6 Mẹo Xây Dựng Kế Hoạch Học Tập, Rất Dễ Thực Hiện!
Có thể bạn quan tâm
Như Hoola đã từng đề cập đến các kỹ năng học tập phải có trên môi trường trực tuyến. Xây dựng kế hoạch học tập là kỹ năng buộc phải biết để học tập trực tuyến thực sự hiệu quả.
Thái độ nghiêm túc là điều kiện tiên quyết để thành công, học cũng thế thôi! Đặc biệt khi học trực tuyến, việc lập kế hoạch học tập và kiên trì thực hiện kế hoạch là một kỹ năng mà học sinh sinh viên nhất định phải rèn luyện.
Chính vì vậy, trong bài viết này, Chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc những bí quyết để tạo dựng một kế hoạch học tập cá nhân cân bằng và hiệu quả nhất!
Dưới đây chúng tôi gợi ý các bước đơn giản xây dựng kế hoạch học tập, cũng như một số mẹo để có được một kế hoạch học tập hiệu quả, phù hợp với mỗi người.
Để có thể xây dựng kế hoạch học tập, trước tiên bạn cần xác định rõ mục đích của việc học. Học để làm gì và mục tiêu cụ thể cần đạt được sau khoá học?
1. Xác định mục tiêu học tập
Để bắt đầu lập một kế hoạch, bạn phải biết mình muốn học gì, cần học gì. Nếu bạn đang tìm kiếm một nghề mới, hãy xem xét nghề nghiệp nào là mục tiêu cuối cùng bạn tìm kiếm. Nếu bạn đang muốn nâng cao kỹ năng của mình và muốn học một ngôn ngữ mới, hãy hình dung bạn đang đi du lịch đến một quốc gia khác và sử dụng các kỹ năng của bạn. Hình dung mục tiêu cuối cùng trước, sau đó cụ thể hoá thành các công việc nhỏ để đạt được mục tiêu đó.
Xem xét lý do tại sao bạn muốn học kỹ năng, kiến thức này mà không phải kỹ năng, kiến thức khác. Khi bạn trả lời tại sao bạn muốn học, tức là bạn xác định rõ động lực học tập rõ ràng. Động lực sẽ giúp bắt đầu và vượt qua một số thời điểm khó khăn khi học kiến thức và kỹ năng mới. Tuy nhiên, làm thế nào để duy trì động lực như lúc bắt đầu? Nó đòi hỏi sự nghiên cứu, sự cam kết, và đôi khi là sự trợ giúp.
2. Nghiên cứu khoá học
Tất nhiên, internet sẽ cung cấp vô số bài báo và blog liên quan đến kiến thức, kỹ năng mà bạn muốn có. Tuy nhiên, cùng với việc đọc, hãy cố gắng tìm những người đang và đã làm chính xác những gì bạn tìm kiếm. Họ sẽ trở thành cố vấn cung cấp kiến thức và chuyên môn vô giá. Những lời khuyên từ họ cho bạn nhận biết cơ hội và hạn chế rủi ro. Từ đó, bạn có được hình dung cơ bản về khoá học và chất lượng của nó.
3. Chia nhỏ mục tiêu
Dựa trên mục tiêu đã xác định, bạn chia nhỏ chúng và gắn với các hoạt động cụ thể. Các mục tiêu nhỏ phải đo lường được.
Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng học một kỹ năng mới, hãy yêu cầu bản thân làm việc với nó trong hai mươi phút mỗi ngày. Hoặc, nói với bản thân rằng bạn sẽ tham dự mọi lớp học và tham gia đầy đủ. Sau khi đăng ký khoá học, hãy cho chúng 1 deadline.
Mẹo để dễ dàng đạt được các mục tiêu nhỏ là ghi chúng ra giấy. Việc theo dõi chúng trên giấy dễ dàng hơn. Việc ghi lại hàng ngày những mục tiêu nhỏ là động lực để tiếp tục duy trì, bạn sẽ cảm thấy tự hào về bản thân khi nhìn vào danh sách này. Hãy để danh sách này ở một nơi dễ nhìn và tự thưởng cho mình mỗi khi hoàn thành một mục tiêu nhỏ.
4. Tập trung và cam kết
Với kế hoạch đã đề ra, bạn phải hết sức tập trung. Nếu một phần kế hoạch của bạn là dành thời gian mỗi ngày để học điều gì đó mới, thì bạn phải tạo một lịch trình khuyến khích hành vi này. Nếu bạn cần thức dậy sớm hơn 15 phút để tập trung vào việc học, hãy thực hiện nó. Tóm lại, bạn cần thay đổi để phù hợp với kế hoạch học tập.
Thay đổi hành vi đòi hỏi sự cam kết thực hiện. Bạn biết phải làm gì là tốt nhất cho bản thân. Nếu bạn cần tự thưởng cho bản thân khi đạt được các mốc cụ thể, thì hãy làm điều đó. Bất cứ điều gì cần thiết để khuyến khích bạn tiếp tục cam kết và tập trung sẽ giúp bạn tiếp tục hành trình.
