7 Bước Quy Trình Phát Triển Sản Phẩm Mới Cho Doanh Nghiệp - Bizfly

Mục lục [Hiện]
  1. Bước 1: Lên ý tưởng phát triển
  2. Bước 2: Sàng lọc, lựa chọn ý tưởng
  3. Bước 3: Thử nghiệm các concept
  4. Bước 4: Xây dựng chiến lược Marketing
  5. Bước 5: Tính toán chi phí, lợi nhuận
  6. Bước 6: Thử nghiệm trên thị trường
  7. Bước 7: Thương mại hóa

Trong bất cứ một doanh nghiệp nào, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới luôn là vấn đề vô cùng quan trọng. Một sản phẩm mới muốn được người tiêu dùng ưa chuộng luôn phải trải qua quy trình phát triển sản phẩm mới.

Vậy quy trình phát triển sản phẩn mới này gồm những bước nào và cách thức để thực hiện nó ra sao? Hãy cùng Bizflygiải mã một cách cụ thể qua bài viết dưới đây nhé! 

Bước 1: Lên ý tưởng phát triển

Bước đầu tiên trong quy trình phát triển sản phẩm mới là lên ý tưởng phát triển cụ thể và rõ ràng. Trong bước này, bạn cần tìm kiếm ý tưởng cho sản phẩm mới một cách rõ ràng và cụ thể. Vậy ý tưởng mới cho sự phát triển sản phẩm này bắt nguồn từ đâu? Trong các doanh nghiệp, bộ phận R&D hoặc Marketing tạo ra ý tưởng phát triển mới nhờ phân tích insights khách hàng. Đặc biệt, bạn cũng có thể lấy ý tưởng từ việc khảo sát chính khách hàng của mình.

Các báo cáo digital marketing là ý tưởng tuyệt vời cho thấy xu hướng tìm kiếm nào đang lên ngôi. Nghiên cứu đối thủ cũng là một cách để bạn có được những ý tưởng mới mẻ cho doanh nghiệp mình. 

Lên ý tưởng là bước đầu trong quy trình phát triển sản phẩm mới

Lên ý tưởng là bước đầu trong quy trình phát triển sản phẩm mới

Bước 2: Sàng lọc, lựa chọn ý tưởng

Ý tưởng đã có, bước tiếp theo trong quy trình phát triển sản phẩm mới là gì? Đó chính là sàng lọc, lựa chọn để tìm ra những ý tưởng thực sự phù hợp. Từ những đề xuất, hãy lựa chọn những ý tưởng hợp lý để mang đến hiệu quả cho doanh nghiệp. Đây là bước cực kỳ quan trọng giúp bạn vận hành quy trình phát triển sản phẩm trơn tru, hạn chế rủi ro. Lựa chọn đúng sẽ giúp sản phẩm của bạn được khách hàng “thương”.

Nhưng nếu ý tưởng đó là sai lầm, bạn sẽ phải trả giá bằng chính lợi ích của công ty. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ các ý tưởng để đảm bảo lựa chọn tối ưu nhất. Bạn cần căn cứ vào một số tiêu chí dưới đây để đánh giá ý tưởng của mình:

  • Độ mới của ý tưởng được đề xuất: Ý tưởng đó đã được thực hiện bởi nhà sản xuất nào trước đó chưa? Sự mới mẻ và thú vị của ý tưởng có gì nổi bật so với các sản phẩm đã có trên thị trường? Bạn cần trả lời được câu hỏi này để cân nhắc ý tưởng của mình để thực hiện. 
  • Khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng: Khách hàng là mục tiêu quan trọng đối với bất kỳ sản phẩm kinh doanh nào. Bạn cần cân nhắc liệu ý tưởng của mình có giải quyết được trọn vẹn các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Khách hàng sẽ hài lòng với những gì bạn cung cấp về sản phẩm mới và sẵn sàng mua nó hay không? 
  • Mức độ cạnh tranh sản phẩm trên thị trường: Sản phẩm của bạn mới nhưng so với đối thủ, nó có ưu thế cạnh tranh gì? Giá cả, chất lượng sản phẩm và ưu đãi với người dùng so với các đối thủ cạnh tranh khác. 
  • Tính khả thi của ý tưởng phát triển sản phẩm mới: Một ý tưởng tốt cần phù hợp với mục tiêu kinh doanh và định hướng xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời, công ty phải có đủ nguồn lực để thực hiện hoá ý tưởng đó.

Xem thêm: Cách phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp, tiềm ẩn trong kinh doanh

Bước 3: Thử nghiệm các concept

Các quy trình phát triển sản phẩm mới đều cần có sự thử nghiệm các concept dành cho sản phẩm mới. Sự thử nghiệm giai đoạn này sẽ bao gồm khả năng vận hành sản phẩm, độ bền, các tính năng và mức độ chấp nhận của thị trường. Quá trình này sẽ phản ánh chính xác chi phí, thời gian và nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng cho sản phẩm mới. Từ những đánh giá và khảo sát, các marketer sẽ biết được concept nào của sản phẩm là phù hợp.

