6 Chiến Lược Kinh Doanh Quán Cafe Hiệu Quả & Hút Khách 2021

Kinh doanh quán cà phê thành công phụ thuộc nhiều yếu tố. Ngoài chất lượng đồ uống, trải nghiệm dịch vụ, không gian quán, quản lý…, bạn cần phải chú trọng đến chiến lược kinh doanh ngắn hạn, dài hạn để quán cà phê hoạt động hiệu quả nhất.

Hãy tham khảo các chiến lược và nguyên tắc để lên được chiến lược và kế hoạch phù hợp.

  1. 1. Xây dựng 6 chiến lược kinh doanh quán cafe không thể thiếu
    1. #1. Chiến lược tập trung về sản phẩm
    2. #2. Chiến lược tập trung về không gian
    3. #3. Chiến lược tập trung về dịch vụ
    4. #4. Chiến lược marketing cho quán cafe
    5. #5. Chiến lược quản lý điều hành quán cafe
    6. #6. Lập kế hoạch tài chính
  2. 2. Nguyên tắc cần lưu ý khi xây dựng chiến lược kinh doanh
    1. 1. Đặt ra mục tiêu và xác định thế mạnh của doanh nghiệp
    2. 2. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
    3. 3. Phân bố ngân sách theo mục tiêu
    4. 4. Theo dõi và đánh giá các kế hoạch, chiến lược

1. Xây dựng 6 chiến lược kinh doanh quán cafe không thể thiếu

Các chiến lược này có mức độ quan trọng như nhau, góp phần giúp việc kinh doanh phát triển bền vững hơn. Bạn cần phối hợp để thực hiện đồng bộ cả 6 chiến lược này.

#1. Chiến lược tập trung về sản phẩm

Chất lượng sản phẩm luôn là giá trị cốt lõi dù bạn kinh doanh ở lĩnh vực nào. Với quán cà phê, sản phẩm độc đáo, chất lượng mà thương hiệu của bạn mang lại sẽ được khách hàng đón nhận và sử dụng lâu dài.

Để cải thiện và làm mới sản phẩm, bạn có thể áp dụng những cách làm sau:

+ Làm mới bao bì sản phẩm: Dựa trên sản phẩm hiện có bạn ‘khoác’ lên cho chúng “áo mới” có kiểu dáng và ý nghĩa đặc biệt, hợp với thời điểm và thị hiếu chung của khách hàng mục tiêu.

Menu cập nhật thức uống đặc biệt sẽ thu hút được khách hàng. Ảnh: ST

+ Tạo menu với một số thức uống độc quyền: Bổ sung thêm món mới cho menu của bạn là một trong những cách làm mới sản phẩm. Tuy nhiên, khi tạo ra thức uống với công thức mới, bạn cần làm tốt khâu nghiên cứu để tránh bị phản ứng ngược.

+ Thêm thức uống sử dụng dụng nguyên liệu đặc sản của địa phương. Cách này vừa giúp khách hàng thêm tin tưởng và thích thú khi chọn thưởng thức.

#2. Chiến lược tập trung về không gian

Ngoài thức uống, không gian quán cà phê tinh tế, mang lại cảm giác thoải mái cũng góp phần thu hút và giữ chân khách hàng lâu hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo không quá tốn kém cho khoảng decor quán, bạn có thể tham khảo các cách sau:

+ Tham khảo các style decor, cân đối chi phí để lựa chọn phương án phù hợp nhất.

Không gian quán ngoài yếu tố thẩm mỹ còn phải có tính thực tế sử dụng. Ảnh: ST

+ Lưu ý đến yếu tố khí hậu. Thời tiết nóng bức thì bạn nên tiết chế các chi tiết trang trí, tránh thừa thải gây rối mắt và ngột ngạt, nhất là với quán cà phê không gian nhỏ.

+ Chọn lọc các vật trang trí tại khu đồ cũ, để tiết kiệm chi phí.

#3. Chiến lược tập trung về dịch vụ

Dịch vụ của quán cà phê là tập hợp nhiều tố, đó là trải nghiệm của khách hàng từ lúc bắt đầu đến quán cho đến khi ra về. Chính dịch vụ mới là yếu tố giúp bạn cạnh tranh được với những quán cà phê khác, dù cho quán cà phê của bạn quy mô nhỏ hơn.

