Bị Ho Nên Ăn Và Kiêng Gì Cho Nhanh Khỏi + Khỏe? - Thuốc Dân Tộc
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Người bị ho nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A, C hay các loại gia vị có tính kháng viêm như gừng, nghệ, củ hành tây… Bên cạnh đó vấn đề bị ho nên ăn gì thì bệnh nhân cũng cần kiêng dùng một số loại thức ăn nhất định để nhanh hết ho.
Bị ho nên ăn gì?
Ho là một phản xạ của cơ thể để đẩy dị vật, đờm nhầy hay virus, vi khuẩn gây kích ứng trong cổ họng ra ngoài. Đây là triệu chứng xuất hiện phổ biến trong các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, cảm cúm hay viêm phế quản… Để đẩy lùi cơn ho và nhanh phục hồi sức khỏe, bạn nên thêm các thực phẩm dưới đây vào thực đơn.
1. Giảm ho, long đờm với quả lê
Quả lê không chỉ mang đến vị ngọt thanh dễ chịu, giúp người bệnh khôi phục năng lượng mà còn có tác dụng giảm ho, long đờm. Loại trái cây này đặc biệt tốt cho những người đang bị ho khan, ho có đờm hoặc ho do mắc các bệnh lý nhiễm trùng ở đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản…
Bên cạnh đó, lê còn cung cấp nhiều nước, chất xơ, vitamin B6, C, K, sắt và nhiều khoáng chất khác. Chúng giúp nâng cao khả năng miễn dịch, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trong đường hô hấp và giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng.
Cách ăn lê tốt cho người bị ho:
- Gọt vỏ và ăn trực tiếp thịt quả
- Ép nước uống
- Hấp đường phèn hay mật ong lấy nước uống và ăn cả cái.
XEM THÊM: Bỏ túi 9 mẹo chữa ho, ho có đờm bằng quả lê cực hiệu nghiệm
2. Bị ho nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A
Nguồn thực phẩm dồi dào vitamin A nhất là các loại rau củ có màu sắc ( đu đủ, bí ngô, ớt chuông, cà chua,…) hay gan động vật, dầu gan cá. Loại vitamin này giúp cải thiện chức năng hoạt động của hệ miễn dịch, làm tăng khả năng tự bảo vệ của cơ thể khi virus hay vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp.
Thường xuyên bổ sung nhóm thực phẩm trên còn giúp rút ngắn thời gian chữa lành tổn thương trong đường thở, giảm dần hiện tượng sưng viêm, tiết dịch nhầy bên trong, qua đó giúp bạn bớt ho.
3. Củ tỏi
Tỏi không đơn thuần chỉ là gia vị mà còn là phương thuốc tự nhiên được nhiều người sử dụng để trị ho tại nhà. Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra, trong tỏi chứa một lượng lớn allicin – một hoạt chất kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, ức chế hoạt động của virus gây ho và khắc phục tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm trong đường hô hấp mà không gây tác dụng phụ cho sức khỏe.
Để đạt được lợi ích tốt nhất từ củ tỏi trong việc giảm ho, bạn có thể dùng thực phẩm này theo những cách sau:
- Nhai nuốt trực tiếp 2 -3 tép tỏi sống mỗi ngày
- Giã nát tỏi làm nước chấm hay chế biến món ăn
- Giã nát tỏi lấy nước cốt hòa với mật ong uống
- Nướng củ tỏi cho cháy sém rồi bỏ vỏ, lấy 3 – 4 tép ăn để trị ho.
4. Cam, quýt, chanh, bưởi
Các loại trái cây có múi này đều chứa hàm lượng vitamin C vô cùng phong phú. Chúng giúp nâng cao sức đề kháng, tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng đường thở, giảm viêm, xoa dịu cơn ho.
Thường xuyên ăn cam, quýt, chanh, bưởi hay uống nước ép từ chúng còn giúp bạn tỉnh táo hơn và có nhiều năng lượng để học tập, làm việc.