Đồng thời xây dựng các chiến thuật marketing kịp thời để phát triển và hạn chế tối đa thất bại. 

Bước 4: Xây dựng chiến lược Marketing

Bước tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm trong quy trình phát triển sản phẩm mới là xây dựng các chiến lược marketing. Hay nói cách khác, bạn cần định hình sản phẩm của mình trong mắt người tiêu dùng. Một kế hoạch marketing bài bản và rõ ràng sẽ giúp bạn nắm vững và làm chủ thị trường. 

Các vấn để chính bạn cần lưu ý khi xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới là: 

  • Mục tiêu marketing sản phẩm mới theo từng giai đoạn: Lộ trình marketing từ khi sản phẩm chưa ra mắt đến khi tung ra sản phẩm, phát triển đều cần có mục tiêu rõ ràng. Các mục tiêu marketing này là cơ sở để bạn đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm cho những chiến dịch tiếp theo. 
  • Mô tả về thị trường mục tiêu: Quy mô thị trường và các yếu tố về văn hoá, xã hội có tác động rất lớn đến sự thành công của sản phẩm mới. Vì vậy, nghiên cứu kế hoạch marketing cho thị trường mục tiêu quyết định đến thị phần của doanh nghiệp. 
  • Mô tả về khách hàng tiềm năng: Đối tượng khách hàng của bạn là ai, liệu chiến lược marketing có phù hợp? Các vấn đề này cần được giải quyết để sản phẩm của bạn đến được với người tiêu dùng nhanh chóng. 
  • Kế hoạch marketing sản phẩm mới cụ thể: Bản kế hoạch cần bao gồm cơ cấu giá bán, kênh phân phối, tiếp thị, chiến lược xúc tiến sản phẩm hỗn hợp. Các bộ phận, hình thức và công cụ tham gia vào hoạt động marketing sản phẩm. Dự toán chi phí và doanh số sản phẩm tạo ra cho doanh nghiệp. 

Xây dựng chiến lược Marketing cũng là một bước quan trọng trong quy trình phát triển sản phẩm mới

Xây dựng chiến lược Marketing cũng là một bước quan trọng trong quy trình phát triển sản phẩm mới

Xem thêm: Chiến lược marketing cho sản phẩm mới: Quy trình và cách thực hiện

Bước 5: Tính toán chi phí, lợi nhuận

Từ các quy trình phát triển sản phẩm mới đã vạch ra trước đó, doanh nghiệp sẽ tính toán các chi phí, lợi nhuận. Trong bước này, bạn cần tính được cụ thể các chi phí sản xuất, chi phí marketing, chi phí vận chuyển,...Mặt khác tính được số tiền mà doanh nghiệp thu về sau khi trừ đi các chi phí và dự đoán thời gian thu hồi vốn. Bước này cũng có vai trò quyết định tới sự thành công khi đưa sản phẩm mới ra thị trường.

Các kế hoạch kinh doanh cũng dựa vào nó để điều chỉnh cho hợp lý, đúng với chỉ tiêu đề ra. 

Bước 6: Thử nghiệm trên thị trường

Bước thử nghiệm concept trước đó chính là cơ sở tốt để bạn thử nghiệm trên thị trường thực tế. Mục tiêu giai đoạn này của quy trình phát triển sản phẩm mới chủ yếu nhằm vào cảm nhận và đánh giá của khách hàng. Các chiến dịch của đối thủ cạnh tranh và hiệu quả chạy thử nghiệm sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn. 

Có thể chọn thử nghiệm thị trường theo nhiều cách khác nhau. Điển hình như tặng kèm, bán với số lượng ít hay giới thiệu ở siêu thị, hội chợ… Các đánh giá và báo cáo sau đó sẽ cho ra các căn cứ để điều chỉnh các kế hoạch phát triển sản phẩm.

Thử nghiệm trên thị trường là bước quan trọng cần có khi xây dựng quy trình phát triển sản phẩm mới

Thử nghiệm trên thị trường là bước quan trọng cần có khi xây dựng quy trình phát triển sản phẩm mới

Bước 7: Thương mại hóa

Bước cuối cùng để hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới là đưa chúng vào hoạt động thương mại hoá. Đây là bước tung sản phẩm ra thị trường với số lượng lớn. Bạn cần căn cứ vào hai yếu tố là thời gian và địa điểm. Tuỳ thuộc vào đối thủ cạnh tranh, tình hình nền kinh tế cũng như nhu cầu khách hàng để ra mắt sản phẩm thích hợp. Điều này không chỉ giúp bạn thuận lợi khi phát triển sản phẩm mà còn ít bị cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ. 

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn 7 bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới. Hy vọng có thể giải đáp các thắc mắc của bạn khi xây dựng chiến lược cho các sản phẩm mới của công ty. Nếu bạn quan tâm đến các kiến thức về kinh doanh, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Bizfly để nhận thêm thông tin hữu ích.

Xem thêm: 10 cách giới thiệu sản phẩm gây ấn tượng mạnh mẽ đến khách hàng

Từ khóa » Chu Trình Sản Phẩm