Làm Thế Nào để đạt được Doanh Thu Khách Sạn Tốt ... - Blue Jay Pms

Kế hoạch kinh doanh sau đại dịch cần gì để phục hồi và phát triển nhanh chóng, hiệu quả? Bài viết sau sẽ chia sẻ một số gợi ý giúp khách sạn có thể tăng doanh thu và lợi một cách tốt nhất.​

Tập trung nguồn lực để phát triển doanh thu

Bắt đầu chiến lược Marketing hiệu quả

  • Xác định lại khách hàng mục tiêu

Việc làm đầu tiên để bán phòng tốt hơn chính là tìm hiểu hành vi của khách hàng, nhu cầu khách hàng đang thay đổi theo thời gian như thế nào. Khách sạn cần thực hiện các khảo sát về thị trường để tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách đi du lịch sau khi dịch Covid-19 chấm dứt. Nếu không thể thực hiện khảo sát, hãy tìm hiểu các bản nghiên cứu, phân tích từ các công ty chuyên môn để xác định đúng.

Không chỉ nắm bắt được mong muốn của khách du lịch sắp tới, từ những kết quả nghiên cứu, khảo sát được người quản lý khách sạn còn có thể đưa ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng hơn.

  • Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là quá trình tạo nên khác biệt, vượt trội khi so giữa khách sạn bạn và các đối thủ. Đó có thể là xác định đúng nhu cầu, xu hướng của khách du lịch và đáp ứng, hoặc tạo nên ưu thế về dịch vụ, chính sách giá phòng.

Định vị thương hiệu quan trọng trong việc giúp khách sạn xác định bạn là ai, có phù hợp với mục đích của họ hay không. Tìm ra sự khác biệt giữa khách sạn của bạn với khách sạn khác, điểm khác biệt này sẽ giúp khách sạn có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường.

  • Thay đổi thông điệp truyền thông

Khi nào khách sạn cần thay đổi thông điệp truyền thông? Là khi thông điệp cũ không còn hiệu quả, hoặc khách sạn cần làm mới hình ảnh. Hoạt động kinh doanh sau dịch là một thời điểm phù hợp để làm điều này.

Chiến lược, thông điệp truyền thông là một phần của chiến lược thu hút thị trường. Một chiến lược truyền thông hiệu quả sẽ ra một định hướng cần thiết cho hoạt động truyền thông, nó giúp khách sạn truyền tải thông điệp của mình đến khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, từ đó tạo ra một vị trí vững chắc trong suy nghĩ, nhận thức của khách hàng.

  • Tăng cường hoạt động quảng cáo

Quảng cáo trên nhiều nền tảng mạng xã hội giúp tăng độ phủ; kết hợp với quảng cáo trên website, quảng cáo hình ảnh khách sạn trên các diễn đàn, blog, hội nhóm… giúp tăng nhận thức của khách hàng về khách sạn.

Cần lưu ý rằng, khi marketing khách sạn trên mạng xã hội, mỗi nền tảng quảng cáo sẽ có một mô hình hoạt động khác nhau. Ví dụ thông điệp quảng cáo trên Facebook sẽ khác thông điệp quảng cáo trên Instagram hay trên LinkedIn, bởi vì đối tượng sử dụng những nền tảng này khác nhau.

Do đó, khách sạn cần phải có thiết kế nội dung riêng, xác định đúng kênh quảng cáo để tạo ra các sản phẩm phù hợp với từng hình thức quảng cáo.

  • Trang thông tin chính thức Website

Website đóng vai trò quan trọng, khi ngày nay đa số khách hàng tìm kiếm thông tin trên internet rất nhiều. Khách hàng sẽ tìm hiểu thông tin khách sạn trước khi đặt phòng. Đây là cơ hội để thu hút khách hàng trực tiếp, đặt phòng ngay trên website, khách sạn không phải mất chi phí hoa hồng cho bên thứ ba. Có thể nói, đây là chìa khoá chuyển đổi hữu ích, có website, khách sạn sẽ “đón lõng” người đọc khi họ tìm kiếm thông tin.