5. Theo đúng kế hoạch
Hãy tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình và bạn bẻ. Khi gặp khó khăn thì sự hỗ trợ từ người thân là động lực bạn theo đuổi bản kế hoạch học tập đã thiết lập. Những việc nhỏ lại có hiệu quả bất ngờ, nên đừng ngại thử nghiệm để theo đúng kế hoạch
6. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học
Học tập nghiêm túc liên quan đến việc thay đổi hành vi. Với mỗi kỹ năng mới bạn học được, hãy sử dụng nó. Nếu bạn đang học một ngôn ngữ mới, hãy tìm cơ hội để thực hành kỹ năng mới của bạn. Bạn càng luyện tập và sử dụng kỹ năng mới của mình, bạn càng có nhiều khả năng sở hữu nó. Tìm cách chia sẻ kiến thức của bạn; sử dụng nó trong công việc, viết blog hoặc dạy cho người khác.
7. Sáu mẹo xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả
Thiết lập mục tiêu học tập ngắn hạn và dài hạn
Khi xác định mục tiêu học tập, việc xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn giúp bạn dễ dàng thực hiện và bám sát kế hoạch đã đề ra.
Mục tiêu ngắn hạn như là ôn tập cho kỳ kiểm tra trong 1 tuần, hay đọc xong tài liệu tham khảo trong vòng 2 tuần,...Tổ nhất nhất là bạn nên để đơn vị tính theo ngày, bạn cần bao nhiều ngày cho mỗi mục tiêu ngắn hạn cụ thể.
Mục tiêu dài hạn như là thi đại học, thi chứng chỉ, hay phỏng vấn cho 1 vị trí mới,... Bạn sử dụng thông tin về thời gian và mục tiêu dài hạn để tính toán các mục tiêu ngắn hạn
Xác định những hạng mục ưu tiên
Xếp hạng các mục tiêu học tập theo mức độ quan trọng, đầu mục nào bạn cần ưu tiên theo thứ tự từ 1. Bạn cũng cân nhắc thời mức độ khó, thời gian đọc tài liệu, thời gian ôn tập,...
Dành thời gian trống cho các hoạt động khác
Bạn không thể học tập tốt nếu không dành thời gian nghỉ ngơi, giải trí để lấy lại năng lượng và cảm hứng.
Có cân nhắc cách học bạn yêu thích
Bạn thích nghe audio hay xem video, bạn tập trung vào buổi sáng hay buổi tối, bạn thuộc tuýp người có kỷ luật hay hay trì hoãn.
Theo sát kế hoạch học tập
Bạn đánh dấu mỗi khi hoàn thành một mục tiêu, hoặc cũng có thể tự thưởng sau mỗi khi đạt được một mục tiêu. Có một cách nữa là tìm đồng đội để cùng giám sát nhau theo sát kế hoặc, nếu không thì đơn giản là chia sẻ mục tiêu với mọi người để có thêm động lực hoàn thành.
Sử dụng phần mềm lập kế hoạch
Phần mềm lập kế hoạch sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả thực hiện kế hoạch học tập. Cho dù lập kế hoạch hay các công việc khác, các phần mềm hỗ trợ tốt thực sự mang lại sự khác biệt.
Bạn có thể tham khảo một số phần mềm lập kế hoạch cá nhân và lập kế hoạch công việc dưới đây:
- Evernote
- Trello
- Todoist
- Any.do
Lập kế hoạch học tập cá nhân là điều cần thiết khi bạn thực sự muốn đạt được mục tiêu. Việc học dễ hay khó, thú vị hay nhàm chán, hiệu quả hay không hiệu quả là do bạn quyết định. Hãy xây dựng kế hoạch học tập cá nhân thật chi tiết!
Từ khóa » Các Bước Xây Dựng Mục Tiêu Học Tập
-
MỤC TIÊU HỌC TẬP: 7 BƯỚC XÁC ĐỊNH - Gia Sư Nam Long
-
Bước 1: Xây Dựng Mục Tiêu Học Tập Cho Học Viên
-
XÂY DỰNG CÁC MỤC TIÊU HỌC TẬP BẰNG MỘT CÁCH ĐƠN GIẢN
-
Xác định Mục Tiêu Và Nội Dung Học Tập - Cao đẳng Quân Y 1
-
5 Bước Lập Kế Hoạch Lên Mục Tiêu Học Tập - Tự Học 365
-
Phương Pháp Giúp Bạn Trẻ Xác Lập Mục Tiêu Trong Học Tập - YBOX
-
Kỹ Thuật đặt Mục Tiêu Cho Bài Học
-
Kỹ Năng Xây Dựng Mục Tiêu Cá Nhân Mà Bạn Nên Biết - Unica
-
Các Bước Xác định Mục Tiêu Và Lập Kế Hoạch Hành động - Acabiz
-
Phương Pháp Xây Dựng Mục Tiêu Làm Chủ Công Việc - Vnhoi
-
Xây Dựng Mục Tiêu Học Tập ở đại Học
-
Cách Lập Bảng Kế Hoạch Học Tập Cá Nhân Hoàn Chỉnh - Seoul Academy
-
Lập Kế Hoạch Học Tập Cá Nhân Hiệu Quả