Dịch vụ của quán cà phê tốt thể hiện ở thái độ niềm nở đón tiếp khách hàng, thái độ nhiệt tình chuyên nghiệp từ nhân viên giúp khách có được trải nghiệm vui vẻ, thoải mái và thân thuộc nhất. Từ đó, khách sẽ nhớ đến quán của bạn và lựa chọn ghé đến vào những lần tiếp theo.

Để cải thiện dịch vụ của quán, bạn cần xây dựng văn hóa phục vụ của quán, phong cách cho nhân viên. Bên cạnh đó, thực hiện những chương trình tri ân khách hàng cũ, khuyến mãi cho khách hàng mới cũng giúp cho dịch vụ của quán bạn ghi điểm với khách hàng.

#4. Chiến lược marketing cho quán cafe

Kinh doanh luôn đi cùng với tiếp thị. Để khách hàng biết đến và lựa chọn quán cà phê của bạn, bạn cần xây dựng chiến lược marketing dài hạn thật chi tiết. Trước khi bắt tay vào lên kế hoạch marketing cho quán cà phê bạn cần xác định được các vấn đề:

+ Mục đích của chiến lược marketing bạn nhắm tới là gì? Để thực hiện mục đích chung đó, bạn cần thực hiện các mục đích nhỏ hơn là gì?

+ Xác định khách hàng mục tiêu và các kênh đến tiếp cận được với nhóm khách hàng đó. Từ đó, thông điệp bạn muốn mang đến cho khách hàng là gì?

+ Ngân sách bạn có thể chi cho marketing là bao nhiêu? Phân chia cho từng giai đoạn như thế nào?

Chiến lược “quà tặng” được nhiều cửa hàng cà phê đồ uống áp dụng để thu hút khách hàng. Ảnh: ST

Sau khi xác định được những tiêu chí đó, bạn có thể bắt tay vào làm kế hoạch chi tiết. Marketing cho quán cà phê, có thể chia thành 2 bộ phận: Trade Marketing (win in store) và Brand Marketing ( Win in mind). Ngoài ra Digital Marketing cũng là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho trade và brand.

Với trade marketing, bạn cần có chương trình khuyến mãi, voucher quà tặng cho khách hàng phù hợp vừa để thu hút khách mới, vừa giữ chân khách cũ.

Với brand marketing, bạn cần tăng độ nhận biết thương hiệu của bạn đối với khách hàng, qua các kênh như quảng bá như hội nhóm, KOL reviews, báo chí,TVC, tổ chức hay tài trợ sự kiện tùy vào ngân sách và quy mô của thương hiệu.

#5. Chiến lược quản lý điều hành quán cafe

Dù bạn đổ rất nhiều công sức cho sản phẩm, dịch vụ và marketing để thu hút khách hàng, nhưng cách bạn vận hành quán không khoa học cũng khiến cho tình hình kinh doanh của quán không thuận lợi, ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách.

+ Kế hoạch quản lý nhân viên

Vấn đề nhân sự ảnh hưởng rất lớn đến việc vận hành quán cà phê. Để tránh gặp phải những rắc rối về sau, ngay từ đầu, bạn cần xác định nhu cầu rồi lên các quy định rõ ràng về nhân sự:

Cần tuyển dụng bao nhiêu nhân viên cho quán cà phê ? Vị trí nhân sự, mô tả công việc chi tiết,thời gian làm việc (part time xoay ca hay full time), lương cứng thưởng như thế nào? Đào tạo nhân viên như thế nào? Nội quy kỷ luật khen thưởng cụ thể?

Nhân viên là người quyết định phần lớn trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Ảnh: ST

Bạn cần minh bạch ngay từ đầu với nhân viên và tuân thủ tuyệt đối các quy định. Thái độ của bạn với quy định của quán sẽ quyết định thái độ của nhân viên, tránh gây thất thoát cho quán cũng như tạo cho nhân viên động lực làm việc tốt hơn.

+ Kế hoạch quản lý hoạt động kinh doanh

Dự tính trước cách quản lý hoạt động của quán cũng cần thiết không kém. Nếu quán vận hành mà người quản lý không nắm được tình hình sẽ khó kiểm soát cũng như điều chỉnh khi xảy ra vấn đề.

Quản lý kinh doanh bao gồm các mảng: doanh thu, kho nguyên liệu, xuất nhập hàng hóa, chi phí vận hành, nhân sự. Hiện nay có nhiều công cụ, phần mềm nội bộ hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý, bạn nên tìm hiểu để lựa chọn phù hợp.

