Bà Bầu Bị Cảm Cần Lưu ý Những Gì để Không ảnh Hưởng Thai Nhi?
Có thể bạn quan tâm
Dành cho hội viên phụ nữ Kiến thức, kỹ năng
Xem cỡ chữ Bà bầu bị cảm cần lưu ý những gì để không ảnh hưởng thai nhi? 26/02/2020 Thông thường, bà bầu bị cảm vì sức đề kháng yếu đi khi mang thai. Tuy nhiên, trong thai kỳ, việc sử dụng thuốc là khá hạn chế nên người mẹ cần phải biết những phương pháp an toàn giúp mau khỏi bệnh.Khi bị cảm, mẹ bầu thường lo lắng, mong muốn nhanh khỏi bệnh mà không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Việc kết hợp một số biện pháp an toàn tại nhà cùng với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp đem lại hiệu quả tốt.
1. Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh
Y học phân chia bệnh cảm thành hai loại khác nhau. Hai loại này có những điểm tương đồng nhưng vẫn có sự khác biệt.
Bà bầu bị cảm cúm
- Nguyên nhân: thường do virus Influenza gây ra. Có 3 loại cảm cúm chính là A, B và C.
- Triệu chứng: Các dấu hiệu của cảm cúm thường sẽ xuất hiện nhanh, gồm một số triệu chứng chính như sau: sốt cao, đau đầu, đau cơ, đổ mồ hôi và khiến mẹ bầu cảm thấy kiệt sức.
Bà bầu bị cảm lạnh
- Nguyên nhân: Thông qua đường mũi và miệng, các siêu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ làm cho bà bầu bị cảm lạnh. Có khoảng trên 100 loại virus gây ra cảm lạnh nhưng thường gặp nhất là Rhinovirus.
- Triệu chứng: Khi bị cảm lạnh, mẹ bầu sẽ thấy các dấu hiệu như: đau họng, nghẹt hoặc sổ mũi, hắt hơi và ho. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể bị sốt nhẹ hoặc đau đầu nhưng những triệu chứng này không phổ biến.
Mẹ bầu cần phân biệt cảm cúm với cảm lạnh. (Ảnh minh họa)
2. Bà bầu bị cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bệnh cảm có nhiều thể gây bệnh khác nhau nên không phải mẹ bầu cứ mắc bệnh là gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có thể xuất hiện một vài nguy cơ có hại đối với em bé:
- Thai nhi bị dị tật: Khi mẹ mắc cúm (nhất là trong vòng 13 tuần đầu của thai kỳ), thai nhi có nguy cơ mắc một số dị tật như hở hàm ếch, tim bẩm sinh...
- Nguy cơ mắc bệnh tự kỷ: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thai nhi có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ tăng 34% khi người mẹ bị sốt trong tam cá nguyệt thứ nhất và 40% khi bị sốt trong tam cá nguyệt thứ hai.
- Nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng: Mức độ phơi nhiễm của người mẹ đối với virus và vi khuẩn trong khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến môi trường trong cơ thể. Vì vậy mà bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng khi còn nhỏ.
- Sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non: Ngoài việc làm cho thai nhi có nguy cơ bị dị tật, độc tính của virus khi kết hợp với sốt cao cũng có thể kích thích tử cung co bóp. Điều này dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
3. Bà bầu bị cảm phải làm sao?
Khi bị cảm, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng mà có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để làm giảm dấu hiệu của bệnh:
Xông mũi ngay khi có dấu hiệu cảm
Phương pháp dân gian này đơn giản và dễ áp dụng tại nhà. Mẹ bầu dùng một số loại lá có chứa tinh dầu như: lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô đem nấu sôi với nước sạch. Tiếp theo, mở hé nắp nồi nước xông, ghé mặt hít hơi nóng bay lên. Nó sẽ giúp mẹ bầu bớt nghẹt mũi.
Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý NaCl 0,9 % có tác dụng vệ sinh, khai thông đường mũi đẩy chất nhầy, virus và vi khuẩn ra khỏi mũi. Vì thế mẹ nên sử dụng dung dịch này để rửa và vệ sinh mũi hàng ngày nếu bị cảm.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Bà bầu có thể pha 1 thìa muối vào trong một cốc nước ấm. Sau đó súc miệng trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.
Thoa dầu tràm dưới mũi
Để mở rộng đường thở và thông mũi, mẹ nên sử dụng những loại dầu có tinh chất bạc hà như dầu tràm. Chú ý là chỉ thoa một lượng nhỏ ở dưới cánh mũi.