5. Mật ong tốt cho người bị ho
Mật ong cũng được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị ho. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thực phẩm này cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
Với thành phần giàu vitamin E, C, mật ong có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm mạnh. Thực phẩm này cũng giúp sát trùng cổ họng, xoa dịu kích ứng, long đờm, giảm ho. Bên cạnh đó, mật ong còn cung cấp một lượng chất đường tự nhiên, làm tăng năng lượng cho cơ thể.
Để giảm ho, mỗi ngày bạn có thể ăn 2 – 3 thìa mật ong ở dạng nguyên chất hoặc pha với nước chanh ấm. Dân gian còn dùng mật ong hấp cách thủy chung với các loại thảo dược như gừng hay hoa đu đủ đực làm thuốc điều trị chứng ho khan có đờm.
6. Các loại hành
Bao gồm hành tím, hành tây hay củ hành tăm. Chúng cung cấp hoạt chất kháng sinh, chống viêm tự nhiên nên có thể giúp tiêu diệt vi trùng gây bệnh và làm giảm hiện tượng nhiễm trùng trong đường thở. Tất cả đều góp phần xoa dịu cơn ho và làm giảm cảm giác đau rát, vướng víu đờm nhầy trong cổ họng.
7. Lá hẹ giảm ho, tiêu diệt vi khuẩn
Lá hẹ chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc người bị ho nên ăn gì. Nhờ chứa hoạt chất kháng sinh thực vật, thực phẩm này hoạt động như một loại thuốc kháng khuẩn, tiêu viêm. Nó giúp ức chế quá trình sản xuất đờm nhầy trong cổ họng, làm giảm ho khan, ho gió hay ho có đờm và các triệu chứng khác đi kèm do nhiễm trùng đường hô hấp gây ra.
8. Cà rốt tốt cho người bị ho
Nếu đang bị ho, bạn nên tăng cường sử dụng cà rốt trong khẩu phần ăn, khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần. Một số bằng chứng cho thấy, hoạt chất falcarinol được tìm thấy trong loại củ này có khả năng làm giảm hiện tượng co thắt cơ trơn trong đường thở, qua đó giảm ho và giúp bạn dễ thở hơn.
Lượng cà rốt được khuyến cáo trong mỗi lần sử dụng khoảng 150g đối với người trưởng thành. Bạn có thể dùng thực phẩm này để hấp, luộc, xào nấu cùng với các thực phẩm khác hay ép nước uống để bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp đẩy lùi cơn ho, tạo điều kiện cho sức khỏe nhanh hồi phục.
9. Gừng chống đau họng, giảm ho
Trong khẩu phần ăn của người đang bị ho không thể thiếu gừng. Loại gia vị này không chỉ mang đến hương vị thơm ngon đặc trưng cho món ăn mà còn là vị thuốc trị ho được y học cổ truyền sử dụng rộng rãi.
Gừng được cả y học hiện đại công nhận về khả năng kháng viêm, giảm đau, giảm ho. Sở dĩ gừng có những tác dụng này là nhờ chứa nhiều hydrocarbon sesquiterpenic và geraniol. Khi sử dụng, thực phẩm này còn giúp tiêu đờm, làm giãn nở mạch máu, tạo điều kiện để máu lưu thông đến cơ quan hô hấp nhiều hơn để tổn thương viêm bên trong nhanh chóng hồi phục.
Cách dùng gừng để giảm ho đơn giản nhất là sử dụng loại gia vị này trong chế biến món ăn. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các bài thuốc trị ho từ gừng trong dân gian như ngậm gừng tươi với muối, nấu gừng lấy nước ngâm chân vào buổi tối hoặc dùng gừng hấp với mật ong (hay đường phèn) lấy nước uống.
10. Các món ăn lỏng
Người bị ho được khuyến cáo nên ưu tiên sử dụng các thức ăn được chế biến dưới dạng mềm, lỏng, chẳng hạn như súp, cháo. Chúng đảm bảo cho cơ thể được bổ sung đầy đủ chất lỏng, giúp làm loãng đờm, duy trì độ ẩm cần thiết cho niêm mạc họng và giảm ho.
