Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm Là Gì? - Luận Văn 2S

Bất cứ một sản phẩm hàng hóa nào đó khi đưa ra thị trường đều có chu kỳ sống. Chu kỳ sống của sản phẩm miêu tả quá trình tồn tại và phát triển của sản phẩm. Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ sống nó sẽ có những mục tiêu, đặc điểm cũng như các chiến lược Marketing khác nhau. Vậy chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Có các giai đoạn cụ thể ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?

Chu kỳ sống của sản phẩm (Product Life Cycle) là thuật ngữ đề cập đến quá trình mà một sản phẩm phải trải qua từ khi nó được đưa vào thị trường lần đầu tiên cho đến khi nó suy giảm hoặc bị loại bỏ khỏi thị trường. Chu kỳ sống của một sản phẩm được chia thành bốn giai đoạn: giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Theo đó đây cũng là quá trình biến đổi của doanh thu, chi phí và lợi nhuận tính theo thời gian của loại sản phẩm.

Chu kỳ sống này sẽ miêu tả một cách sinh động nhất các giai đoạn trong lịch sử tiêu thụ một loại sản phẩm. Toàn bộ thời gian tồn tại của sản phẩm, nhu cầu sản phẩm cùng các điều kiện kinh doanh trên thị trường sản phẩm đều biến đổi. Do đó, nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm sẽ giúp nhà quản trị, nhà tiếp thị lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới và tinh chỉnh các sản phẩm hiện có.

chu_ky_song_cua_san_pham_la_gi_luanvan2sKhái niệm chu kỳ sống của sản phẩm là gì?

Đặc điểm chu kỳ sống của sản phẩm

  • Các sản phẩm khi được công bố đều có thời gian tồn tại một cách hữu hạn trên thị trường.
  • Mỗi giai đoạn tồn tại trên thị trường thì lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ là không giống nhau, mức độ cạnh tranh, điều kiện kinh doanh,.... khác nhau. Việc này tạo ra những thuận lợi cũng như đặt ra sự thách thức khác nhau cho mỗi người bán.
  • Mức lợi nhuận mà sản phẩm mang lại cũng sẽ khác nhau trong từng giai đoạn của chu kỳ sống.
  • Mỗi giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm luôn đòi hỏi có các chiến lược marketing, tài chính, sản phẩm và nhân sự khác nhau.

Xem thêm:

→ Chiến lược kinh doanh là gì? 4 Bước xây dựng chiến lược kinh doanh

→ Các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh mới nhất 2021

Ý nghĩa nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm

Giống như con người thì sản phẩm cũng cần có một chu kỳ sống. Và việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm là một yếu tố quyết định, là cơ sở để ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các chuyên gia tiếp thị sử dụng để ra quyết định thời điểm thích hợp để tăng quảng cáo, giảm giá, mở rộng sang thị trường mới hoặc thiết kế lại bao bì... bởi hai lý do chính sau đây:

  • Những sản phẩm hiện tại của mỗi công ty cuối cùng cũng sẽ trở nên bị lỗi thời khi mà doanh số và thị phần của chúng sẽ bị giảm do những sản phẩm cạnh tranh xuất hiện.
  • Khi sản phẩm cũ đã đi thì lợi nhuận của nó gần như cũng không còn. Nếu như những sản phẩm đó không được thay thế và đổi mới thì lợi nhuận, thị phần và cường độ kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị giảm xuống. Kéo theo đó doanh nghiệp sẽ tự tay giết chết chính mình.

y_nghia_nghien_cuu_chu_ky_song_cua_san_pham_luanvan2sÝ nghĩa nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm

Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

Như đã đề cập ở phần trước, chu kỳ sống của sản phẩm sẽ xảy ra theo 04 giai đoạn: Giới thiệu sản phẩm - tăng trưởng - bão hòa - suy thoái. Một sản phẩm được bắt đầu dựa trên cơ sở là từ một ý tưởng, trải qua nghiên cứu và phát triển đến khi sản phẩm được coi là khả khi, có khả năng sinh lời. Khi đó, sản phẩm được sản xuất và tung ra thị trường. Và mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm khác nhau, cụ thể:

Giai đoạn giới thiệu - tung sản phẩm ra thị trường

Khi một sản phẩm đã được phát triển, giai đoạn đầu tiên chính là giới thiệu sản phẩm. Trong giai đoạn này, sản phẩm đang được tung ra thị trường. Khi một sản phẩm mới được phát hành, đây thường là thời điểm có lợi nhuận cao trong vòng đời của sản phẩm - mặc dù nó không nhất thiết tạo nên hoặc phá vỡ sự thành công cuối cùng của sản phẩm.