Giữ ấm và nghỉ ngơi
Mẹ bầu cần lưu ý giữ ấm cơ thể để tránh các triệu chứng của cúm trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi hợp lý cũng có tác dụng giúp cơ thể bà bầu có đủ năng lượng và hệ miễn dịch hoạt động tốt, chống lại bệnh tật.
Ngủ kê cao gối
Việc ngủ đủ giấc cũng góp phần giúp bà bầu hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Trong khi ngủ, mẹ nên kê cao phần đầu ở vị trí cảm thấy thoải mái nhất. Nó sẽ giúp giảm nghẹt mũi và đờm không bị trào ngược.
Trong trường hợp áp dụng những cách trên đây mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ bầu cần đến bác sĩ để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
4. Bà bầu bị cảm nên ăn gì?
Cháo trứng, hành và tía tô
Trong món cháo này có sự kết hợp giữa ba nguyên liệu thơm ngon, giàu dinh dưỡng lại rất tốt cho mẹ bầu khi bị cảm. Trứng chứa nhiều protein, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể người phụ nữ mang thai để chống lại bệnh cảm. Hành có vị cay, tính bình nên giúp tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng... Ngoài ra, tía tô cũng có tính ấm sẽ có tác dụng giảm các triệu chứng đau họng, buồn nôn khi bị cảm.
Cháo trứng, hành tía tô có công dụng giải cảm rất tốt cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
Các loại quả giàu vitamin C
Vitamin C là chất dinh dưỡng có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại các loại bệnh tật, điển hình như bệnh cúm. Để bổ sung vitamin C cho cơ thể, mẹ bầu có thể ăn những loại quả sau: bưởi, cam, ổi, kiwi, dâu tây... Các trái cây này sẽ giúp người phụ nữ mang thai có một cơ thể khỏe mạnh và một làn da đẹp.
Tỏi
Chất kháng sinh có trong tỏi sẽ giúp chống viêm nhiễm và các vi khuẩn, virus gây cúm. Nếu không muốn ăn sống tỏi thì mẹ bầu nên cho thêm tỏi vào các món ăn như rau xào, tôm rim… Nếu ngại hơi thở không được thơm tho sau khi ăn tỏi thì chị em có thể kết hợp tráng miệng với những loại trái cây giàu vitamin C để bổ sung chất dinh dưỡng cũng như dễ tiêu hóa.
Súp gà
Đây là món ăn giàu dinh dưỡng, vitamin và chất chống viêm. Ngoài ra, súp gà còn có thể làm dịu đi các triệu chứng của cảm. Để nấu súp gà trị cảm, mẹ bầu cần sử dụng bột cayenne, tỏi, gừng, hành tây, húng tây là nấm.
5. Bà bầu bị cảm nên uống gì?
Nước ấm
Việc uống nước ấm sẽ giúp ích được nhiều cho mẹ bầu khi bị cảm. Nó sẽ làm giảm hiện tượng nghẹt mũi, ngăn ngừa mất nước và bớt đau họng.
Trà gừng tươi
Gừng là loại thực phẩm lành tính, có thể làm ấm cơ thể và làm sạch các chất độc, virus cũng như vi khuẩn. Vì thế, để chữa cảm, mẹ bầu nên uống 1 ly trà gừng tươi, cho thêm mật ong và 1 lát chanh tươi (hoặc vài giọt nước cốt chanh).
Để chữa cảm, mẹ bầu nên uống 1 ly trà gừng tươi với chanh. (Ảnh minh họa)
Giấm táo
Giấm táo có thể thanh lọc các cơ quan nội tạng, làm sạch các hạch bạch huyết, tạo ra môi trường kiềm nên diệt các loại vi khuẩn rất hữu hiệu. Vì thế, nếu có hiện tượng bị cảm, mẹ bầu nên pha 1 thìa giấm táo vào cốc nước ấm để uống hoặc súc miệng hàng ngày. Có thể uống vài lần trong một ngày cho đến khi các triệu chứng cảm giảm hẳn.
