Vòng đời Sản Phẩm Và Những điều Doanh Nghiệp Cần Biết - Cloudify
Có thể bạn quan tâm
Quản trị sản xuất
03/10/2021 20 Phút đọc Vòng đời sản phẩm và những điều doanh nghiệp cần biết- Người viết Phạm Thu Hà
Chuyên gia kinh tế
Có rất nhiều nhà quản trị luôn thắc mắc về tầm ảnh hưởng của vòng đời sản phẩm với doanh nghiệp và các chiến lược kinh doanh. Với các doanh nghiệp lớn, quản lý tốt vòng đời sản phẩm chính là con đường dẫn tới thành công. Nhằm giúp các doanh nghiệp, nhất là các công ty quy mô vừa và nhỏ hiểu được tầm quan trọng của vòng đời sản phẩm, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho các nhà quản trị nhiều thông tin hơn về chủ đề này.
Nội dung bài viết
- Vòng đời sản phẩm là gì?
- Vòng đời sản phẩm có bao nhiêu giai đoạn?
- Xác định sản phẩm đang ở giai đoạn nào trong vòng đời sản phẩm
- Làm sao để kéo dài vòng đời sản phẩm?
- Ví dụ về vòng đời sản phẩm
- Lời kết
Vòng đời sản phẩm là gì?
Trong marketing, vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle) là quy trình của sản phẩm, bắt đầu từ lúc lên ý tưởng cho đến khi bị đào thải khỏi thị trường. Doanh nghiệp quản lý sản phẩm dựa vào vòng đời của sản phẩm. Một sản phẩm không nhất thiết phải có đầy đủ các giai đoạn. Vòng đời của sản phẩm có thể kéo dài và tiếp tục phát triển dài hạn. Ví dụ: sữa, đồ tiêu dùng,…
Vòng đời sản phẩm có bao nhiêu giai đoạn?
Người làm marketing trong doanh nghiệp nếu nắm chắc và bám sát vòng đời của sản phẩm thì có thể xây dựng lên những chiến lược phát triển tốt. Vòng đời một sản phẩm bao gồm 4 giai đoạn:
Giới thiệu sản phẩm (Introduction Stage)
Giai đoạn giới thiệu sản phẩm là giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường. Giai đoạn này thường được thực hiện sau quá trình dài nghiên cứu, xây dựng, phát triển và hoàn thiện sản phẩm của doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp phải bỏ nhiều chi phí cho marketing, quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Cũng chính vì vậy mà giá thành sản phẩm ở giai đoạn này thường rất cao. Doanh nghiệp có thể có doanh thu ở giai đoạn thứ nhất nhưng thường không đủ để bù vào các chi phí. Do đó, giai đoạn này doanh nghiệp thường sẽ bị lỗ.
Đặc điểm của sản phẩm ở giai đoạn giới thiệu:
- Doanh nghiệp mới nên it khách hàng và sản lượng bán còn thấp, doanh nghiệp thu lãi thấp hoặc có thể lỗ.
- Vì sản phẩm mới nên thường ít hoặc không có đối thủ cạnh tranh.
Giai đoạn tăng trưởng (Growth Stage)
Sau khi tung ra thị trường cùng các chiến lược marketing mở rộng thương hiệu, sản phẩm sẽ được biết đến nhiều hơn. Đây chính là dấu hiệu cho thấy sản phẩm đã chuyển sang giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn này, khách hàng đã biết tới sản phẩm và doanh nghiệp nhiều hơn. Doanh thu cũng ổn định hơn giai đoạn trước. Các chi phí doanh nghiệp bỏ ra cũng được giảm dần. Nhờ vậy, giá thành sản phẩm cũng không còn cao như giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên, ở giai đoạn này bắt đầu xuất hiện các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, tuy doanh thu kiếm được tăng lên và bù vào các khoản phí giúp doanh nghiệp hòa vốn thì các thách thức trước mắt vẫn còn rất nhiều.