Website khách sạn sẽ cung cấp tất cả thông tin quan trọng, chính thức về khách sạn cũng như cập nhật mới nhất về các chính sách kinh doanh, sản phẩm đang có. Cho nên, đây được xem là kênh giao tiếp hiệu quả với khách hàng.

Hình thức quảng cáo duy nhất tạo ra niềm tin cho khách hàng, khách hàng cảm thấy được sự chuyên nghiệp và uy tín của khách sạn không đâu khác chính là website của khách sạn. Việc cần làm là cập nhật lại thông tin đầy đủ và liên tục trên website, hoặc nếu khách sạn muốn làm mới, thiết kế website mới thì cần tham khảo các đơn vị cung cấp nền tảng website chuyên nghiệp không tốn nhiều chi phí.

  • Cân bằng ngân sách Marketing

Các loại ngân sách trong Marketing cho khách sạn chia ra: ngân sách dài hạn, trung và ngắn hạn. Bởi vì ngân sách cho marketing cần dựa vào kế hoạch Marketing và mục tiêu kinh doanh của khách sạn theo từng thời điểm. Các yếu tố tác động đến ngân sách Marketing bao gồm:

  • Thương hiệu của Khách sạn.
  • Cơ hội cạnh tranh của khách sạn so với khách sạn khác hay là điểm khác biệt.
  • Mục tiêu doanh thu hàng năm của khách sạn.
  • Doanh thu hàng tháng cần đạt được để hoàn thành mục tiêu.
  • Doanh số trung bình trên mỗi khách hàng.
  • Công suất phòng cần thiết để đạt được doanh thu hàng tháng.
  • Số lượng khách hàng tiềm năng trung bình tìm kiếm về khách sạn trước khi họ tiến hành đặt phòng tại khách sạn.
  • Chi phí marketing cho một khách hàng tiềm năng.

ke-hoach-kinh-doanh-doanh-thu-sau-dich

Ngân sách cho marketing cần dựa vào kế hoạch Marketing và mục tiêu kinh doanh của khách sạn theo từng thời điểm.

Mở rộng mạng lưới bán phòng

  • Mở lại các kênh OTAs

Kênh OTAs là chiến lược bán phòng hiệu quả nhất, việc cần làm ngay lúc này mở lại các kênh OTAs uy tín như: Booking.com, Agoda.com, Expedia, Traveloka, Airbnb… có lượng khách hàng lớn. Ví dụ: Agoda.com có mặt trên hơn 110 quốc gia, Expedia.com là kênh du lịch trực tuyến hàng đầu tại Mỹ, nổi bật nhất có thể thấy là Booking.com được phủ sóng trên toàn thế giới.

Trong “sân chơi” này, không chỉ có các ông lớn mà hiện nay đang có nhiều OTAs địa phương như: Luxstay, VNtrip cũng được nhiều khách du lịch lựa chọn. Do đó, bên cạnh việc lựa chọn các kênh OTAs phổ biến để đăng ký, khách sạn cần đăng ký nhiều kênh OTAs khác để gia tăng cơ hội cho khách hàng dễ dàng nhìn thấy mình và tăng cơ hội bán phòng nhiều hơn.

Sau khi dịch bệnh kết thúc, thị trường du lịch bắt đầu hoạt động trở lại, nhu cầu du lịch tăng, việc mở lại các kênh đặt phòng OTAs sẽ khách sạn thu hút được nhiều đặt phòng sớm nhiều hơn.

  • Xây dựng chiến lược giá, chọn kênh trên OTAs phù hợp

Mỗi kênh OTAs có đặc điểm khác nhau, ví dụ Airbnb là kênh được ưa chuộng nhất hiện nay, phủ sóng trên toàn thế giới, tỷ lệ hoa hồng cạnh tranh nhất 3%/ hay Booking.com thị trường khách hàng tiềm năng là Châu Âu – Mỹ, chi phí hoa hồng là 15%.