Lưu ý: Nếu đang gặp phải triệu chứng ợ nóng, mẹ bầu không nên uống giấm táo.
https://phunuvietnam.vn/Tin tức cùng chuyên mục
- Hành trình tiến hóa của mạng di động: Từ 1G đến 5G
- Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến
- Cảnh báo mạo danh công an kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ
- Sinh con đúng chính sách, phụ nữ dân tộc thiểu số có thể hưởng "hỗ trợ kép"
- Thời gian nghỉ thai sản 6 tháng đối với lao động nữ
- Quy định chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ, nhờ mang thai hộ
- Lôi kéo khách hàng trong trường hợp nào bị coi là cạnh tranh không lành mạnh?
- Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ quyền riêng tư của trẻ trên môi trường mạng?
- Hướng dẫn cách thoát nạn an toàn khi có cháy xảy ra với nhà độc lập, liền kề, căn hộ ở các chung cư
- Mất tiền tỷ với thủ đoạn lừa đảo đầu tư tài chính trên mạng
TÂM ĐIỂM
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
- Cụm thi đua các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức liên hiệp tổng kết công tác...
- Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Thành tích của Đội tuyển bóng chuyền nữ là sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu...
CÁC ĐỀ ÁN
Hội LHPN tỉnh Vĩnh Long: Hoạt động chăm lo phụ nữ, trẻ em
- Hải Dương: Nữ chiến sĩ Công an Nhân dân xác định về cơ sở là thêm một quê hương, thêm...
- Hưng Yên: Chi hội trưởng phụ nữ biến rác thành phân bón cho cây trồng
- Hà Tĩnh: Nữ cán bộ Hội mạnh dạn đổi mới trong thực hiện các hoạt động, phong trào thi đua
VĂN BẢN HỘI
- (8/CV-DTTG) V/v tăng cường hiệu quả các mô hình/hoạt động thu hút, tập hợp ...
- (298/TB-ĐCT) Thông báo tiếp nhận công chức, viên chức vào làm công chức tại ...
- (3745/QĐ-ĐCT) Quyết định phê duyệt danh sách bài dự thi tham gia vòng chung ...
- (3222/ĐCT-GĐXH) v/v bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhân dịp nghỉ lễ Giỗ ...
- (8/TB-VP) Thông báo về việc thay đổi tên tài khoản của Văn phòng Cơ quan ...
Video
play stop repeat full screen Update Required To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
Liên kết Website
Các cơ quan ban ngành Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Bộ Kế hoạch và đầu tư Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ban Dân vận trung ương Các đơn vị của Hội Nhà xuất bản Phụ nữ Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Báo Phụ nữ Việt Nam Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài Trường trung cấp Lê Thị Riêng Tổ chức TCVM TNHH 1TV Tình thương Học viện Phụ nữ Việt Nam Các tỉnh, thành Hội Báo Phụ nữ Thủ đô Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hà Nội Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Bắc Giang Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh bến Tre Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Định Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Cà Mau Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Cao Bằng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Bình Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng NgãiTừ khóa » Hiện Tượng Cảm Lạnh ở Bà Bầu
-
Ho Và Cảm Lạnh Khi Mang Thai - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Mẹ Bị Cảm Lạnh Hoặc Cảm Cúm Khi Mang Thai ảnh Hưởng Thế Nào Tới ...
-
Bác Sĩ Chỉ Cách Nhận Biết Cảm Cúm Khác Cảm Lạnh Trong Thai Kỳ
-
Bầu 3 Tháng đầu Bị Cảm Lạnh – Cách Xử Lý Giúp Giảm Nhanh Khó Chịu
-
Bà Bầu Bị Cảm Lạnh Phải Xử Lý Như Thế Nào? - Dược Phẩm Vinh Gia
-
Ớn Lạnh Khi Mang Thai: Mẹ Bầu Cần Chú ý Những Gì? - Hello Bacsi
-
Ho Và Cảm Lạnh Khi Mang Thai, Mẹ Bầu Phải Làm Gì?
-
Làm Thế Nào để Chữa Cảm Cúm Cho Bà Bầu An Toàn? | Hapacol
-
Bị Cảm Khi Mang Thai Và Những Hướng Xử Trí Phù Hợp - YouMed
-
7 Cách Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu Hiệu Quả - Không Cần Thuốc
-
Bà Bầu Bị Cảm Lạnh 3 Tháng đầu - Những điều Cần Lưu ý
-
Bà Bầu Bị Cảm Lạnh Nên Làm Gì để Cải Thiện? - Sắt
-
Các Biện Pháp điều Trị Cảm Cúm Tại Nhà Cho Phụ Nữ Mang Thai
-
Bà Bầu Bị Sốt Rét: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Các Lưu ý Cần Nhớ