Đặc biệt, khi dùng các món ăn lỏng, bạn sẽ không phải lo ngại về tình trạng đau rát họng, buồn nôn mỗi khi thức ăn được nuốt qua cổ họng. Điều này sẽ giúp hạn chế được ma sát ở vùng bị tổn thương, tạo điều kiện cho vùng bị sưng viêm trong thành họng nhanh lành.
11. Bị ho nên ăn củ nghệ
Bên cạnh hành với tỏi, bạn có thể tăng cường lượng nghệ sử dụng trong chế biến thức ăn để đẩy lùi cơn ho một cách tự nhiên. Nghệ cung cấp curcumin, một chất có tác dụng kháng viêm mạnh, giúp giảm thiểu tổn thương cho đường thở khi bị vi khuẩn và các gốc tự do tấn công, đồng thời giảm ho khan, ho có đờm, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường hô hấp.
Nghệ có thể dùng ở dạng tươi, dạng bột hay tinh bột đều tốt. Để tăng công dụng giảm ho, hãy dùng bột nghệ chung với mật ong hoặc uống 1 – 2 ly sữa nghệ ấm mỗi ngày giúp làm dịu cổ họng, giảm sưng đường thở và ức chế cơn ho.
12. Thực phẩm chứa nhiều omega 3
Omega 3 là một chất chống viêm được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như cá béo, các loại hạt, dầu ô liu hay dầu gan cá tuyết. Bổ sung các thực phẩm này trong bữa ăn sẽ giúp ức chế phản ứng sưng viêm trong cổ họng và đẩy lùi cơn ho một cách an toàn.
13. Lá tía tô
Nhắc đến vấn đề bị ho nên ăn gì để nhanh khỏe, bạn không nên bỏ qua lá tía tô. Thành phần tinh dầu cùng các hoạt chất quý trong lá có tác dụng giữ ấm đường thở, tăng cường tuần hoàn máu, kháng viêm, giảm ho, loại bỏ đờm nhầy trong đường thở.
Bạn có thể dùng loại lá này để nấu cháo, xay nước uống hoặc ăn sống. Đây là vị thuốc trị ho tự nhiên, lành tính, có thể dùng được cho cả trẻ em và người lớn.
Bị ho nên kiêng gì?
Bên cạnh câu hỏi bị ho nên ăn gì? thì người bệnh cũng rất quan tâm đến những thứ phải kiêng. Vì không phải thực phẩm nào cũng tốt cho người bị ho. Thậm chí có những đồ ăn, thức uống khi sử dụng còn có thể kích thích cơn ho tăng nặng. Nếu đang bị ho, bạn nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm dưới đây:
1. Tôm hoặc cua
Những thực phẩm này chứa nhiều protein lạ. Chúng có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh và sản sinh ra nhiều histamin khiến cổ họng bị ngứa, ho, sưng viêm nghiêm trọng hơn.
2. Đồ ăn cay hoặc chứa nhiều gia vị
Các món ăn cay nóng được chế biến với nhiều tiêu, ớt, mù tạt hay sa tế có thể khiến niêm mạc họng bị bỏng rát. Điều này không chỉ gây cản trở đến quá trình hồi phục của tổn thương trong đường thở mà còn khiến bạn bị ho dữ dội hơn.
Trong khi có, các thức ăn được tẩm ướp nhiều gia vị như đồ nướng, cà ri,… cũng có thể gây ra tác hại tương tự.
3. Đường tinh luyện
Các thức ăn chứa nhiều đường tinh luyện như bánh, kẹo hay các loại nước ngọt đều không tốt cho người đang bị ho. Chúng khiến phản ứng viêm trong đường thở bùng phát và kích thích tiết ra nhiều đờm nhầy. Điều này có thể làm tăng nặng cơn ho và phát sinh nhiều triệu chứng khó chịu khác.
