7 Cách Chữa Sổ Mũi Tại Nhà để Nhanh Hết Sụt Sịt
Có thể bạn quan tâm
Có nhiều cách chữa sổ mũi hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu sau đó bạn vẫn không có được kết quả chữa bệnh như mong muốn, đừng ngần ngại nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ.
Vào một thời điểm bất kỳ trong năm, ai cũng có thể bị sổ mũi một hoặc vài lần vì nhiều nguyên nhân. Trong đó, lý do phổ biến nhất khiến bạn sổ mũi là nhiễm siêu vi xoang (viêm xoang), cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường.
Trong những trường hợp khác, sổ mũi xảy ra do dị ứng, sốt hoặc một bệnh lý nào đó liên quan đến hệ hô hấp.
Dưới đây là 7 cách chữa sổ mũi tại nhà thường mang lại hiệu quả nhanh chóng, bạn có thể áp dụng ngay.
1. Cách chữa sổ mũi: Uống nhiều nước
Uống nhiều nước và tìm cách giữ nước cho cơ thể khi bị sổ mũi sẽ giúp bạn cải thiện tình hình. Nước sẽ làm chất nhầy dư thừa trong xoang thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Khi đó, thời gian bị sổ mũi của bạn cũng sẽ rút ngắn lại khi lượng chất nhầy dư thừa không còn bên trong.
Bạn hãy ưu tiên chọn nước lọc hoặc các loại nước ép thay vì đồ uống có cồn hoặc cà phê.
2. Dùng trà nóng để trị sổ mũi
Các loại trà nóng phát huy công dụng trị sổ mũi tốt hơn so với đồ uống lạnh. Điều này là do hơi nóng của trà giúp mũi bạn giãn nở, thông suốt hơn để nhanh chóng tổng đẩy dịch nhầy ra ngoài.
Khi dùng trà nóng để trị sổ mũi, bạn hãy tìm các loại trà không chứa caffeine như trà hoa cúc, trà gừng và các loại trà thảo mộc khác.
Sổ mũi thường đi kèm với đau họng. Trà nóng cũng có khả năng làm dịu cơn đau họng của bạn.
3. Chữa sổ mũi bằng cách xông hơi mặt
Hơi nóng có khả năng đặc biệt trong việc điều trị sổ mũi. Một nghiên cứu năm 2015 ở những người bị cảm lạnh thông thường cho thấy việc xông hơi làm giảm thời gian phục hồi bệnh khoảng 1 tuần so với người bệnh không xông hơi.
Để xông hơi mặt chữa sổ mũi, bạn hãy làm theo những bước sau:
♦ Đun sôi một nồi nước trên bếp rồi từ từ mở nắp ra để hơi nóng thoát ra ngoài.
♦ Đặt khuôn mặt của bạn trên hơi nước trong khoảng 10-15 phút và hít thở bằng mũi. Trong thời gian này, nếu cảm thấy quá nóng, bạn hãy đưa mặt ra chỗ khác để thư giãn.
♦ Xì mũi để loại bỏ chất nhầy rồi thực hiện lại 3-5 lần tùy thích.
Nếu muốn, bạn có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu vào nồi nước đun sôi để tăng tính thư giãn.
4. Cách chữa sổ mũi: Tắm với nước ấm
Nếu bạn đang tìm cách chữa sổ mũi nhanh chóng tại nhà, đừng bỏ qua việc tắm với nước ấm.
Cũng giống như việc uống trà nóng hoặc xông hơi mặt, tắm với nước ấm tận dụng hơi nước để làm thông mũi và giảm sổ mũi.
5. Rửa mũi
Sử dụng dụng cụ rửa mũi là cách chữa sổ mũi khá phổ biến hiện nay nhờ tính hiệu quả và thuận tiện của nó.
Dụng cụ rửa mũi thường thấy là những bình nhỏ như ấm trà có vòi. Bạn sẽ đổ dung dịch nước muối hoặc nước muối ấm vào bình. Sau đó, bạn đặt vòi vào một bên mũi rồi bơm dung dịch ra ngoài qua bên mũi còn lại. Thao tác này sẽ giúp bạn rửa sạch xoang khá kỹ lưỡng.
Bạn có thể mua dụng cụ rửa mũi ở hiệu thuốc tây hoặc các cửa hàng bán dụng cụ y khoa. Khi áp dụng cách chữa sổ mũi bằng bình rửa mũi, bạn hãy chắc chắn làm đúng theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Việc sử dụng sai cách có thể làm tình trạng của bạn diễn biến nặng hơn hoặc gây nhiễm trùng xoang.
6. Ăn đồ cay để trị sổ mũi
Đồ ăn cay sẽ làm bạn chảy nước mũi nặng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn bị sổ mũi kèm với triệu chứng nghẹt mũi, ăn cay sẽ giúp bạn cải thiện tình hình.
Nếu bạn không thích vị cay mạnh của ớt, hãy thử thay thế ớt bằng tiêu, wasabi, cải ngựa hoặc gừng. Những loại gia vị này không những rút ngắn thời gian bị sổ mũi mà còn tạo cảm giác ấm nóng để giảm các vấn đề về xoang.
7. Trị sổ mũi bằng thuốc capsaicin
Capsaicin là một loại hóa chất cay, có tính nóng. Nó thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến đau dây thần kinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các chuyên gia sức khỏe cũng sẽ hướng dẫn bạn dùng capsaicin để trị sổ mũi tại nhà.
Bạn cần đến bác sĩ để được chỉ định cách chữa sổ mũi bằng thuốc capsaicin. Cách này chỉ nên được áp dụng sau cùng nếu những cách chữa sổ mũi tại nhà khác không phát huy hiệu quả.
Như vậy, có nhiều cách để bạn trị sổ mũi tại nhà nhanh chóng mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, đa phần những cách chữa sổ mũi không có khả năng triệt tiêu hoàn toàn nguyên nhân khiến bạn sổ mũi như cảm lạnh, nhiễm virus hoặc dị ứng… Bạn cần được bác sĩ thăm khám nếu sổ mũi đã giảm nhưng các dấu hiệu bệnh khác không được cải thiện.
Nguồn: sưu tầm
Từ khóa » Sụt Sịt Hay
-
Sụt Sịt - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Sụt Sịt - Từ điển Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "sụt Sịt" - Là Gì?
-
Sụt Sịt Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Chảy Nước Mũi Liên Tục Sụt Sịt Thường Xuyên: 12 Lý Do đáng Ngạc Nhiên
-
Bị Cảm Lạnh Và Cúm: 10 Cách để Cảm Thấy Tốt Hơn | Vinmec
-
Sụt Sịt Mũi, Hay Ho Và Nôn Dịch Trong Suốt Là Dấu Hiệu Của Bệnh Trào ...
-
Từ Điển - Từ Sụt Sịt Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Sụt Sịt Lúc Giao Mùa - Báo Thanh Niên
-
Viêm Mũi Dị ứng: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phòng Ngừa Và điều Trị
-
Những Cách Hay Chữa Sụt Sịt Lúc Giao Mùa - Gia đình
-
Đừng Cứ Sụt Sịt Là đến Bác Sĩ
-
Hễ Trời Mưa Là Sụt Sịt...
-
Viêm Mũi Dị ứng: Sụt Sịt... Quanh Năm | Báo Dân Trí