Đối với thị trường Đông Nam Á, Việt Nam khách hàng thường tập trung vào các kênh My Tour, Luxstay, VnTrip, Ivivu. Việc cần làm của khách sạn lựa chọn nhóm kênh OTAs phù hợp mang lại doanh thu nhiều nhất, ổn định nhất và chi phí hoa hồng thấp nhất.

  • Cải thiện bán phòng trực tiếp

Khách hàng sẽ ghé thăm website của bạn để tham khảo một số thông tin trước khi tiến hành đặt phòng. Khách sạn có thể tận dụng điều này, để giảm chi phí hoa hồng phải chịu trên OTAs, khi thúc đẩy hành vi đặt phòng trực tiếp thông qua Direct Booking.

Nhằm tối ưu doanh thu, cải thiện lợi nhuận, khách sạn cần làm những điều sau để quá trình này đem lại hiệu quả:

  • Cập nhật, thay đổi thông tin khách sạn mới mẻ, liên tục.
  • Tinh gọn quy trình đặt phòng.
  • Cái thiện hình ảnh để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Kết nối lại với các đối tác Travel Agency (TA)

Để tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng lớn, khách sạn cần liên kết với các đơn vị bán phòng hữu dụng là TA – đại lý du lịch lữ hành, hợp tác đối tác với khách sạn trong việc giới thiệu và tư vấn các sản phẩm dịch vụ. Các đơn vị TA đặc biệt luôn được các nhóm khách đoàn lựa chọn, thay vì lo sợ sự khác biệt giữa ảnh và dịch vụ thực tế, khách hàng sẽ lựa chọn các đơn vị TA uy tín để đặt phòng.

Nếu tiếp thị tốt cho kênh này sẽ mang doanh thu cao mong muốn cho khách sạn. Tương tự như OTAs, khách sạn cần liên kết thêm với nhiều đơn vị TA mới để mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh của mình.

  • Xây dựng chính sách giá ưu đãi phù hợp

TA hay OTA nói chung cũng là đại lý phân phối phòng cho khách sạn, đơn vị phân phối nào bán được nhiều phòng cho khách sạn nhất sẽ được giá tốt nhất. Do đó, khách sạn cần xây dựng chính sách giá ứng với mỗi loại đại lý: Đại lý trung bình, đại lý thân thiết… Từ cách xây dựng như vậy, giúp khách sạn thực hiện nhất quán được kế hoạch kinh doanh của mình.

  • Chính sách hoàn huỷ linh hoạt

Sau khi kết thúc dịch bệnh, tâm lý quan ngại di chuyển của khách du lịch vẫn có sự tác động. Do đó, khách sạn cần bỏ ngay chính sách Non-refundable để thu hút thêm nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, điều chỉnh thành gói giá linh hoạt hơn như: hoàn huỷ trước 07 ngày không mất phí. Thống kê các booking đặt trước 07 ngày để có kế hoạch làm việc và giảm áp lực cho bộ phận làm việc trong khách sạn.

  • Liên hệ lại khách hàng cũ

Đối với các khách hàng là doanh nghiệp thường xuyên đặt phòng công tác tại Khách sạn của bạn trước đây. Cần liên hệ lại để gửi chính sách giá mới đính kèm các khuyến mãi hấp dẫn để gia tăng thêm lượt đặt phòng trực tiếp tại khách sạn. Các chương trình đưa ra cần cá nhân hoá để các khách hàng doanh nghiệp cảm thấy ấn tượng hơn với khách sạn. Nguồn khách hàng corporation sẽ mang lại nguồn doanh thu thường xuyên và ổn định cho khách sạn.

