6 Lợi ích Của Phân Tích Dữ Liệu Tác động Tới Doanh Thu Khách Sạn
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, có thể thấy ngày càng nhiều ngành nghề bắt đầu thực hiện phân tích dữ liệu khi họ nhận ra tầm quan trọng của nó. Ngành khách sạn cũng không nằm ngoài xu hướng này.
Ngành khách sạn có lợi thế giàu dữ liệu, chìa khóa để duy trì lợi thế cạnh tranh nằm ở cách khách sạn quản lý và phân tích khối dữ liệu khổng lồ này. Với những thay đổi đang diễn ra trong ngành khách sạn, phân tích dữ liệu có thể giúp bạn hiểu rõ insight khách hàng để xác định chiến lược kinh doanh cho khách sạn của bạn.
Phân tích dữ liệu có lợi gì cho khách sạn?
Phân tích dữ liệu trong ngành khách sạn là rất cần thiết, do đặc thù của ngành là phục vụ rất nhiều khách hàng khác nhau mỗi ngày. Mỗi khách lại có những sở thích, kỳ vọng và nhu cầu riêng cho kỳ nghỉ của họ.
Tuy nhiên, phân tích dữ liệu sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của khách sạn? Cùng Tripi Cloud tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Hỗ trợ cải thiện quản lý doanh thu
Phân tích dữ liệu trong ngành khách sạn có thể giúp bạn phát triển chiến lược quản lý doanh thu bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Thông qua kết quả phân tích các dữ liệu này, họ có thể đưa ra dự đoán về:
- Kỳ vọng về nhu cầu lưu trú tại các khách sạn
- Mức giá tốt nhất cho khách lưu trú
Các loại dữ liệu khác nhau có thể có lợi trong việc cải thiện quản lý doanh thu, chẳng hạn kiểm soát được như lượng đặt phòng hiện tại, mật độ sử dụng và các thống kê hiệu suất hoạt động khác.
Bằng cách phân tích dữ liệu khách sạn, bạn có thể nhận được thông tin phản hồi của khách hàng về dịch vụ và trải nghiệm của họ tại khách sạn.
2. Cải thiện dịch vụ và nâng cao trải nghiệm khách hàng
Bằng cách phân tích dữ liệu, bạn có thể nhận được thông tin phản hồi của khách hàng về dịch vụ và trải nghiệm của họ tại khách sạn. Thông tin này có sẵn trên các nền tảng như phương tiện truyền thông xã hội, các bài đánh giá trên các tạp chí hay website, hoặc thậm chí là các ghi chú mà khách để lại tại khách sạn.
Tuy nhiên, để đánh giá, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp khảo sát truyền thống với những câu hỏi chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đặt phòng của khách. Từ đó, bạn có thể xác định rõ điểm mạnh và điểm yếu của khách sạn, từ đó cải thiện dịch vụ và mang đến cho khách những trải nghiệm tốt hơn.
3. Cải thiện hiệu quả tiếp thị khách sạn
Khi thực hiện phân tích dữ liệu, các khách sạn có thể ứng biến và cải thiện hoạt động tiếp thị hiệu quả hơn khi đã biết chính xác những gì cần quảng bá đến khách hàng tiềm năng.
Kết quả từ phân tích dữ liệu sẽ giúp các nhà quảng cáo xây dựng nhiều phân khúc độc đáo hơn, giúp xác định các nhóm khách hàng thường xuyên ghé thăm khách sạn hoặc các địa điểm có liên quan.
Nếu một khách đặt chỗ nghỉ cho cả gia đình, thì sau khi thực hiện phân tích dữ liệu, bạn có thể tiếp thị các dịch vụ, hoạt động phù hợp cho gia đình có sẵn tại khách sạn. Nếu một khách thường đặt chỗ nghỉ cho chuyến công tác, khách sạn sẽ giới thiệu các hoạt động liên quan đến kinh doanh.
4. Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh
Để dẫn đầu trong ngành, các khách sạn phải theo dõi sự cạnh tranh liên tục, thông qua phân tích dữ liệu. Dữ liệu thu thập được có thể giúp bạn biết các đối thủ khác đang làm gì, từ đó cải tiến dịch vụ và trải nghiệm khách hàng của mình tốt hơn họ.
Giá của đối thủ cạnh tranh có thể được xác định bằng cách phân tích dữ liệu thời gian thực để so sánh với giá hiện tại của bạn. Điều này giúp xác định mức giá phù hợp cho từng phòng, giúp tăng lượng đặt phòng khách sạn.
5. Hỗ trợ cung cấp các dịch vụ bổ sung
Các khách sạn sẽ có cách “giao tiếp” với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng để thu thập dữ liệu theo nhiều cách khác nhau. Khi dữ liệu được thu thập và phân tích đúng, nó sẽ giúp bạn nhận ra những xu hướng dịch vụ mà khách hàng sử dụng.
Ngoài ra, chủ khách sạn có thể quyết định các sản phẩm và dịch vụ mới để giới thiệu. Nếu khách thường yêu cầu thiết bị tập thể dục mà khách sạn còn thiếu, bạn nên tân trang ngay một khu tập thể dục trong khuôn viên. Phân tích dữ liệu cũng giúp tăng cường các quan hệ đối tác với các bên cung cấp dịch vụ khác như taxi, quán bar, nhà hàng và đại lý du lịch.
