7 Cách Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu Hiệu Quả - Không Cần Thuốc
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
7 cách trị cảm cúm cho bà bầu hiệu quả – Không cần thuốc
7 cách trị cảm cúm cho bà bầu hiệu quả – Không cần thuốc
Đặt lịch
Những cách trị cảm cúm cho bà bầu không cần thuốc được nhiều chị em ưu tiên áp dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ lẫn em bé trong bụng. Bên cạnh việc nghỉ ngơi nhiều, tăng cường các thực phẩm có lợi trong chế độ ăn, phụ nữ mang thai có thể áp dụng bài thuốc từ gừng, tỏi, tía tô hay kinh giới để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh cảm cúm một cách tự nhiên.
Bệnh cảm cúm ở bà bầu
Cảm cúm là một dạng bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan dễ dàng. Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. Virus gây bệnh có khả năng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến thai kỳ. Chính vì vậy, chị em cần nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để sớm phát hiện, điều trị cũng như có phương pháp dự phòng bệnh từ sớm.
Xem thêm: Cảm cúm có lây không? Khi nào thì bệnh có khả năng lây lan?
Nguyên nhân gây cảm cúm ở bà bầu
Cũng như ở nhiều đối tượng khác, bệnh cảm cúm ở bà bầu do virus cúm gây ra. Nghiên cứu cho thấy, ở người có 3 type virus cúm gây bệnh phổ biến. Trong đó, có loại dễ phát triển thành dịch bệnh.
Bà bầu có thể bị cảm cúm do lây nhiễm từ người khác. Virus gây bệnh có khả năng lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp khi chị em tiếp xúc với giọt bắn của người mắc bệnh. Một số trường hợp thì lại tiếp xúc gián tiếp qua tay rồi chạm lên mũi, miệng hay mắt tạo điều kiện cho virus dễ dàng tấn công vào cơ thể.
Ở phụ nữ mang thai, do sức đề kháng kém nên dễ bị nhiễm virus cúm hơn so với các đối tượng khác. Virus gây bệnh có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 4 ngày. Sau đó, chúng phát triển mạnh mẽ và tấn công ồ ạt vào đường hô hấp của bà bầu dẫn đến các triệu chứng tương tự như cảm lạnh. Tuy nhiên, bệnh cảm cúm ở bà bầu có khuynh hướng kéo dài và gây ra nhiều dấu hiệu nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị cảm cúm trong thai kỳ như:
- Tăng cân quá mức
- Có tiền sử bị bệnh tim mạch, hen suyễn, ung thư hay bệnh phổi mãn tính
- Làm việc trong môi trường đông người
- Suy giảm hệ miễn dịch
Triệu chứng cảm cúm ở bà bầu
Các dấu hiệu của bệnh cảm cúm ở bà bầu thường xuất hiện sau khoảng 2 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus. Chị em có thể nhận thấy các dấu hiệu dưới đây:
- Sốt
- Ho
- Ớn lạnh trong người
- Đau đầu, đau tức ngực hoặc bụng
- Khó thở, thở nông
- Nhức mỏi các cơ bắp
- Tiêu chảy
- Nôn ói
- Đau họng
- Đau tai
- Không đi tiểu
- Mệt mỏi
- Các bệnh lý mãn tính trong người trở nên nghiêm trọng hơn
Các triệu chứng cảm cúm ở bà bầu thường nghiêm trọng hơn so với những đối tượng khác gấp 3 lần. Căn bệnh này khiến cho chị em vô cùng mệt mỏi. Thậm chí có những trường hợp bị nặng dẫn đến viêm phổi, sinh non hoặc gây dị tật cho thai nhi.
7 cách trị cảm cúm cho bà bầu hiệu quả
Làm thế nào để chữa cảm cúm cho bà bầu nhanh khỏi và an toàn là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Thông thường, các triệu chứng cảm cúm ở phụ nữ mang thai thường tiến triển trong 3 – 5 ngày rồi thuyên giảm dần và tự khỏi mà không phải dùng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơn ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến hai tuần.
Dưới đây là một số cách trị cảm cúm cho bà bầu tự nhiên giúp chị em kiểm soát rốt các triệu chứng khó chịu và nhanh hồi phục sức khỏe:
1. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Bệnh cảm cúm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khiến bà bầu vô cùng mệt mỏi. Chị em cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể được tiếp theo nhiều năng lượng, tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chống lại virus cúm hiệu quả hơn, qua đó giúp sức khỏe nhanh hồi phục.
Bà bầu bị cảm cúm nên lựa chọn không gian yên tĩnh, thông thoáng để nghỉ ngơi. Cố gắng ngủ khoảng 8 tiếng mỗi ngày. Tránh nằm nơi có gió lùa khiến cơ thể bị lạnh và làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh cảm cúm.