Đổi mới và cải thiện hình ảnh khách sạn

Thay đổi hình ảnh

  • Cải tạo lại hình ảnh khách sạn nếu thực sự cần thiết

Cải tạo, cải thiện lại hình ảnh vừa có thể là cải thiện không gian. Trường hợp khách sạn của bạn không quá cũ kỹ nhưng lượt khách đặt phòng không nhiều, bạn dự đoán có khả năng còn bị sụt giảm trong vài tháng tới, khách sạn cần nghĩ ngay đến việc cải tạo khách sạn mang lại diện mạo mới.

Đầu tư cải tạo khách sạn không những giúp doanh thu khách sạn tăng vọt mà còn giúp cải thiện việc kinh doanh khách sạn ổn định, lâu dài. Xu hướng ngày nay, khách du lịch thường thích nghỉ dưỡng ở những nơi có thiết kế độc đáo, thân thiện với môi trường, bên cạnh phong cách hoài cổ, mang dấu ấn thời xưa.

  • Tuân thủ, đảm bảo tiêu chuẩn phòng, chống dịch

Đổi mới hình thức đón nhận khách, hạn chế tiếp xúc trực tiếp để đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Vì tâm lý lo ngại tiếp xúc trực tiếp nên hiện nay một số khách sạn đã cho phép check-in, check out online. Giảm thiểu thời gian làm thủ tục nhận phòng, khách hàng lại yêu thích vì họ có nhiều thời gian trải nghiệm hơn tại khách sạn.

Nâng cao chất lượng dịch vụ

  • Tạo điều kiện để khách hàng lưu trú lâu hơn tại khách sạn

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên khách hàng có xu hướng ở lại một địa điểm lưu trú lâu hơn, thỏa mãn được các nhu cầu của khách hàng sẽ giúp cho khách sạn giữ chân được khách hàng ở lâu tại khách sạn của mình. Một số mẹo nhỏ để giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn:

  • Gửi lời cảm ơn chân thành khi khách hàng lựa chọn khách sạn làm nơi lưu trú.
  • Lắng nghe, nhận phản hồi của khách hàng thường xuyên.
  • Mang lại sự thích thú cho khách hàng bằng những dịch vụ đặc biệt tặng kèm.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ càng tốt càng mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi nghỉ ngơi tại khách sạn của bạn. Đào tạo nhân viên cởi mở, thân thiện tạo ấn tượng tốt đẹp khi khách đến khách sạn họ sẽ đánh giá cao chất lượng phục vụ sau khi rời đi. Phòng ốc đầy đủ tiện nghi, đảm bảo vệ sinh chắc chắn khách hàng sẽ quay lại lần sau vì họ không thể quên trải nghiệm tốt đẹp tại khách sạn.

  • Tạo thêm nhiều chương trình khuyến mãi

Khuyến khích khách hàng sử dụng thêm nhiều dịch vụ tại khách sạn bằng cách gửi kèm thêm các voucher, chương trình ưu đãi, giảm giá khi đăng ký sử dụng nhiều dịch vụ. Ngoài ra, việc triển khai chương trình giảm giá, khuyến mãi đúng lúc, hợp lý còn tăng thêm doanh thu cho khách sạn.

Như vậy, có thể thấy để cải thiện doanh thu cho khách sạn lâu dài, thì chính khách sạn phải tự thay đổi chính mình. Chỉ có hành động mới mang lại kết quả.

Quản lý chi phí vận hành tiết kiệm

Do ảnh hưởng của đại dịch COvid-19 đã làm cho ngành kinh doanh rơi vào khủng hoảng. Nguồn vốn của khách sạn không còn nhiều, do đó, khách sạn cần linh hoạt trong quá trình quản lý công việc của mình.