Đặc điểm của giai đoạn tăng trưởng:
- Doanh nghiệp tăng nhanh về sản lượng bán
- Mức độ cạnh tranh trên thị trường bắt đầu tăng
- Doanh nghiệp đã có lãi thậm chí là lãi nhiều (có thể đạt đến điểm tối đa)
Giai đoạn trưởng thành (Maturity Stage)
Ở giai đoạn trưởng thành, sản phẩm đã tạo được chỗ đứng trong lòng khách hàng sau quá trình phát triển nóng nhất. Đây được đánh giá là giai đoạn ổn định nhất của sản phẩm bởi mức chi phí giảm xuống thấp nhất, giá thành ổn định. Lượng khách hàng tuy không nhiều như giai đoạn trước nhưng lại đều đặn và lâu dài hơn. Các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều, mỗi đối thủ đều có các thế mạnh đòi hỏi chủ doanh nghiệp có các chiến lược nghiên cứu, phát triển, tạo điểm khác biệt để làm lợi thế cạnh tranh.
Sản phẩm ở giai đoạn này có đặc điểm:
- Thị trường bắt đầu cạnh tranh rất mạnh
- Xuất hiện các sản phẩm cạnh tranh tương tự
- Sản lượng bán ra không tăng trưởng chỉ duy trì mức ổn định
- Doanh nghiệp giảm tỷ lệ lợi nhuận, lãi thấp
Giai đoạn suy thoái (Decline Stage)
Đây chính là giai đoạn cuối cùng quyết định xem vòng đời sản phẩm sẽ tiếp diễn hay kết thúc. Ở giai đoạn này, số đối thủ cạnh tranh ở mức cao nhất khiến doanh nghiệp phải bỏ nhiều chi phí để đầu tư. Giá thành sản phẩm cũng được hạ xuống nhằm kích thích nhu cầu mua của người tiêu dùng. Doanh thu thu về cũng giảm xuống rõ rệt. Nếu doanh nghiệp không có các chiến lược nghiên cứu, phát triển cho phù hợp thì sản phẩm có thể kết thúc vòng đời tại đây. Ngược lại, sản phẩm hoàn toàn có thể phất lên nếu như biết xây dựng, quảng bá,…đúng cách.
Một số đặc điểm của sản phẩm trong giai đoạn này:
- Doanh số bán bắt đầu giảm do canh tranh nhiều
- Bắt đầu giảm khách hàng chỉ còn khách hàng trung thành
- Lợi nhuận giảm mạnh chỉ còn ở mức thấp nhất
Đọc thêm: 8 phương pháp để giảm hàng tồn kho trong quá trình sản xuất
Xác định sản phẩm đang ở giai đoạn nào trong vòng đời sản phẩm
Có rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi không biết sản phẩm của mình đang ở giai đoạn nào, nhất là trong khoảng giai đoạn phát triển và chín muồi. Doanh nghiệp cần phải nắm bắt được giai đoạn sản phẩm để có các chiến lược đầu tư, phát triển cho hợp lý. Vậy có thể xác định giai đoạn hiện tại của sản phẩm nhờ:
Yếu tố bên trong
Doanh nghiệp cần tính toán các chỉ số như doanh thu, chi phí, lợi nhuận thu về theo từng kỳ để có cơ sở so sánh. Việc so sánh giữa các kỳ hoặc khoảng thời gian với nhau vừa giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình, vừa xác định được giai đoạn hiện tại của sản phẩm.
Yếu tố bên ngoài
Trước hết, doanh nghiệp cần tính toán sự thay đổi lượng khách hàng vì đây là yếu tố giúp công ty nhận biết giai đoạn sản phẩm dễ dàng nhất. Doanh nghiệp cũng có thể dựa vào tình hình thị trường có đang bão hòa hay không để xác định giai đoạn vòng đời sản phẩm. Một yếu tố nữa giúp doanh nghiệp biết được giai đoạn sản phẩm của mình đó là dựa vào lượng đối thủ cạnh tranh.
Làm sao để kéo dài vòng đời sản phẩm?
Khi từ giai đoạn chín muồi đến suy tàn, sản phẩm dần trở nên bão hòa trong thị trường, đồng thời phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ. Đây chính là lúc doanh nghiệp phải đau đầu nghĩ cách làm thế nào để kéo dài vòng đời của sản phẩm. Để kéo dài vòng đời của sản phẩm, chúng tôi xin gợi ý đến nhà quản trị một số phương pháp:
Chiến lược khuyến mãi, giảm giá sản phẩm
Chúng ta dễ dàng bắt gặp chiến lược này ở các hãng điện thoại nổi tiếng như Apple. Khi sản phẩm đã hết hot, các hãng này sẽ thường hạ giá qua các đợt khuyến mãi nhằm kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. Để áp dụng chiến lược này hiệu quả nhất, sản phẩm phải thường là những mặt hàng có vòng đời ngắn như điện thoại thông minh, các sản phẩm về thời trang, túi xách, giày dép,….Yếu tố vùng miền, thời tiết cũng có ảnh hưởng nhất định đến vòng đời của sản phẩm, từ đó quyết định chiến lược giảm giá hay không. Ví dụ: miền Bắc có 4 mùa, các mặt hàng thời trang sẽ có vòng đời ngắn hơn ở miền Nam vì ở đây chỉ có 2 mùa.