Trong giai đoạn giới thiệu, đòi hỏi hoạt động tiếp thị - quảng bá ở mức cao. Do đó, doanh nghiệp thường đầu tư nhiều nhất vào việc quảng bá sản phẩm và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp bước đầu có thể hiểu được phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm như thế nào, họ có thích sản phẩm đó không và mức độ thành công của sản phẩm đó. Tuy nhiên, đây cũng thường là giai đoạn chi tiêu lớn của doanh nghiệp mà không có gì đảm bảo rằng sản phẩm sẽ được thị trường đón nhận.

Chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong giai đoạn giới thiệu thường rất cao. Các mục tiêu chính của giai đoạn này là xây dựng nhu cầu về sản phẩm và đưa sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng, hy vọng sau này sẽ thu được lợi nhuận từ việc sản phẩm ngày càng phổ biến.

Giai đoạn tăng trưởng

Khi bước sang giai đoạn tăng trưởng thì lúc này người tiêu dùng đã làm quen được với sản phẩm và sẵn sàng chi trả một khoản tiền để có được nó. Khái niệm sản phẩm được chứng minh, đang trở nên phổ biến, doanh số ngày càng tăng cao. Theo đó các doanh nghiệp khác sẽ nhận thức được sản phẩm, sự bao phủ của nó trên thị trường và bắt đầu thu hút các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu sự cạnh tranh đối với sản phẩm đặc biệt cao, doanh nghiệp vẫn có thể đầu tư mạnh vào quảng cáo và khuyến mại sản phẩm để đánh bại các đối thủ cạnh tranh. Do sản phẩm ngày càng phát triển nên bản thân thị trường cũng có xu hướng mở rộng. Sản phẩm đang trong giai đoạn tăng trưởng thường được tinh chỉnh để cải thiện các chức năng và tính năng.

Vì kết quả của sản phẩm ngày càng tăng cao, xu hướng thị trường mong muốn được mở rộng nên các sản phẩm ở trong giai đoạn này thường được điều chỉnh để cải thiện các chức năng giúp tối đa hóa nhu cầu của khách hàng. Mục đích của việc tiếp thị trong giai đoạn này chính là gia tăng thị phần cho sản phẩm. Do đó giai đoạn tăng trưởng phát triển sẽ có những đặc điểm sau:

  • Số lượng hàng hóa bán ra nhanh chóng
  • Sự cạnh tranh trên thị trường tăng
  • Lợi nhuận cao và có thể đạt đến điểm tối đa

cac_giai_doan_trong_chu_ky_song_cua_san_pham_luanvan2sGiai đoạn tăng trưởng

Giai đoạn bão hòa

Khi mà một sản phẩm đã đến độ chín muồi thì đương nhiên doanh thu sẽ có xu hướng bị chậm lại hoặc có trường hợp bị dừng lại. Dấu hiệu này đã phần nào báo động cho một thị trường bão hòa lớn. Ngay tại thời điểm này thì doanh số thậm chí bắt đầu giảm, giá cả cạnh tranh, có nhiều sản phẩm thay thế và thị trường sản phẩm ngày càng tăng cao.

Công việc tiếp thị ở giai đoạn bão hòa thường chỉ nhắm mục đích chống lại sự cạnh tranh và đa số lúc này các công ty sẽ tiến hành nghiên cứu để cho ra đời một sản phẩm thay thế hoặc là thay đổi tiếp cận trong phân khúc hoàn toàn mới. Nói chung đặc điểm của giai đoạn bão hòa sẽ là:

  • Cạnh tranh mạnh
  • Xuất hiện nhiều sản phẩm tương tự
  • Số lượng sản phẩm bán ổn định
  • Lợi nhuận thấp

Giai đoạn suy thoái

Đa số các công ty thường cố gắng giữ cho sản phẩm được tồn tại trong giai đoạn bão hòa càng lâu càng tốt nhưng với sự suy thoái của mọi sản phẩm là điều không thể tránh khỏi. Cụ thể trong giai đoạn suy thoái, số lượng sản phẩm sẽ giảm đáng kể và hành vi của người tiêu dùng cũng sẽ thay đổi vì có ít nhu cầu về sản phẩm hơn.