Việc theo dõi bằng phần mềm, thiết bị giúp bạn không cần ở quán 24/7 vẫn nắm được tình hình của quán thông qua báo cáo hàng ngày, tuần, tháng, camera quan sát…

#6. Lập kế hoạch tài chính

Xác định chiến lược tài chính ngay từ đầu sẽ dễ dàng hơn trong vận hành và đảm bảo giảm mức độ rủi ro trong kinh doanh.

Đầu tiên bạn cần xác định tổng số vốn ban đầu tư cho quán cà phê. Bạn có thể giải ngân nó như thế nào, số vốn được sử dụng một lúc hay phân chia theo giai đoạn…

Tiếp đến là dự kiến được doanh thu. Bạn mong muốn doanh thu từng giai đoạn là bao nhiêu? Bạn cần bán bao nhiêu ly cà phê để đạt được mức doanh thu đó? Giá menu của bạn như thế nào? Tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận gộp ra sao?

Và chi phí dự kiến của quán cà phê. Bạn cần chi những khoản nào, có dự trù phát sinh thực tế hay không? Thông thường chi phí sẽ được chia ra thành chi phí hàng tháng, chi phí ban đầu và chi phí phát sinh.

Tất cả những khoản này bạn đều phải có kế hoạch rõ ràng, dự trù thêm phòng trường hợp quá không đạt doanh thu, thua lỗ thời gian đầu.

2. Nguyên tắc cần lưu ý khi xây dựng chiến lược kinh doanh

Để hỗ trợ cho việc lên chiến lược kinh doanh quán cà phê, bạn cần nắm vững 4 nguyên tắc sau và áp dụng phù hợp với thực tế:

1. Đặt ra mục tiêu và xác định thế mạnh của doanh nghiệp

Xác định đúng mục tiêu là ưu tiên hàng đầu khi lên chiến lược kinh doanh. Mục tiêu phải tùy phải vào nguồn lực của bạn. Việc đặt mục tiêu cho từng khía cạnh kinh doanh sẽ chi phối cách thức thực hiện cũng như cách đánh giá trong từng giai đoạn.

Mục tiêu kinh doanh cũng phụ thuộc vào nguồn lực và thế mạnh của doanh nghiệp bạn. Từ đó bạn sẽ biết được mình sẽ đạt được doanh số, lợi nhuận như thế nào cũng như thị phần mình sẽ chiếm được. Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng và thực tế trong từng giai đoạn thì bạn càng dễ dàng đạt được.

2. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Nguyên tắc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường rất quan trọng. Từ kết quả của nghiên cứu bạn sẽ xác định được vị trí và tiềm lực của mình so với thị trường.

Việc học hỏi đối thủ trong nhiều khía cạnh mang nghĩa tích cực. Bạn biết được ưu điểm của đối thủ để áp dụng, cũng như hạn chế sai lầm của doanh nghiệp đi trước. Từ đó, bạn biết được cái nào là sự khác biệt của mình và tận dụng nó vào thương hiệu của quán cà phê.

Theo dõi chuyển biến thị trường để bắt kịp xu hướng tốt hơn trong kinh doanh. Ảnh: ST

3. Phân bố ngân sách theo mục tiêu

Sử dụng ngân sách hiệu quả sẽ bổ trợ rất nhiều cho chiến lược tài chính của quán cà phê. Việc phân bổ ngân sách theo các khoản chi phí cần được cân đối, ưu tiên theo giai đoạn.

Ví dụ như chi phí hàng tháng của marketing. Thời gian đầu chạy chiến dịch bạn nhận thấy kênh trade phát huy hiệu quả hơn, bạn sẽ phân bổ nhiều hơn. Với ngân sách cho digital, bạn thấy báo cáo hiệu quả của quảng cáo Facebook tốt hơn bạn sẽ chi nhiều hơn so với những kênh khác.

4. Theo dõi và đánh giá các kế hoạch, chiến lược

Sau khi chiến lược kinh doanh quán cà phê của bạn được thực hiện, bạn cần theo dõi sát sao các báo cáo kết quả định kỳ. Việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động kinh doanh vô cùng quan trọng, dựa vào tình hình, bạn có thể thay đổi chiến lược sao cho phù hợp với thực tế.

Trên đây là một số chiến lược quan trọng trong việc lên chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh quán cà phê mà CoffeeTree gợi ý cho bạn. Hy vọng với những kinh nghiệm này, bạn có thể áp dụng cho việc kinh doanh của mình mang lại hiệu quả tốt hơn.

Từ khóa » Chiến Lược Cà Phê Việt Nam