4. Bị ho nên kiêng ăn các món khô, cứng
Các thức ăn khô cứng như bánh mì nướng, bánh quy giòn, xương, sụn… khi nuốt qua cổ họng sẽ ma sát mạnh và khiến bạn bị đau rát. Một số còn gây mất nước dẫn đến khô cổ và kích thích cơn ho.
5. Đồ béo
Bao gồm các món xào, thịt chiên, khoai tây chiên hay thịt mỡ… Chúng gây khó tiêu và làm đờm nhầy trong cổ họng đặc quánh hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều đồ béo còn làm tăng lượng mỡ trong máu, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu đến cơ quan hô hấp. Từ đó gây ra các cơn ho có đờm kéo dài và làm tăng nặng tình trạng sưng viêm trong đường thở.
6. Bị ho kiêng ăn gì? – Thức ăn lạnh
Uống nước đá lạnh, ăn kem hay sử dụng các thức ăn lạnh khác là điều tối kỵ khi bị ho. Chúng có thể gây kích thích niêm mạc họng dẫn đến viêm họng, làm tăng tiết đờm và khiến bạn bị ho nhiều hơn.
7. Một số loại hạt chứa nhiều dầu
Hạt đậu phộng (lạc) hay hạt hướng dương là những ví dụ điển hình. Chúng chứa một lượng dầu khá lớn nên khi sử dụng có thể làm tăng độ đặc của đờm nhầy và khiến cổ họng của bạn có cảm giác vướng víu, khó chịu, từ đó kích thích phản xạ ho.
8. Thức ăn có tính nóng
Nếu đang bị ho có đờm kèm theo sốt, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có tính nóng, chẳng hạn như quả nhãn hay các món nấu từ gạo nếp. Chúng có thể làm tăng thân nhiệt, khiến đờm nhầy trở nên đặc quánh và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục tổn thương bên trong đường thở.
Món ăn tốt cho người bị ho
Cùng với việc nắm rõ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bạn nên bổ sung các món ăn bài thuốc dưới đây vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ đẩy lùi cơn ho.
1. Canh rau má trị ho
- Nguyên liệu: 100g rau má, hành tím bằm, 100g thịt lợn bằm và các gia vị cần thiết
- Cách chế biến: Thịt ướp với hành và một ít hạt nêm cho ngấm. Rau má rửa sạch, thái nhỏ. Phi thơm hành rồi bỏ thịt vào xào cho chín tái. Thêm lượng nước vừa đủ vào nồi nấu sôi rồi mới cho rau má vào. Nêm nếm gia vị, đảo đều cho sôi trở lại khoảng 2 phút là được.
- Tác dụng: Canh rau má là một món ăn thanh mát, có tác dụng làm dịu cơn ho và tình trạng kích ứng trong cổ họng, đồng thời giải nhiệt, tiêu độc cho cơ thể.
2. Canh bí đao nấu với thịt vịt
- Chuẩn bị: 1 quả bí đao, 300g thịt vịt, hành, ngò, gia vị đủ dùng
- Cách chế biến: Bí đao gọt vỏ, bỏ bớt ruột và thái miếng vừa ăn. Thịt vịt rửa sạch với muối hoặc nước gừng để khử mùi, chặt nhỏ. Hành, ngò thái nhuyễn. Trước tiên, bỏ thịt vịt vào nồi nấu chín rồi tiếp tục bỏ bí đao vào. Thêm vào một ít hạt nêm, muối cho hợp khẩu vị, tiếp tục nấu cho đến khi cả hai nguyên liệu chín mềm thì mới cho hành ngò vào rồi tắt bếp. Dọn ăn trong bữa cơm mỗi tuần 2 – 3 lần.
- Tác dụng: Bổ phế, giải nhiệt, giảm ho khan, ho có đờm, điều trị chứng phế âm hư.
3. Món canh mướp hương nấu mồng tơi cho người bị ho khan, viêm họng
- Chuẩn bị: 2 quả mướp hương, 1 nắm rau mồng tơi, thịt bằm và các loại gia vị thông dụng.
