6 Triệu Chứng Sỏi Niệu Quản: Nhận Biết Sớm để Trị Dứt điểm Sớm!
Có thể bạn quan tâm
Dù mang kích thước nhỏ bé nhưng sỏi niệu quản lại có thể gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe. Do đó, bạn cần nhận biết các triệu chứng sỏi niệu quản để điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm.
80% trường hợp sỏi ở niệu quản là do sỏi thận di chuyển xuống dưới và kẹt lại tại đường ống này. Tùy theo kích thước và vị trí sỏi mà bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng sỏi niệu quản khác nhau.
Đặc điểm của sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản là một dạng của sỏi đường tiết niệu, với các đặc điểm sau đây:
- Phần lớn là do sỏi thận theo đường nước tiểu di chuyển xuống, một số ít sỏi tự hình thành khi bị sẹo niệu quản, niệu quản bị chít hẹp…
- Niệu quản có chiều dài khoảng 25–30cm, đường kính khoảng 2–4mm và sỏi thường xuất hiện ở 3 vị trí hẹp của niệu quản: 1/3 niệu quản trên (đoạn tiếp nối giữa bể thận và niệu quản), 1/3 niệu quản giữa (nơi niệu quản bắt chéo qua bó mạch chậu), 1/3 niệu quản dưới (đoạn tiếp nối giữa niệu quản và bàng quang, ở trong thành bàng quang). Sỏi nằm ở niệu quản dưới chiếm tỷ lệ khoảng 70–75% các trường hợp sỏi niệu quản.
- Sỏi thường có hình bầu dục, bề mặt xù xì, đường kính trên dưới 1cm. Một số ít trường hợp sỏi có nhiều hơn 1 viên hoặc xếp thành chuỗi dọc theo niệu quản.
Triệu chứng sỏi niệu quản phổ biến
Nhiều trường hợp sỏi thận có kích thước nhỏ khi còn nằm trong đài thận hoặc bể thận có thể không gây nhiều bất tiện. Nhưng nếu bị kẹt lại trong niệu quản, các dấu hiệu thường gặp và phổ biến nhất mà sỏi gây ra bao gồm:
1. Đau nhiều ở vùng hông, thắt lưng
Cơn đau quặn thận là dấu hiệu sỏi niệu quản điển hình nhất, thường xuất hiện sau khi bệnh nhân hoạt động quá sức. Vị trí đau bắt đầu ở vùng hố thắt lưng sau đó lan xuống bụng dưới và cuối cùng tiến tới vùng sinh dục ngoài. Ở nam giới, triệu chứng sỏi niệu quản 1/3 trên là cảm thấy đau dọc xuống tinh hoàn cùng bên. Khi sỏi tồn tại ở 1/3 niệu quản giữa, cơn đau lan xuống vùng hố chậu. Triệu chứng sỏi niệu quản ở 1/3 dưới là cơn đau sẽ xuất hiện tại bìu. Cảm giác khó chịu có thể kéo dài vài phút hoặc thậm chí đến hàng giờ.
2. Tiểu buốt – một triệu chứng sỏi niệu quản đáng lo ngại
Nếu viên sỏi có kích thước quá lớn kèm theo bề mặt gồ ghề hay cạnh sắc nhọn thì sẽ làm cản trở khả năng lưu thông của nước tiểu. Thêm vào đó, sỏi còn cọ xát vào niêm mạc niệu quản gây nhiều đau đớn, thậm chí là chảy máu. Mặt khác, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát mỗi lần đi tiểu tiện và nước tiểu có thể có màu hồng nhạt hoặc đỏ.
3. Tiểu rắt, khó khăn trong tiểu tiện
Sỏi niệu quản gây nên tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Bạn đi tiểu rất nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu lại rất ít, gây ra nhiều phiền toái, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
4. Tiểu ra máu, nước tiểu đục
Triệu chứng sỏi niệu quản này xảy ra khi sỏi làm trầy xước, chảy máu niệu quản khiến nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ. Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu thường có váng kèm theo mùi hôi rất khó chịu.
5. Buồn nôn, nôn mửa cũng có thể là triệu chứng sỏi niệu quản
Sỏi thận, sỏi niệu quản có thể chèn ép lên một số dây thần kinh liên kết với đường tiêu hóa, từ đó gây nên các biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng, bí tiểu trung đại tiện. Đặc biệt, nếu xảy ra trong thời gian dài, tình trạng này sẽ gây nhiễm trùng ngược lên thận.
6. Sốt cao, ớn lạnh
Đây là dấu hiệu cảnh báo sỏi niệu quản đã gây nhiễm trùng tại thận, niệu quản, bàng quang… Lúc này, bạn nên đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mức độ nguy hiểm của sỏi niệu quản
Khi các triệu chứng sỏi niệu quản xuất hiện, bạn cần điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Ứ nước tại thận, niệu quản: sỏi niệu quản có thể làm tắc nghẽn đường tiết niệu, gây ứ nước tại thận với các mức độ khác nhau.