Thêm vào đó các công ty càng ngày càng đánh mất nhiều thị phần sản phẩm trên thị trường, cạnh tranh cũng làm cho doanh thu sụt giảm. Với chương trình tiếp thị hầu như các công ty này sẽ giảm tối thiểu hoặc là sẽ nhắm trúng vào tập khách hàng trung thành, thậm chí có thể giảm giá sâu chỉ để bán được hàng. Và cuối cùng sản phẩm sẽ bị rút hoặc bị đào thải ra khỏi thị trường. Trong giai đoạn suy thoái, nó sẽ có một số đặc trưng sau:

  • Doanh số bán ra giảm
  • Tồn tại một lượng khách hàng trung thành
  • Lợi nhuận ở mức thấp nhất

Bạn đang chuẩn bị viết tiểu luận, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh? Bạn lo lắng vì chưa lựa chọn được đê tài phù hợp, chưa tìm được tài liệu tham khảo, bạn không biết phân tích xử lý dữ liệu hay đơn giản bạn không có thời gian cho việc viết luận. Tham khảo ngay: DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ THUÊ của Luận Văn 2S

Ví dụ về chu kỳ sống của một sản phẩm

Tìm hiểu vòng đời sản phẩm Maruti 800

Maruti 800 được biết đến là một dòng xe hơi dành cho các thành phố nhỏ được Maruti Suzuki sản xuất từ ​​năm 1983 tại Ấn Độ. Vòng đời của sản phẩm này được duy trì tới ngày 18 tháng 1 năm 2014. Tại thời điểm ra mắt, Maruti 800 được xem là một bước cách mạng trong lịch sử ngành ô tô. Đây là chiếc xe dành cho tất cả mọi người, Maruti Suzuki giới hạn ra mắt chiếc Maruti 800 đầu tiên vào năm 1983 tại thị trường Ấn Độ.

cac_giai_doan_trong_chu_ky_song_cua_san_pham_luanvan2s_1Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

Giai đoạn tăng trưởng của Maruti 800

  • Maruti 800 trang bị các tính năng mới: hệ thống điều hòa và âm nhạc trong xe
  • Doanh số tăng dần từ 852 lên 20269 và đạt đến 31314
  • Các chiến lược trong giai đoạn tăng trưởng:
  • Lấy khách hàng làm trung tâm
  • Maruti thiết lập các trung tâm dịch vụ cách nhau 50km

Maruti 800 giai đoạn trưởng thành

  • Năm 1997, Maruti tung ra một chiếc xe mới với hình dáng Belly Jean nhưng nó không được khách hàng chấp nhận
  • Ra mắt phiên bản cải tiến của Maruti 800 exes với giảm xóc động cơ mới, hệ thống treo lò xo cuộn nhưng chế độ 1 này tuy nhiên nó lại mất giá.
  • Ở giai đoạn này, đối thủ cạnh tranh bắt đầu tham gia thị trường (Ford, Tata…)
  • Năm 2002, Maruti tung ra alto với phiên bản lớn hơn và phong cách của Maruti 800

Giai đoạn suy giảm của Maruti 800 (2002-2014)

  • Nhiều đối thủ khác tham gia vào thị trường như Hyundai i10 và Chevrolet do đó doanh số của Maruti 800 bắt đầu giảm.
  • Người mua cũng bị thu hút bởi những chiếc xe giá rẻ như Nano - hãng cung cấp ô tô giá rẻ và có nhiều không gian hơn. Nano trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Maruti 800.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về chu kỳ sống của sản phẩm mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng lượng kiến thức trên đã giúp ích được cho bạn trong công việc nghiên cứu chu kỳ sống sản phẩm cũng như quá trình học tập được hiệu quả nhất. Xin trân trọng cảm ơn!

Từ khóa » Chu Trình Sản Phẩm