Bị Ho Kiêng Ăn Gì Và Nên Bổ Sung Gì Cho Nhanh Khỏi?

Bị ho kiêng ăn gì, nên ăn gì? Là một trong những vấn đề người bệnh cần quan tâm. Bởi, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả. Danh sách các loại thực phẩm nên và không nên ăn khi bị ho sẽ được cập nhật chi tiết trong nội dung bài viết này.

Bị ho kiêng ăn gì?

Ho là tình trạng dễ gặp tại đường hô hấp khi thời tiết thay đổi đột ngột, không khi ô nhiễm, ăn uống đồ lạnh hoặc cay nóng ảnh hưởng đến niêm mạc họng… Ho đồng thời cảnh báo các triệu chứng của một số bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn ung thư phổi, giãn khí phế quản,…. 

Bị ho kiêng ăn gì giúp bệnh nhanh khỏi
Bị ho kiêng ăn gì giúp bệnh nhanh khỏi

Bên cạnh sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng cũng quyết định hiệu quả điều trị. Theo đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus, giảm ho hiệu quả. Đồng thời, 1 số thực phẩm gây kích ứng cổ họng, khiến cơn ho dai dẳng, lâu khỏi mà người bệnh cần tránh như:

  • Đồ ăn cay nóng: Thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt,… kích thích vùng họng khiến họng sưng, đau rát gây cảm giác khó chịu và ho nhiều hơn. 
  • Thực phẩm chiên nướng: Người bệnh hạn chế ăn đồ ăn chiên nướng, bởi làm tăng dịch đờm, kích ứng vùng họng khiến cơn ho dai dẳng, lâu ngày không khỏi.
  • Sữa: Sữa là một trong những thực phẩm kích thích tạo chất nhầy trong đường hô hấp. Do đó khi bạn bị ho không nên uống sữa sẽ giúp bệnh nhanh chóng hồi phục. 
  • Những thực phẩm gây dị ứng: Những người bệnh hen suyễn, tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm gây dị ứng giúp thuyên giảm bệnh và tránh các cơn ho. 
  • Không ăn đồ tanh: Thực phẩm có mùi tanh như tôm, cá, cua, mực,… sẽ gây kích ứng và khiến tình trạng ho nghiêm trọng hơn.
  • Thức ăn đồ uống quá lạnh: Một trong những nguyên nhân gây kích ứng cổ họng là người bệnh sử dụng đồ uống, đồ ăn quá lạnh gây tổn thương phổi và dẫn đến ho. 
Thức ăn đồ uống quá lạnh gây ho dai dẳng, lâu ngày không khỏi
Thức ăn đồ uống quá lạnh gây ho dai dẳng, lâu ngày không khỏi
  • Loại rau củ chứa chất nhầy: Những rau củ chứa nhiều chất nhầy như mồng tơi, rau đay, củ từ… khiến cho cơ thể người bệnh sinh nhiệt và sản sinh ra nhiều chất dịch đờm, tăng cơn ho, gây cảm giác khó chịu và tổn thương vùng họng
  • Thực phẩm đồ ăn nhanh: Thực phẩm đồ ăn nhanh chứa ít dinh dưỡng, khi bạn sử dụng giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng cơ thể. Do đó người bệnh bị ho càng nghiêm trọng và điều trị thời gian dài.
  • Quýt: Vỏ quýt có tác dụng chữa ho nhưng thịt quýt chứa Cellulite khiến cơ thể sản sinh nhiều dịch đờm khiến bệnh kéo dài, lâu khỏi. 

Ngoài ra những thực phẩm đặc khó nuốt như lòng đỏ trứng, súp khoai, bột đao,… người bị ho nên hạn chế sử dụng. Bởi những thực phẩm này khiến thành họ bị kích thích và khiến trình trạng ho dai dẳng, lâu ngày không khỏi. 

Bị ho nên ăn gì?