Phát triển sản phẩm
Đây là một trong những mấu chốt để kéo dài vòng đời của sản phẩm. Chúng ta có thể thấy sản phẩm mì Hảo Hảo của hãng Vina Acecook xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm, Hảo Hảo đã, đang và luôn chiếm được niềm tin của nhiều khách hàng. Để làm được điều đó, Hảo Hảo đã luôn luôn phát triển, cải tiến thêm nhiều hương vị, hình dạng mới (mì ly handy, mì trẻ em,….) mà mức giá vẫn phù hợp với thu nhập của người Việt Nam.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể bắt gặp rất nhiều quá trình phát triển về sản phẩm thông qua các quảng cáo truyền hình, mạng xã hội. Muốn phát triển tốt hay không đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ, có sức sáng tạo, có sự khác biệt nhất định. Phát triển sản phẩm không chỉ thu hút được các khách hàng mới mà còn giữ chân rất nhiều khách hàng cũ, từ đó kéo dài vòng đời sản phẩm.
Đọc ngay: B2B2C trên nền tảng ERP- Lấy khách hàng làm trung tâm
Quảng cáo
Vòng đời sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong marketing. Nhờ xác định được từng giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm mà đội marketing của doanh nghiệp có thể đưa ra được những chiến lược phù hợp. Đối với sản phẩm ở giai đoạn 3 hoặc 4, các chiến dịch marketing cần phải thực sự hiệu quả nếu doanh nghiệp không muốn kết thúc vòng đời sản phẩm. Thực tế hiện nay, cả thế giới đều đang áp dụng marketing 4.0, lấy con người làm trung tâm trong kỷ nguyên công nghệ số. Các khách hàng thời đại này rất thông minh và nhạy bén. Nếu doanh nghiệp có chiến lược marketing cho phù hợp sẽ vừa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, vừa đưa sản phẩm tới tay các khách hàng cũ, giữ chân được một lượng lớn khách hàng.
Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý bán hàng Cloudify
Ngoài các cách quảng cáo truyền thống như truyền hình, poster, bảng hiệu quảng cáo, thì mạng xã hội cũng là một kênh bán hàng vô cùng hiệu quả. Doanh nghiệp có thể tận dụng các kênh bán hàng miễn phí nhưng phổ biến một cách triệt để để thu được hiệu quả cao. Điển hình chúng ta có thể bắt gặp mỗi ngày đó là các mẩu quảng cáo, tin tức khi sử dụng mạng xã hội. Các mạng xã hội chủ yếu được sử dụng để quảng cáo hiện nay là Facebook, Instagram, Tiktok,….
Tìm kiếm thị trường
Một ví dụ điển hình cho chiến lược tìm kiếm thị trường đó là công ty viễn thông Viettel. Tính đến năm 2016, 9 thị trường mới của Viettel bao gồm: Lào, Đông Timor, Campuchia, Haiti, Cameroon, Mozambique, Burundi, Peru, Tanzania, Burundi đã đạt 26 triệu khách hàng. Như vậy, tổng số khách hàng tính cả Việt Nam đã lên tới 90 triệu người, đưa Viettel vào top 30 tập đoàn viễn thông có nhiều khách hàng nhất. Việc tìm kiếm, mở rộng thị trường giúp cho doanh nghiệp duy trì mức độ tăng trưởng, kéo dài vòng đời của sản phẩm ở các thị trường mới.
Đổi mới bao bì
Thay đổi bao bì cũng là một trong những cách marketing hiệu quả mà ít người biết đến. Khi khách hàng đã quá quen thuộc và chán với các bao bì cũ, doanh nghiệp nên đầu tư, thiết kế một loại bao bì mới phù hợp hơn. Dù sản phẩm không thay đổi, nhưng nếu bao bì được xây dựng một cách đúng đắn, doanh nghiệp vẫn có thể kéo dài vòng đời của sản phẩm.
