Sỏi Niệu Quản Phải – Dấu Hiệu Và Biến Chứng

Sỏi niệu quản phải là vị trí xuất hiện sỏi gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn đường tiểu. Việc phát hiện sớm để điều trị kịp thời sẽ là một yếu tố đặc biệt quan trọng giúp người bệnh tống nhanh sỏi ra bên ngoài. Để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây. 

Sỏi niệu quản phải là gì?

Sỏi niệu quản phải là tình trạng các tinh thể cứng hình thành từ các khoáng chất khó tan từ nước tiểu lắng đọng lại. Các tinh thể này xuất hiện bên trong túi thừa niệu quản hoặc từ thận di chuyển xuống, mắc kẹt lại trong ống niệu quản. Cấu tạo niệu quản là 2 nhánh ở hai bên của cơ thể. Vì thế khi sỏi hình thành có thể tồn tại ở nhánh niệu quản phải và niệu quản trái. 

Sỏi niệu quản phải xuất hiện tại ống niệu quản
Sỏi niệu quản phải xuất hiện tại ống niệu quản

Bên cạnh đó, sỏi niệu quản còn xuất hiện ở các vị trí: 

  • Sỏi ⅓ niệu quản trên (đoạn nối giữa bể thận và niệu quản)
  • Sỏi ⅓ niệu quản giữa (đoạn chéo qua động mạch chậu)
  • Sỏi ⅓ niệu quản dưới (đoạn nối niệu quản với bàng quang)

Triệu chứng sỏi niệu quản phải 

Kích thước sỏi niệu quản rất đa dạng. Chúng có thể là các tinh thể nhỏ vài mm nhưng cũng có những loại soi to lên đến vài cm. Khi sỏi niệu quản phải xuất hiện với kích thước lớn sẽ khiến ống niệu quản bị co giãn. Hơn thế nữa các cạnh sắc của sỏi cọ xát tại niêm mạc, người bệnh có thể nhận biết thông qua các triệu chứng. Vậy sỏi niệu quản có nguy hiểm không?

Đau đớn tại vùng thắt lưng

Cảm giác đau là biểu hiện đặc trưng nhất khi mắc sỏi niệu quản trái, hoặc phải. Cơn đau xuất phát từ vùng thắt lưng, sau đó lan nhanh xuống tới hạ sườn, rồi tới bẹn và bộ phận sinh dục ngoài. Thời gian đau có thể kéo dài hàng phút đôi khi là hàng giờ. 

Đau thắt lưng là dấu hiệu dễ nhận biết khi mắc sỏi niệu quản bên phải 
Đau thắt lưng là dấu hiệu dễ nhận biết khi mắc sỏi niệu quản bên phải

Tiểu ra máu 

Người bệnh có thể nhận biết thông qua màu sắc nước tiểu. Lúc này, nước tiểu có màu hồng, đỏ, hay nâu sẫm. Bởi các viên sỏi cọ xát vào niêm mạc gây nên tình trạng chảy máu kết hợp với mùi hôi rất khó chịu. 

Tiểu rát, đau buốt

Người bệnh có cảm giác đau buốt, đau rát và khó chịu mỗi lần đi tiểu. Tần suất mỗi lần đi tiểu nhiều hơn nhưng nước tiểu lại ít hơn. Thậm chí có cảm giác muốn đi tiểu ngay cả khi mới tiểu xong. 

Sỏi niệu quản bên phải có nguy hiểm không?

So với sỏi tại các vị trí như thận, hay bàng quang thì sỏi niệu quản có kích thước nhỏ hơn. Tuy nhiên, do cấu tạo ống niệu quản có kích thước nhỏ, đường kính trung bình chỉ khoảng 5mm thì hoàn toàn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu như không được can thiệp kịp thời. 

Tắc nghẽn đường niệu, ứ nước bể thận

Sỏi nằm trong niệu quản, gây cản trở dòng chảy của nước tiểu khiến cho nước tiểu ứ đọng không thoát xuống bàng quang mà trào ngược lại thận. Tình trạng ứ đọng lâu ngày sẽ khiến thận bị ứ nước.