2. Mẹo chữa cảm cúm cho bà bầu bằng tỏi
Tỏi là phương thuốc trị cảm cúm lâu đời được y học cổ truyền tin dùng. Loại củ này chứa hàm lượng cao allicin, một chất kháng sinh tự nhiên có thể giúp làm suy yếu hoạt động của virus cúm, làm giảm tình trạng sưng viêm ở đường hô hấp, cải thiện khả năng miễn dịch cho bà bầu.
Với những tác dụng tuyệt vời này, tỏi thường được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn của bà bầu để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm. Ngoài ra, loại gia vị này còn được sử dụng để trị bệnh theo những cách sau:
- Cách 1: Lấy vài tép tỏi tươi giã nát, bỏ vào tô nước nóng dùng xông mũi
- Cách 2: Tỏi tươi giã nát lấy nước cốt. Sau đó lấy nước tỏi pha chung với mật ong để uống. Ngày dùng 2 lần.
- Cách 3: Dùng tỏi ngâm giấm trong khoảng 1 tuần. Mỗi ngày ăn 2 – 3 tép chung với thức ăn.
3. Lá tía tô kết hợp kinh giới trị cảm cúm cho bà bầu
Lá tía tô và kinh giới đều là những thảo dược có tính ấm. Chúng chứa nhiều tinh dầu có khả năng ức chế virus, vi khuẩn, đồng thời giúp kháng viêm, giảm ho, xoa dịu cơn đau đầu, làm thông thoáng đường thở. Kết hợp lá tía tô với kinh giới chính là một cách trị cảm cúm cho bà bầu đơn giản, lành tính được nhiều mẹ rỉ tai nhau áp dụng.
- Cách 1: Dùng hai loại lá trên mỗi thứ một nắm đem sắc với 3 bát nước cho cạn còn 2 bát. Chia uống 2 lần trong ngày vào buổi sáng và buổi chiều khi thuốc còn ấm.
- Cách 2: Nấu cháo tía tô, kinh giới với trứng ăn mỗi tuần khoảng 3 lần để bồi bổ cơ thể và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh cảm cúm trong thai kỳ.
4. Súc miệng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý trị cảm cúm cho bà bầu
Với đặc tính sát trùng tự nhiên, nước muối có thể giúp sát trùng, tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp. Việc súc miệng, nhỏ mũi hàng ngày với nước muối sinh lý còn có tác dụng làm loãng đàm nhầy, giảm sưng đường thở, xoa dịu cơn đau và tình trạng kích ứng ở niêm mạc mũi họng. Điều này có thể giúp cải thiện đáng kể các dấu hiệu ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng do bệnh cảm cúm gây ra cho bà bầu.
Chị em có thể mua nước muối sinh lý đóng chai được bán sẵn ngoài tiệm thuốc Tây về sử dụng để đảm bảo điều kiện vô trùng và tiện lợi hơn mỗi lần sử dụng. Hàng ngày súc miệng kết hợp nhỏ mũi vài lần trong ngày để làm sạch đường thở và giúp tình trạng sưng viêm bên trong nhanh được chữa lành.
Ngoài ra, bà bầu cũng có thể tự pha nước muối để trị cảm cúm tại nhà. Cứ 9g muối đem pha với 1 lít nước tinh khiết sẽ cho ra được nước muối sinh lý có nồng độ 0,9%. Tuy nhiên cần đảm bảo các dụng cụ dùng để pha chế nước muối phải được tiệt trùng sạch sẽ bằng nước sôi trước khi sử dụng.
Tham khảo ngay: Cách Bấm Huyệt Chữa Cảm Lạnh, Cảm Cúm Hiệu Quả
5. Uống nhiều nước kết hợp tắm nước ấm
Đây cũng là một trong những cách trị cảm cúm cho bà bầu không cần thuốc đang được áp dụng rộng rãi. Khi bị cảm cúm, chị em nên tăng cường lượng chất lỏng dung nạp vào cơ thể. Tốt nhất là dùng nước ấm để làm giảm kích ứng trong mũi họng, cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, ho có đờm và giúp bà bầu dễ thở hơn.
Ngoài ra, bà bầu có thể thay thế một phần nước lọc trong ngày bằng các loại nước khác như:
- Nước ép trái cây
- Trà thảo mộc: Trà hoa cúc, trà gừng,…
- Nước dừa
- Nước canh, rau.
Cùng với việc uống nhiều nước, bà bầu bị cảm cúm cũng được khuyên nên tắm bằng nước ấm thay vì sử dụng nước lạnh. Thói quen này có tác dụng kích thích lưu thông máu, làm loãng chất nhầy, tăng lượng không khí lưu thông vào phổi và giúp thần kinh được thư giãn, thoải mái hơn.
6. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C giúp bệnh cảm cúm ở bà bầu nhanh lành
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn sẽ giúp cải thiện khả năng miễn dịch cho bà bầu, giúp cơ thể tiêu diệt virus cúm hiệu quả hơn. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc đường thở.