- Cách chế biến: Thịt ướp gia vị 15 phút cho ngấm. Mướp hương gọt vỏ, thái nhỏ. Rau mồng tơi nhặt lá và ngọn rửa sạch, thái nhỏ. Đem cả ba nguyên liệu trên nấu thành canh ăn chung với cơm.
- Tác dụng: Giảm ho khan, làm tăng độ ẩm trong cổ họng, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ điều trị viêm họng. Trường hợp bị ho có đờm, bạn không nên sử dụng món ăn này vì chất nhớt trong rau mồng tơi có thể làm đờm đặc hơn.
4. Cháo củ dong
- Chuẩn bị: 30g củ dong, 100g gạo tẻ, đường phèn
- Cách làm: Rửa sạch củ dong , thái nhỏ rồi đem đun sôi khoảng 10 phút. Lấy nước củ dong nấu chung với gạo thành cháo, sau đó thêm lượng đường phèn vừa đủ ngọt vào, quậy tan là được. Ăn cháo 1 – 2 lần trong ngày cho hết. Dùng khi cháo còn ấm sẽ tốt hơn cho cổ họng của bạn.
- Tác dụng: Giảm ho khan kéo dài, kích thích vị giác, chống mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
5. Món canh cải cúc nấu phổi lợn giảm ho, tiêu đờm
- Chuẩn bị: 100g thịt lợn bằm, 1 bó cải cúc, 100g phổi lợn, gừng
- Cách chế biến: Rau cải cúc rửa sạch, thái nhỏ. Phổi lợn thái miếng vừa ăn rồi trụng qua nước sôi. Xào thịt bằm với phổi lợn và hành tím cho chín, thêm nước và gừng vào. Đun sôi nước trong nồi, bỏ rau vào rồi nêm thêm các loại gia vị cho vừa miệng.
- Tác dụng: Món ăn này thích hợp cho người bị ho có đờm. Nó giúp tiêu đờm, làm ấm cổ họng, giảm hiện tượng sưng viêm trong đường thở.
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề bị ho nên ăn gì và kiêng gì. Để nhanh hết ho bạn nên tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học kết hợp nghỉ ngơi đầy đủ và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
KHÔNG NÊN BỎ QUA
- Những loại cây trị ho hiệu quả, dễ dùng
- Hướng dẫn 10 cách trị ho cho trẻ hiệu quả không cần thuốc
Từ khóa » đồ ăn Tốt Cho Người Bị Ho
-
Bị Ho Không Nên ăn Gì Và Thực đơn Những Món ăn Tốt Cho Người Bị Ho
-
Bị Ho Kiêng ăn Gì? Ăn Gì để Hết Ho Nhanh Nhất? - Bách Hóa XANH
-
Người Bị Ho Hạn Chế ăn Gì? - Vinmec
-
Bị Ho Nên ăn Gì Và Kiêng ăn Gì? - Thiết Bị Y Tế Omron
-
Các Món ăn Trị Ho Nhanh Chóng Và Tốt Nhất Cho Sức Khỏe
-
Bị Ho Kiêng ăn Gì? TOP 10 Món Tuyệt đối Không ăn Khi Ho | VinID
-
Người Bị Ho Kiêng ăn Gì? Ăn Gì Chữa Ho? - Điện Máy XANH
-
6 Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh Viêm đường Hô Hấp
-
Bị Ho Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?
-
Người Bị Ho Kiêng ăn Gì, Nên ăn Gì để Mau Khỏi Bệnh?
-
Người Bị Ho Nên ăn Gì để Giúp Cải Thiện Sức Khỏe Và Bảo ... - Viêm Phổi
-
12 Món ăn Cực Tốt Cho Người đang Bị Ho Khan Kéo Dài
-
Ăn Gì Chữa Ho Hiệu Quả, Giảm Nhanh Triệu Chứng?
-
Bị Ho Kiêng Ăn Gì Và Nên Bổ Sung Gì Cho Nhanh Khỏi?