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Sỏi niệu quản trong quá trình di chuyển khiến niệu quản bị trầy xước, vi khuẩn sẽ có điều kiện tấn công và gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm niệu quản nhanh chóng lan tới các vị trí khác: viêm thận, viêm bàng quang…. vô cùng nguy hiểm. 

Biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu nguy hiểm 
Biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu nguy hiểm

Suy thận cấp, mạn tính

Sỏi gây tắc niệu quản phải và niệu quản trái sẽ dẫn tới tình trạng suy thận cấp. Nặng hơn là suy thận mạn khi tình trạng viêm bể thận không được điều trị, cải thiện. Nguy cơ khiến thận không thể phục hồi là rất lớn. 

>>> Xem thêm: Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản như thế nào cho đúng?

Phương pháp điều trị sỏi niệu quản hiệu quả

Điều trị sỏi niệu quản cần phải được thực hiện ngay từ khi xuất hiện các biểu hiện bệnh sớm. Tùy từng tình trạng và kích thước của sỏi mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Sỏi niệu quản bao nhiêu thì phải mổ? Những trường hợp sỏi có kích thước nhỏ có thể áp dụng điều trị nội khoa sử dụng thuốc để tống sỏi ra ngoài. Còn đối với các trường hợp sỏi lớn, không thể áp dụng các kỹ thuật điều trị khác mới buộc phải tiến hành mổ. 

Phương pháp tán sỏi qua nội soi niệu quản 
Phương pháp tán sỏi qua nội soi niệu quản

Hiện nay, kỹ thuật tán sỏi qua nội soi niệu quản là phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị sỏi niệu quản. Phương pháp được biết đến với hiệu quả tán sỏi cao. Ít xâm lấn và hạn chế tối đa các rủi ro sau điều trị. 

Phương pháp được thực hiện bằng cách sử dụng ống soi niệu quản từ niệu đạo, qua bàng quang và lên tới niệu quản. Ống soi sẽ tiếp cận trực tiếp tới các viên sỏI. Đánh tan chúng tạo thành các mảnh sỏi nhỏ thông qua năng lượng khí nén hoặc laser. Cuối cùng, các bác sĩ sẽ tiến hành bơm hút và gắp hết sỏi ra bên ngoài. 

Địa chỉ điều trị sỏi niệu quản an toàn

Sỏi niệu quản là căn bệnh nguy hiểm, vì thế đảm bảo an toàn trong điều trị là vấn đề mà người bệnh cần lưu tâm. Mọi người nên lựa chọn những địa chỉ điều trị uy tín để hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình thực hiện. 

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là địa chỉ đã và đang được mọi người đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và hiệu quả điều trị. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ là các chuyên gia đầu ngành. Các bác sĩ sẽ là người trực tiếp thăm khám đưa ra phác đồ điều trị sỏi niệu quản. Đồng thời, cũng là người thực hiện điều trị cho các bệnh nhân. 

Bệnh nhân tới điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội 
Bệnh nhân tới điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Bệnh viện có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, hệ thống máy móc tiên tiến. Đảm bảo độ chính xác và an toàn trong suốt quá trình điều trị. 

Chi phí điều trị được đảm bảo phù hợp cho từng tình trạng bệnh và đối tượng người bệnh. 

Sỏi niệu quản phải có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Người bệnh nên phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời. Ngay khi có các triệu chứng bất thường người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra kỹ lưỡng. Liên hệ ngay 1900 2345 29 hoặc tới 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội để được hỗ trợ kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

  1. Dấu hiệu sỏi thận rơi xuống bàng quang và các biến chứng nguy hiểm 
  2. Cảnh giác trước các biến chứng sau mổ sỏi niệu quản 
  3. Những biến chứng sỏi thận có nguy cơ phải đối mặt
  4. Biến chứng sau tán sỏi niệu quản có nghiêm trọng không?

Từ khóa » Dấu Hiệu Nhận Biết Sỏi Niệu Quản