Khi bị ho làm cho cơ thể người bệnh mệt mỏi, chán ăn. Do đó, chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, ngon miệng giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch  góp phần đẩy lùi các cơn ho. Dưới đây là một số thực phẩm người bị ho nên bổ sung để cải thiện triệu chứng, hỗ trợ điều trị:

Bị ho nên ăn gì giúp điều trị ho hiệu quả
Bị ho nên ăn gì giúp điều trị ho hiệu quả

Thực phẩm giàu vitamin A,C

Thực phẩm nhóm vitamin A, C có nhiều lợi ích cho sức khỏe chất chống oxy hóa tự nhiên tăng cường hệ miễn dịch và đề kháng giảm ho, đau rát cổ họng,…  Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C, A như cà chua,ớt chuông, các loại rau lá xanh như cải xanh, súp lơ xanh…

Cháo, súp

Ho nhiều gây ra hiện tượng sưng và đau rát cổ họng. Do đó người bệnh nên sử dụng thực phẩm dễ nuốt như cháo, súp, canh khoai tây, cháo yến mạch  tránh tổn thương cổ họng nhưng đảm bảo chất dinh dưỡng. Ngoài ra để tăng sức đề kháng bạn nên sử dụng món ăn rau củ luộc, thức ăn mềm, dễ nuốt.

Thực phẩm chứa tỏi, hành tây, tía tô

Tỏi, hành tây, tía tô là các nguyên liệu chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn cao. Nhóm nguyên liệu này không chỉ giảm triệu chứng ho hiệu quả mà còn được ứng dụng bài thuốc dân chữa bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… Bạn có thể sử dụng tỏi, hành tây, tía tô trong món ăn hằng ngày giúp điều trị bệnh, giảm cơn ho hiệu quả. 

Thực phẩm chứa hành, tía tô tỏi giúp điều trị ho hiệu quả
Thực phẩm chứa hành, tía tô tỏi giúp điều trị ho hiệu quả

Mật ong

Mật ong thành phần đường (80%), canxi, vitamin giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể. Bên cạnh đó với hoạt chất guaifenesin, dextromethorphan tác dụng giảm triệu chứng ho và đờm nhầy hiệu quả.

Do đó người bệnh sử dụng mật ong nguyên chất hoặc kết hợp mật ong với chanh, gừng, quất, lá bạc hà giúp thông họng, tan đờm, giảm kích ứng vùng họng.

Giấm táo

Trong giấm táo chứa hàm lượng lớn axit tự nhiên, tăng miễn dịch, giảm kích ứng vùng họng. Do đó sử dụng giấm táo thường xuyên giúp đẩy lùi triệu chứng ho và bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Cách dùng giấm táo trị ho như sau:

  • Khuấy đều 2 thìa giấm táo vào 200ml nước ấm và uống 2 lần/ ngày.
  • Pha 2 thìa giấm táo, 1 thìa mật ong với 200ml nước ấm và uống 2 lần/ ngày.
  • Trộn 2 thìa giấm táo, 1 thìa nước ép gừng vào 200ml nước ấm và uống 2 lần mỗi ngày.

Bị ho nên ăn các loại trái cây

Trái cây được khuyến khích nên sử dụng khi bị ho. Vậy bị ho nên ăn trái cây gì? Dưới đây những trái cây người bệnh nên sử dụng, giúp đẩy lùi cơn ho.

  • Quả quất (tắc): Trong thành phần quả này chứa chất chất oxy hóa mạnh như proanthocyanidins kháng khuẩn, ức chế sự phát triển vi khuẩn có hại giúp trị ho, long đờm hiệu quả. Bên cạnh đó trong quất có nhiều hợp chất như kali, kẽm, vitamin giúp tăng cường sức đề kháng chống nhiễm trùng ở đường hô hấp trên và dưới. Bạn nên sử dụng quất kết hợp đường phèn, mật ong, gừng tươi giúp trị ho hiệu quả. 
  • Quả lê: Trong Đông Y quả lê là một trong những vị thuốc giúp thanh nhiệt, tiêu đờm, giảm ho. Để kiểm soát các triệu chứng ho, người bệnh sử dụng lê hấp cách thủy mật ong hoặc đường phèn sử dụng hằng ngày hoặc kết hợp quả lê và gừng giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên là lê hấp cách thủy mật ong không áp dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi, dễ gây ngộ độc. 
Khi bị ho nên sử dụng lê kết hợp với thảo dược khác
Khi bị ho nên sử dụng lê kết hợp với thảo dược khác
  • Quả la hán: Quả la hán không chỉ dùng làm uống nước giải khát còn còn công dụng trị ho và bệnh đường hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng la hán hãm với nước sôi và uống thay nước. Hoặc kết hợp la hán với thảo dược khác như hồng khô, tang bạch bì theo liều lượng chỉ định. 
  • Quả khế: Trong khế có thành phần vitamin C, flavonoid, có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, long đờm, giảm đau rát vòm họng. Người bệnh sử dụng nước ép quả khế hoặc sử dụng khế chấm muối, khế ngâm mật ong cũng giúp trị ho hiệu quả an toàn.Tuy nhiên trong khế chứa nhiều axit, không nên sử dụng khi bụng quá đói hoặc quá no tránh kích thích cơn đau dạ dày. 