- Viêm đường tiết niệu: khi để lâu ngày, sỏi gây tổn thương niêm mạc, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh trú ngụ và sinh sôi.
- Viêm bể thận cấp tính và mạn tính: sỏi niệu quản gây ứ nước, nhiễm khuẩn ở nhiều vị trí. Thêm vào đó, các tế bào thận bị tổn thương cũng khiến đài thận viêm nhiễm, tạo ra tình trạng viêm bể thận cấp hoặc mạn tính.
- Thận ứ mủ, viêm thận: tắc nghẽn đường tiết niệu, thận ứ nước kéo dài làm tích tụ nhiều độc tố tại cơ quan này. Nếu không được cấp cứu kịp thời, thận sẽ bị ứ mủ và viêm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Suy thận cấp, mạn tính: Trong trường hợp mức độ tổn thương thận trên 75% thì khả năng hồi phục rất khó, bệnh nhân thường sẽ phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Điều trị sỏi niệu quản như thế nào?
Điều trị sỏi niệu quản phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi cũng như các chất gây hình thành sỏi. Quá trình chữa bệnh cũng có thể dựa vào tình hình sức khỏe hiện tại của bạn, chẳng hạn như béo phì, sử dụng thuốc chống đông máu (chất làm loãng máu) và các yếu tố khác.
Nếu kích thước của sỏi lớn và đường tiết niệu của bạn bị chặn, bác sĩ có thể điều trị để giải quyết “thủ phạm’ gây ra các triệu chứng sỏi niệu quản bằng các cách sau:
- Tán sỏi sóng xung kích: Đối với thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng máy để tạo ra sóng xung kích nhằm phá vỡ sỏi. Các mảnh nhỏ của sỏi sau đó sẽ được đào thải khi bạn đi vệ sinh.
- Nội soi niệu quản: Thiết bị nội soi sẽ được đưa vào niệu quản để phát hiện sỏi và loại bỏ hoặc phá bỏ chúng bằng tia laser.
- Mổ thận lấy sỏi qua da: Thủ thuật y tế này được sử dụng để loại bỏ các viên sỏi có kích thước hoặc hình dạng bất thường. Thiết bị nội soi được đưa trực tiếp vào thận thông qua một vết mổ nhỏ ở lưng.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò khá quan trọng bởi sẽ giúp bệnh nhân điều trị bệnh thành công hơn hoặc thậm chí ngăn ngừa sỏi niệu quản tái phát. Bạn nên bổ sung đủ chất lỏng (tối thiểu là 2,5 lít nước/ ngày), ăn nhiều rau xanh, ít đạm động vật, cắt giảm lượng muối ăn (tối đa không quá 2,3g muối/ ngày), bổ sung đủ canxi (khoảng 800–1.200mg/ ngày) từ các thực phẩm như trứng, sữa, cá mòi…
Tránh những thực phẩm chứa oxalat (rau bó xôi, khoai tây, khoai lang…). Nam giới nên hạn chế uống rượu bia cũng như giảm dần số lần sử dụng thuốc lá. Cuối cùng, hãy duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày để giúp phòng ngừa và điều trị bệnh sỏi niệu quản hiệu quả hơn.
Bệnh sỏi niệu quản có nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc vào việc thăm khám cũng như điều trị của mỗi người. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cần chủ động phát hiện sớm các triệu chứng sỏi niệu quản và can thiệp đúng cách.
Từ khóa » Dấu Hiệu Nhận Biết Sỏi Niệu Quản
-
Sỏi Niệu Quản Là Gì? - Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Trị
-
Sỏi Niệu Quản: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Nhận Biết 6 Triệu Chứng Của Sỏi Niệu Quản Thường Gặp Nhất
-
Sỏi Niệu Quản: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Nhận Biết Cơn đau Do Sỏi Thận - Vinmec
-
3 Dấu Hiệu điển Hình Nhận Biết Sỏi Thận Và Sỏi Niệu Quản
-
Dấu Hiệu Nào Cho Thấy Bạn đang Mắc Sỏi Niệu Quản? - Medlatec
-
Sỏi Niệu Quản – Triệu Chứng, Nguyên Nhân & Cách Trị
-
Phân Biệt Các Loại Sỏi Tiết Niệu: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
Sỏi Niệu Quản Phải – Dấu Hiệu Và Biến Chứng
-
Sỏi Niệu Quản: 10 Vấn đề Bạn Cần Biết
-
SỎI THẬN – NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ
-
Sỏi Niệu đạo: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị.
-
Phát Hiện Dấu Hiệu Sỏi Thận, Cần Làm Gì?