Thay đổi hình dạng sản phẩm cùng với bao bì mới cũng là một trong những cách kích thích tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, chiến lược này đôi khi sẽ phản tác dụng bởi doanh nghiệp dễ làm lu mờ đi thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Các bao bì mới cũng sẽ mất một thời gian để khiến khách hàng ghi nhớ.
Ví dụ về vòng đời sản phẩm
Có thể coi Apple là một ví dụ điển hình cho vòng đời sản phẩm, với việc cho ra đời thế hệ iPhone 2G đầu tiên vào năm 2007 và đến hiện nay là iPhone 13 Pro Max.
Giai đoạn 1: Giới thiệu sản phẩm
Sau 1 khoảng thời gian dài nghiên cứu tại thời điểm ra mắt iPhone 2G, Steve Jobs nhận ra rằng chưa từng có một sản phẩm điện thoại thông minh nào trên thị trường. Vì thế, một dòng điện thoại với sự kết hợp hoàn hảo của 3 thứ: máy nghe nhạc với cảm ứng màn hình iPod, thiết bị nghe gọi và mạng Internet đã được phát triển và trình làng giới công nghệ.
Ngày 29/6/2007, chiếc iPhone đầu tiên ra mắt. Sự kiện này đã đặt nền móng cho đế chế Apple phát triển.
Giai đoạn 2: Tăng trưởng
Kể từ lúc ra mắt, dòng sản phẩm iPhone được người sử dụng công nghệ toàn cầu tin dùng. Apple nắm giữ phần lớn thị trường smartphone toàn thế giới, những số liệu doanh thu của iPhone được tăng trưởng mạnh mẽ.
Giai đoạn 3: Trưởng thành vững chắc
Địa thế của iPhone được thành lập dần dần từ những thành công ban đầu và trở thành dòng điện thoại thông minh tinh tế, sang trọng bậc nhất. Một loạt thế hệ iPhone sau này được thay đổi mẫu mã và chất lượng sản phẩm, cho thấy hãng Táo khuyết luôn chú trọng cải tiến và đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Giai đoạn 4: Suy thoái
Nhận thức được tầm quan trọng của việc cải tiến sản phẩm, Apple cho ra mắt hàng năm các thế hệ iPhone mới và “khai tử” những sản phẩm tuổi đời từ 2-3 năm. Mặc dù các dòng iPhone sau được thay đổi về thiết kế và chất lượng, nhưng không phải ai cũng đón nhận những thay đổi ấy. Cộng thêm sự cạnh tranh của những ông lớn công nghệ khác như Samsung, Xiaomi, … việc kéo dời vòng đời cho iPhone sẽ trở thành khó khăn đối với Apple.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về vòng đời sản phẩm mà doanh nghiệp cần nắm được. Là một trong những công ty hàng đầu về giải pháp tổng thể doanh nghiệp, Cloudify rất hân hạnh được chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí.
Tham khảo:
Phần mềm quản lý sản phẩm có những tính năng hữu ích nào?
Quản lý sản phẩm bằng phần mềm hữu ích như thế nào?
0/5 (0 Reviews)Từ khóa » Chu Trình Sản Phẩm
-
Chu Kì Sống Sản Phẩm (Product Life Cycle) Trong Chiến Lược ...
-
đánh Giá Chu Trình Sản Phẩm. Lý Thuyết Và Thực Tiễn áp Dụng( Học ...
-
Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm Và Chiến Lược Marketing Từng ... - Sapo
-
Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm | Chiến Lược Phát Triển Và Nâng Cao ...
-
Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm Và Chiến Lược Marketing Cho 4 Giai đoạn ...
-
Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm Và Chiến Lược Marketing Từng ...
-
Quy Trình 8 Bước Nghiên Cứu Phát Triển Sản Phẩm Mới - FOSI
-
Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm Là Gì? - Luận Văn 2S
-
Chu Kỳ Sản Phẩm Là Gì? - Vietnam Finance
-
7 Bước Quy Trình Phát Triển Sản Phẩm Mới Cho Doanh Nghiệp - Bizfly
-
Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm Và Chiến Lược Marketing Từng Giai đoạn
-
Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm – Cách Xây Dựng Chiến Lược Marketing ...
-
Khám Phá Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm Và ý Nghĩa Của Chu Kỳ Này