạn chế và phòng tái phát chai chân, tay
- 4. Khi nào cần đến bác sĩ?
Chai là một vùng da bị hóa sừng, do quá sản các lớp thượng bì, đặc biệt là ở lớp sừng, ở tổ chức đệm là một khối xơ do tổ chức xơ quá phát triển.
Chai không có nút sừng trung tâm và xuất hiện nhiều hơn. Chúng thường xuất hiện trên bàn tay hoặc bàn chân, nhưng có thể xảy ra ở những nơi khác, đặc biệt là ở người có nghề nghiệp không tránh được chấn thương lặp lại ở một khu vực cụ thể
Tổn thương là những đám dầy sừng màu ngà, vàng, khum lên, hình tròn hay bầu dục, sờ vào rất cứng, vùng ranh giới với da lành có thể bị nứt, từ đó gây bội nhiễm, đau đớn, đôi khi ở trung tâm bong sừng tạo nên một lõm ở giữa.
Những chỗ thường xuyên tiếp xúc và cọ sát với một vật nào đó lâu ngày sẽ xuất hiện chai ở điểm tiếp xúc. Thủ phạm gây chai bàn chân thường là giày, dép, hoặc chính là xương các ngón chân ép sát vào nhau khi đi giày. Ngoài ra, gây chai ở tay thường là bút viết, tay lái xe máy, dụng cụ lao động.
2. Nguyên nhân bị chai chân, tay
Chai chân tay có thể điều trị dứt điểm nếu ta tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Chai chân tay thường không có triệu chứng, nhưng nếu ma sát cực lớn, da có thể trở nên dày và kích thích, gây khó chịu, bỏng rát nhẹ. Sau khi chà xát chai da thì da mịn màng, trong khi chà xát mụn cóc làm mềm mô da sắc, có khi xuất hiện các chấm màu đen trung tâm (điểm chảy máu) do mao mạch có huyết khối. Khi gọt sừng da sẽ thấy một lõi mờ đậm màu vàng vàng hoặc đậm, làm gián đoạn cấu trúc bình thường của lớp hạ nhú trung bì.
Tự chữa chai chân, tay
Làm gì khi bị chai chân tay tái phát?
Ngoài nguyên nhân do cọ xát, tiếp xúc nói trên, chai còn là hậu quả của một lần nhiễm trùng khiến cho chai có nhân ở giữa (nhân này có thể là dị vật như mảnh vụn của gỗ, cát… nhưng cũng có khi là tác nhân gây viêm). Nhân của chai có chứa huyết thanh và gây đau đớn cho bệnh nhân, đôi khi tới mức không chịu đựng nổi.
Ngoài ra những thói quen bất lợi sau đây cũng là nguyên nhân khiến các vết chai xuất hiện: Đi chân trần, đi giầy không đi tất, ngồi làm việc văn phòng hay chống tay trên bàn, cầm bút tì đè các ngón tay, chơi đàn…
3. Cách hạn chế và phòng tái phát chai chân, tay
Do chai chân tay rất dễ tái phát thế nên sau khi điều trị, bạn cần đề phòng tái phát bằng cách:
- Tránh đi những đôi giày quá chật, quá cao, mũi nhỏ… để tránh những điểm tì quá mạnh.
- Ngâm tay, chân với nước muối ấm mỗi ngày
- Ngâm tay, chân trong hỗn hợp nước hàn the và i-ốt từ 15 đến 20 phút. Hỗn hợp nước này có tác dụng làm mềm những vết chai sạn và các tế bào da chết sẽ tự động tróc ra khi bạn lau bằng khăn tắm.
- Dùng cùi hay nước ép của trái đu đủ để bôi lên vùng da sần, vùng bị chai trong khoảng 15 phút/ngày.
- Thoa đều chanh lên bàn tay hay chân hoặc cắt chanh đắp lên chỗ chai để trong khoảng từ 10 đến 15 phút rồi rửa lại với nước. Axit từ chanh được cho là có tác dụng làm mềm và làm mờ vết chai chân nhanh chóng. Thực hiện đều đặn trong 1 – 2 tuần thì lớp da chai sẽ được thay bằng một làn da mịn màng.
- Cách chữa chai chân tay bằng hành tây cũng được nhiều người áp dụng vì dễ làm và tiết kiệm. Hành tây là loại thực phẩm khá giàu chất chống oxy hóa, đóng vai trò như những tác nhân giúp chữa lành thương tổn và loại bỏ những vết chai, sạn, da bong tróc. Đặt lát hành tây lên vùng bị chai bàn chân, sử dụng gạc để cố định hành tây lại. Để yên qua đêm rồi rửa sạch lại với nước và xà phòng.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần như Salicylic acid, Ammoium lactate hay Ure. Những hoạt chất này sẽ giúp làm mềm từ từ vết chai.
4. Khi nào cần đến bác sĩ?
Hầu hết các vết chai thường lành tính chỉ thi thoảng gây khó chịu và đau mỗi khi bạn di chuyển và đè ép nhiều. Thế nhưng không phải thế mà chủ quan khi thấy vết chai làm bạn ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và cũng có thể là có cảnh báo các bệnh. Vì thế hãy đến bác sĩ khi:
- Chai chân hay xuất hiện ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có bàn chân bị biến dạng..
- Các vùng bị chai trở nên biến dạng bất thường.
- Vết chai có dấu hiệu loét, đau nhức nhiều hay chảy mủ thì nó có thể bị nhiễm trùng.
- Làm gì khi bị chai chân tay tái phát?
Xem thêm video được quan tâm
Hỏi đáp COVID-19: Người dân kiểm tra hộ chiếu vaccine bằng cách nào
Từ khóa » Nốt Chai Sần ở Ngón Chân
-
Chai Chân Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Xử Lý Vết Chai Tay, Chân Cứng đầu | Vinmec
-
6 Cách Chữa Chai Chân Hiệu Quả Bằng Nguyên Liệu Thiên Nhiên
-
Bệnh Chai Chân
-
Mắt Cá Và Chai Da - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Giải Quyết Cục Chai ở Lòng Bàn Chân - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
10 Cách Tự Chữa Cục Chai Chân Tại Nhà - Báo Thanh Niên
-
11 Mẹo Chữa Chai Chân – Phòng Khám đa Khoa Biển Việt
-
Hạt Cơm Lòng Bàn Chân – Mắt Cá Chân – Chai Chân: Nên Hiểu Và Xử ...
-
Vết Chai Chân Là Dấu Hiệu Của Bệnh Tật - Công An Nhân Dân
-
Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa Vết Chai Hiệu Quả! - YouMed
-
Chữa Chai Chân: Nên Khoét Bỏ Hay Chữa Mẹo? - Zing News
-
Loại Bỏ Những Nốt Chai Chân Tay đáng Ghét
-
10 Ngày Chữa Hết Sạch Bệnh Chai Chân - VnExpress