Những thiếu sót khi quản lý khách sạn theo kiểu truyền thống

Quản lý khách sạn là quản lý tất cả các hoạt động của nhiều bộ phận khác nhau từ lễ tân, buồng phòng, đặt phòng cho đến các dịch vụ ăn uống, quản lý tồn kho và hệ thống báo cáo doanh thu lợi nhuận của khách sạn. Ví dụ:

  • Đối với nhân viên lễ tân: mỗi ngày xử lý rất nhiều công việc đặt phòng, hủy phòng, check in, check out cho hàng chục, hàng trăm khách hàng thì sai sót dễ dàng xảy ra nếu sử dụng sổ sách để ghi chép. Không những thế quy trình xử lý tốn nhiều thời gian sẽ làm cho khách hàng cảm thấy không hài lòng về chất lượng dịch vụ.
  • Đối với công việc buồng phòng: Nhân viên buồng phòng công việc chính là dọn dẹp phòng, tuy nhiên mỗi ngày có nhiều lượt khách check in, check out làm thế nào để người nhân viên buồng dễ dàng tìm kiếm được số phòng cần dọn. Đây là bài toán đau đầu của người quản lý khách sạn.
  • Đối với bộ phận đặt phòng: khách sạn muốn đạt mục tiêu doanh thu đề ra cần phải phân phối phòng trên rất nhiều kênh. Xét về mặt trận OTAs, khách sạn phải có ít nhất 5 – 10 tài khoản, việc cập nhật lại giá và phòng trống sau khi khi có booking cũng mất nhiều thời gian của quản lý khách sạn.

Chưa kế không chỉ phân phối trên OTAs mà còn phải triển khai nhiều đối tác chiến lược khác nhau. Quản lý theo kiểu truyền thống sẽ người quản lý cảm thấy áp lực công việc ngày càng tăng lên. Như vậy dễ dàng thấy rằng hiệu quản công việc thấp thì rất khó đạt được mục tiêu doanh thu của khách sạn.

Trên đây chỉ là một số bộ phận chính có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn. Việc quản lý công việc truyền thống còn dễ gây thất thoát doanh thu, khó khăn trong việc quản lý nhân viên. Tác động tiêu cực đến việc điều hành khách sạn của chủ doanh nghiệp.

Áp dụng công nghệ giúp tiết kiệm chi phí quản lý

Việc áp dụng một phần mềm khách sạn trong việc quản lý là một cách làm khoa học, tiết kiệm được chi phí hiệu quả, ngoài ra còn góp phần làm tăng doanh thu cho khách sạn. Một phần quản lý khách sạn hiệu quả sẽ giúp tăng năng suất lên gấp nhiều lần.

Ví dụ: Trước đây bộ phận lễ tân cần thuê ít nhất 2 – 3 nhân viên lễ tân để xử lý việc check-in, check out cho khách, khi khách sạn sử dụng phần mềm quản lý việc làm thủ tục nhận phòng cho khách hàng được xử lý nhanh chóng và chỉ cần 1 nhân viên sử dụng được phần mềm chỉ mất vài phút để hoàn tất thủ tục cho khách hàng.

Do đó, đối với khách sạn đang tư duy kinh doanh theo kiểu truyền thống cần phải điều chỉnh ngay và sử dụng phần mềm quản lý khách sạn để thay đổi chất lượng dịch vụ của khách sạn.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
  • Làm cách nào để tăng hiệu quả kinh doanh căn hộ dịch vụ?
  • Kinh doanh khách sạn cần chuẩn bị những gì?
  • Các khách sạn xoay theo dịch để tồn tại như thế nào?
  • Hotel Booking System là gì?
  • Top 10 kênh OTA phổ biến nhất Việt Nam hiện nay
  • Hội An sau dịch đang dần khôi phục như thế nào?
  • TRevPAB là gì? Tại sao phải đo lường TRevPAB?
  • ARR là gì? Chiến lược cải thiện chỉ số ARR cho khách sạn
  • Tỷ lệ lấp đầy (Occupancy Rate) là gì? Cách tăng chỉ số này
  • GOPPAR là gì? Chìa khóa để tối ưu hóa lợi nhuận khách sạn
  • Các Chỉ Số Quan Trọng Trong Khách Sạn
  • Tổng hợp danh sách các thuật ngữ trong khách sạn phổ biến

Từ khóa » Doanh Thu Khách Sạn