Bà bầu bị cảm cúm có thể bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng cách thường xuyên ăn các thực phẩm như:
- Trái cây có múi
- Ớt chuông đỏ
- Rau lá xanh
- Kiwi
- Dâu tây…
Bên cạnh đó, các thực phẩm như quả việt quất, hành tây, gừng, nghệ, trà xanh cũng chứa các hoạt chất có lợi, giúp bà bầu kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh cảm cúm.
7. Dùng thuốc trị cảm cúm cho bà bầu
Thuốc trị cảm cúm ít khi được sử dụng cho bà bầu. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị cảm cúm cho bà bầu bao gồm:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Acetaminophen (Tylenol) là một loại thuốc có tác dụng giảm đau đầu, đau họng, hạ sốt. Loại thuốc này dùng được cho nhiều đối tượng, bao gồm cả phụ nữ có thai.
- Thuốc ức chế virus: Để tiêu diệt virus cúm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc Tamiflu cho bà bầu. Loại thuốc này tương đối an toàn và có thể phát huy hiệu lực tốt nhất khi được uống trong vòng 2 ngày kể từ khi bị bệnh.
- Thuốc giảm ho: Robitussin, Vicks 44
- Thuốc xịt mũi chứa steroid: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm, làm sạch khoang mũi và duy trì độ ẩm cần thiết cho niêm mạc mũi.
- Thuốc kháng histamin: Bao gồm Benadryl hay Claritin. Những thuốc này được phép sử dụng cho phụ nữ mang thai từ tháng thứ tư trở đi dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
Cách phòng ngừa bệnh cảm cúm cho bà bầu
Trước những mối nguy tiềm ẩn mà bệnh cảm cúm có thể mang lại, bà bầu nên tích cực chủ động thực hiện tốt công tác phòng ngừa bệnh từ sớm. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho chị em.
- Thường xuyên dùng xà phòng diệt khuẩn để rửa tay, đặc biệt là trước khi ăn
- Tránh dùng tay ngoái mũi hoặc chạm lên mắt, miệng
- Không tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm virus cúm, người đang bị cảm cúm hoặc mắc các bệnh lý khác ở đường hô hấp
- Dùng tay che miệng mỗi khi ho hay hắt hơi
- Hạn chế tới các khu vực công cộng. Trường hợp bắt buộc, nên mang khẩu trang bảo vệ mũi miệng khi tới nơi đông người, chẳng hạn như công viên, siêu thị…
- Chủ động tiêm vắc xin ngừa cúm trước hoặc ngay khi mang bầu
Trong trường hợp bị cảm cúm khi mang thai, chị em nên nhanh chóng tìm tới bác sĩ khám để được chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Cần tham khảo ý kiến của các nhân viên y tế khi áp dụng bất kỳ cách trị cảm cúm cho bà bầu từ gian dân để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.
Có thể bạn quan tâm
- Bà bầu bị cảm cúm có nên xông? Thông tin cần biết
- Các loại thuốc cảm cúm và thông tin cần biết khi dùng
Từ khóa » Hiện Tượng Cảm Lạnh ở Bà Bầu
-
Bà Bầu Bị Cảm Cần Lưu ý Những Gì để Không ảnh Hưởng Thai Nhi?
-
Ho Và Cảm Lạnh Khi Mang Thai - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Mẹ Bị Cảm Lạnh Hoặc Cảm Cúm Khi Mang Thai ảnh Hưởng Thế Nào Tới ...
-
Bác Sĩ Chỉ Cách Nhận Biết Cảm Cúm Khác Cảm Lạnh Trong Thai Kỳ
-
Bầu 3 Tháng đầu Bị Cảm Lạnh – Cách Xử Lý Giúp Giảm Nhanh Khó Chịu
-
Bà Bầu Bị Cảm Lạnh Phải Xử Lý Như Thế Nào? - Dược Phẩm Vinh Gia
-
Ớn Lạnh Khi Mang Thai: Mẹ Bầu Cần Chú ý Những Gì? - Hello Bacsi
-
Ho Và Cảm Lạnh Khi Mang Thai, Mẹ Bầu Phải Làm Gì?
-
Làm Thế Nào để Chữa Cảm Cúm Cho Bà Bầu An Toàn? | Hapacol
-
Bị Cảm Khi Mang Thai Và Những Hướng Xử Trí Phù Hợp - YouMed
-
Bà Bầu Bị Cảm Lạnh 3 Tháng đầu - Những điều Cần Lưu ý
-
Bà Bầu Bị Cảm Lạnh Nên Làm Gì để Cải Thiện? - Sắt
-
Các Biện Pháp điều Trị Cảm Cúm Tại Nhà Cho Phụ Nữ Mang Thai
-
Bà Bầu Bị Sốt Rét: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Các Lưu ý Cần Nhớ