Mách nhỏ thực đơn cho người bị ho

Người bệnh tham khảo những món ăn dưới đây bổ sung trong thực đơn hằng ngày, không chỉ giúp ăn ngon miệng còn giảm triệu chứng ho hiệu quả: 

  • Canh rau má: Nấu canh rau má cùng thịt heo giúp món ăn thanh mát, trị ho khan, lâu ngày nhanh khỏi. 
  • Canh củ cải: Canh củ cải là một trong những món ăn khuyên dùng dành cho người bị ho giúp chữa ho khan, ho đầy bụng không muốn ăn,…
  • Canh mướp hương: Canh không chỉ ngon miệng cung cấp chất dinh dưỡng, giúp chữa ho, viêm họng hiệu quả. Bạn sử dụng mướp hương nấu rau mồng tơi, thịt băm,…
  • Giá đậu: Đây là thực phẩm giảm cơn đau họng khàn tiếng, đầy bụng,… Người bện sử dụng luộc, ép nước uống hoặc nấu canh đều giúp giảm cơn ho nhanh chóng. 
  • Canh cải cúc: Rau cải cúc giúp tiêu đờm, tiêu viêm, giảm đau cổ họng hiệu quả. Bạn có thể nấu rau cải cúc cùng thịt lợn, hành, gừng món ăn không chỉ ngon miệng còn giúp đẩy lùi cơn ho nhanh chóng.
Những món ăn nên có trong thực đơn hằng ngày khi bị ho
Những món ăn nên có trong thực đơn hằng ngày khi bị ho

Khi chế biến món ăn, người bệnh lưu ý nên ăn nhạt, vì muối làm tăng tình chất nhầy và cơn ho dai dẳng lâu khỏi. Ngoài ra bệnh nhân nên uống đẩy đủ nước, giúp dịu cổ họng, không đau rát và loãng đờm khi bị ho có đờm. 

Những lưu ý và cách phòng tránh khi bị ho

Khi bị ho ngoài có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn cần lưu ý những điều sau để giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Súc miệng, súc họng bằng nước muối
  • Tránh xa khỏi môi trường ô nhiễm, chất độc hại kích gây kích ứng cổ họng
  • Không hút thuốc lá
  • Đeo khẩu trang khi ra đường
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể
  • Khi bị ho kéo dài từ 3-5 ngày cần đi thăm khám bác sĩ để nhận biết nguyên nhân và điều trị kịp theo phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Tuân thủ theo chỉ định không tự ý dùng thuốc bên ngoài để đảm bảo sức khỏe của bạn tốt nhất

Hy vọng qua bài viết, cung cấp thông tin giúp người bệnh biết bị ho kiêng ăn gì? Nên ăn gì để có chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm triệu chứng ho và không biến chứng chứng nguy hiểm hơn

Bài viết nên đọc:

  • Bị ho có ăn măng được không, tại sao?
  • Bị ho có nên uống nước cam không, bao nhiêu là đủ?
  • Hướng dẫn cách trị ho bằng củ hành tây hiệu quả
5/5 - (2 bình chọn)

Ho Rút Ruột Rút Gan KHỎI NGAY Sau 1 Liệu Trình Thảo Dược [Đã Kiểm Nghiệm]

Bí Quyết CHẤM DỨT Ho Nổ Cổ 10 Năm Chỉ Sau 2 Tháng Của Cựu Giám Đốc

Từ khóa » đồ ăn Tốt Cho Người Bị Ho