Việc sử dụng phân tích dữ liệu trong ngành khách sạn là điều cần thiết để tăng năng suất, hiệu quả và lợi nhuận. Kết quả của phân tích dữ liệu giúp một doanh nghiệp biết họ cần tối ưu hóa cái gì, liệu hoạt động có cần cải tiến hay không, hoạt động nào có thể đạt được hiệu quả cao hơn…
6. Sử dụng các nền tảng truyền thông để mang lại lợi ích
Nền tảng truyền thông xã hội là công cụ mạnh mẽ nhất để thu hút và kết nối với khách hàng từ khắp nơi trên thế giới.
Khách có thể tương tác với khách sạn theo những cách mới nhờ mạng xã hội. Ngày nay, họ đang sử dụng nó để giải đáp cho những mối quan tâm hay nhu cầu của họ. Trong khi đó, các khách sạn có thể sử dụng nền tảng này để cung cấp thông tin hữu ích về dịch vụ của họ.
4 yếu tố cần thiết khi phân tích dữ liệu khách sạn
1. Định hình khách hàng tiềm năng
Để cung cấp và quảng bá dịch vụ tốt hơn, doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trước hết phải xác định và hiểu rõ khách của mình. Họ có nhiều khả năng chia sẻ phản hồi tích cực về một khách sạn có xu hướng phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ. Bạn cần xem xét một số tiêu chí nhất định như tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, thu nhập, sở thích và các lần lưu trú trước đó.
2. Báo cáo về các giao dịch
Bằng cách phân tích các giao dịch hàng ngày của mình, bạn có thể tìm hiểu thêm về những gì tốt nhất cho khách sạn của bạn. Ví dụ như ngày nào khách sạn hoạt động tốt nhất, khách thích phương thức thanh toán nào…
Dưới đây là một số yếu tố cần được xem xét khi phân tích các giao dịch:
- Tổng số lượt check-in
- Tổng số lượt check-out
- Số lượt book phòng chưa thanh toán
- Trung bình tổng số phòng đã sử dụng và số phòng trống
- Phương thức thanh toán
3. Dự báo
Các dự báo được đưa ra để ước tính nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ trong tương lai và hoạch định doanh số bán hàng. Việc phân tích dữ liệu để dự báo hành vi của người tiêu dùng, cải thiện quảng cáo và tính sẵn có của sản phẩm được gọi là quản lý doanh thu. Mục tiêu là cung cấp sản phẩm tốt cho người tiêu dùng vào đúng thời điểm.
4. Báo cáo thống kê
Các khách sạn nhỏ phải đo lường các chỉ số cụ thể để có cái nhìn sâu sắc về mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là những yếu tố quan trọng mà bạn cần phân tích:
- Tổng số đêm phòng đã được book (Phòng đã sử dụng và phòng trống)
- Tình trạng hủy đặt chỗ
- Công suất trung bình
- Thời gian lưu trú
- Doanh thu trên mỗi lượt đặt phòng
- Doanh thu hàng ngày
Kết luận
Nhiều khách sạn ngày càng nhận ra phân tích dữ liệu có thể giúp cải thiện dịch vụ của họ, nâng cao chiến lược tiếp thị và gia tăng lợi nhuận. Nó cũng góp phần vào các quyết định kinh doanh chiến lược tốt hơn, thúc đẩy phát triển dịch vụ, giảm chi phí và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Từ khóa » Doanh Thu Khách Sạn
-
Những điều Cần Biết Về Quản Trị Doanh Thu Khách Sạn
-
Các Nguồn Doanh Thu Của Khách Sạn Bạn Cần Biết
-
[PDF] Tóm Tắt Báo Cáo Khảo Sát Ngành Dịch Vụ Khách Sạn Năm 2019
-
Làm Thế Nào để đạt được Doanh Thu Khách Sạn Tốt ... - Blue Jay Pms
-
Kinh Doanh Khách Sạn: Khách Hàng Nhỏ - Doanh Thu Lớn
-
Cách Quản Trị Doanh Thu Khách Sạn Hiệu Quả - VNAppMob
-
Phân Tích Doanh Thu Của Khách Sạn Phân Tích Chi Phí Của Khách Sạn
-
Doanh Thu Của Khách Sạn Sheraton Hà Nội - VietNamNet
-
Chiến Lược Quản Lý Doanh Thu Khách Sạn Hậu COVID-19 - CiHMS
-
8 MẸO QUẢN LÝ DOANH THU ĐỂ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH ...
-
Doanh Thu Trong Doanh Nghiệp Du Lịch - Khách Sạn Là Gì? Cơ Cấu
-
5 TUYỆT CHIÊU TỐI ĐA HÓA DOANH THU KHÁCH SẠN
-
Làm Thế Nào để đạt được Doanh Thu Khách Sạn Tốt ... - Blue Jay Pos
-
Quản Lý Doanh Thu Khách Sạn Nhờ Phần Mềm Quản Lý - Asiky