6 Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh Viêm đường Hô Hấp
Có thể bạn quan tâm
Người bệnh viêm đường hô hấp nên ăn gì?
1. Trái cây và rau xanh
Trái cây và rau xanh là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Chất oxy hóa có trong các loại rau củ và trái cây có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể chống lại sự tấn công của bệnh tật, trong đó có các bệnh lý viêm đường hô hấp.
Đặc biệt, ăn nhiều các loại trái cây, rau quả có nhiều màu sắc như ớt chuông đỏ, ớt chuông vàng, cà chua, củ cải đường, cà rốt, đu đủ, lựu… cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, làm cho hệ miễn dịch ngày càng tốt hơn.
Rau củ cũng là nguồn cung cấp vitamin C phong phú, giúp cho đường hô hấp được sạch, chống viêm và có lợi trong việc điều trị viêm đường hô hấp. Các loại rau củ có nhiều vitamin C như kiwi, cam, chanh, rau lá xanh, bông cải xanh…
Ngoài việc chế biến trái cây và rau củ theo cách nấu nướng thường ngày thì làm salad hay nước ép, xay sinh tố… đều đem lại giá trị dinh dưỡng cao.
2. Thực phẩm giàu chất đạm
Một chế độ ăn đủ đạm sẽ giúp cơ thể duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và nhanh lành bệnh. Chất đạm có nhiều trong các loại thực phẩm như: Thịt, cá, trứng, sữa, và các loại đậu/đỗ.
Mỗi người cần ăn 5-6 phần đạm/ngày. Mỗi phần đạm tương đương 40g thịt/cá/tôm, 1 quả trứng gà/vịt, 1 bìa đậu phụ, 1 cốc sữa.
Các bệnh do viêm đường hô hấp trên: Dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa
Nên phối hợp đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, bổ sung chất đạm từ cả nguồn động vật và thực vật cung cấp cho cơ thể mỗi ngày.
3. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp hạn chế khô cổ, làm loãng đờm để dịch đờm được tống xuất ra ngoài dễ dàng hơn. Duy trì bổ sung đều đặn 2 - 3 lít nước mỗi ngày, bao gồm: nước lọc, trà, sữa, nước ép trái cây, canh rau sẽ giúp mau khỏi bệnh.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã có biến chứng tâm phế mạn thì cần bổ sung nước vào cơ thể theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.Màu sắc của nước tiểu sẽ là một dấu hiệu để kiểm tra xem cơ thể có đang được cấp đủ nước hay không. Nước tiểu phải có màu trắng trong hoặc màu vàng nhạt, nếu là màu sẫm thì hãy tích cực uống nước nhiều hơn.
4. Tỏi
Tỏi là gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Tỏi có tính kháng khuẩn và kháng virus mạnh mẽ nên rất hiệu quả trong phòng và trị các bệnh viêm đường hô hấp.
Ngoài việc sử dụng tỏi như một gia vị trong việc xào, nấu các món ăn, nếu có thể chịu được vị hăng và cay, có thể ăn tỏi sống thay vì chế biến. Đây cũng là cách tốt để tăng miễn dịch, ngừa cảm cúm.
Ngoài ra có thể sử dụng nước ép tỏi tươi để nhỏ mũi hàng ngày cũng có tác dụng ngừa cảm cúm rất tốt. Hoặc làm siro tỏi ngâm mật ong hay rượu ngâm tỏi cũng giúp nâng cao miễn dịch, phòng chống bệnh tật.
5. Gừng
Cũng giống như tỏi, gừng có chứa các hợp chất kháng virus nên có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa cũng như điều trị hiệu quả các bệnh về đường hô hấp, long đờm, kháng viêm… Ngoài ra, ăn gừng cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên.
Có thể dùng gừng để làm gia vị cho các món ăn hàng ngày, ngâm gừng với mật ong hay pha trà gừng uống mỗi ngày cũng sẽ rất hiệu quả.
6. Mật ong
Mật ong chứa hàm lượng lớn kháng viêm và kháng khuẩn, được coi là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên tốt nhất giúp ngăn ngừa các virus, vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, mật ong cũng có tác dụng làm ấm và dịu cổ họng, giảm ho, long đờm hiệu quả. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi thì không nên sử dụng mật ong vì dễ gây ra ngộ độc.
Có thể sử dụng trà mật ong với ít nước cốt chanh, hay siro mật ong như: lá hẹ hấp mật ong, húng chanh hấp mật ong, quất (tắc) hấp mật ong. Nên uống vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để có công dụng tốt nhất.
Những thực phẩm cần hạn chế
- Hạn chế lượng muối ăn vào vì sẽ gây giữ nước trong cơ thể và làm tăng gánh nặng cho tim. Không nên ăn các thực phẩm có nhiều muối (đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối sẵn…).
- Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có gas, những thực phẩm dễ gây đầy bụng vì làm tăng thể tích dạ dày gây khó thở cho bệnh nhân (củ cải, ớt xanh, dưa cải, táo, ngô, hành tây, dưa chuột, dưa hấu…).
- Hạn chế các thực phẩm chiên rán như khoai tây, thịt xiên nướng… là nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở khi ho.
- Người bệnh viêm đường hô hấp không nên uống rượu và hút thuốc vì sẽ gây kích thích niêm mạc đường hô hấp, tạo ra viêm nhiễm, dẫn đến ho khạc, nhiều đờm…
Xem thêm video đang được quan tâm:
Những điểm mới hướng dẫn về thực hiện xét nghiệm COVID-19.
Từ khóa » đồ ăn Tốt Cho Người Bị Ho
-
Bị Ho Không Nên ăn Gì Và Thực đơn Những Món ăn Tốt Cho Người Bị Ho
-
Bị Ho Nên Ăn Và Kiêng Gì Cho Nhanh Khỏi + Khỏe? - Thuốc Dân Tộc
-
Bị Ho Kiêng ăn Gì? Ăn Gì để Hết Ho Nhanh Nhất? - Bách Hóa XANH
-
Người Bị Ho Hạn Chế ăn Gì? - Vinmec
-
Bị Ho Nên ăn Gì Và Kiêng ăn Gì? - Thiết Bị Y Tế Omron
-
Các Món ăn Trị Ho Nhanh Chóng Và Tốt Nhất Cho Sức Khỏe
-
Bị Ho Kiêng ăn Gì? TOP 10 Món Tuyệt đối Không ăn Khi Ho | VinID
-
Người Bị Ho Kiêng ăn Gì? Ăn Gì Chữa Ho? - Điện Máy XANH
-
Bị Ho Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?
-
Người Bị Ho Kiêng ăn Gì, Nên ăn Gì để Mau Khỏi Bệnh?
-
Người Bị Ho Nên ăn Gì để Giúp Cải Thiện Sức Khỏe Và Bảo ... - Viêm Phổi
-
12 Món ăn Cực Tốt Cho Người đang Bị Ho Khan Kéo Dài
-
Ăn Gì Chữa Ho Hiệu Quả, Giảm Nhanh Triệu Chứng?
-
Bị Ho Kiêng Ăn Gì Và Nên Bổ Sung Gì Cho Nhanh Khỏi?