7 Cách Trị Vết Rạn Da Khi Mang Thai Và Sau Khi Sinh - Thuốc Dân Tộc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh thường xuất hiện các vết rạn ở bụng, bắp tay, đùi,… Vết rạn da ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình của phụ nữ. Bạn có thể giảm thiểu sự hình thành các vết rạn nếu thực hiện các cách trị rạn ngay từ những tháng đầu thai kỳ.

trị rạn da khi mang thai
Vết rạn da thường xuất hiện trong thời gian thai kỳ và sau khi sinh

Vì sao phụ nữ bị rạn da khi mang thai?

Mang thai là thời điểm cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, trong đó có làn da. Da được cấu tạo bởi elastin và collagen, khi mang thai da bạn phải căng ra để có không gian cho thai thi. Sự kéo căng này khiến collagen và elastin bị đứt gãy và lỏng lẻo, điều này khiến da bị rạn và thiếu săn chắc khi mang thai và kéo dài đến thời gian sau sinh.

Một số người có làn da đàn hồi cao, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất trong khoảng vài tháng. Tuy nhiên, một số trường hợp nếu không điều trị, các vết rạn này sẽ hiện diện trong thời gian dài và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình của phụ nữ.

Các vết rạn da sẽ hình thành từ tháng thứ 5 trở đi vì đây là thời điểm mẹ tăng cân rất nhanh, thai nhi phát triển lớn khiến da bụng căng ra rất nhanh. Bạn có thể giảm thiểu sự hình thành các vết rạn nếu thực hiện việc điều trị ngay từ những tháng đầu thai kỳ.

Xem chi tiết: Rạn da khi mang thai và cách phòng ngừa hiệu quả 

Mẹo trị rạn da khi mang thai và sau khi sinh

1. Massage với dầu

Các tinh dầu tự nhiên có thể cải thiện những vết rạn ở bụng khá tốt và rất an toàn với mẹ bầu. Hầu hết những loại dầu này đều chứa vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu da. Khi bạn massage dầu ở vùng bụng, các dưỡng chất từ dầu sẽ thấm vào tế bào và kích thích da sản sinh collagen để tăng khả năng đàn hồi và cải thiện các vết rạn.

Ngoài ra, các tinh dầu tự nhiên đều có mùi hương rất thư giãn. Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ trong thời gian mang thai, bạn nên dùng dầu massage nhẹ nhàng ở bụng vào buổi tổi, hương thơm nhẹ nhàng sẽ giúp các dây thần kinh thư giãn, giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.

Để đạt được kết quả tốt, nên lựa chọn những tinh dầu giàu chất chống oxy hóa như dầu olive, dầu hạt lựu, dầu hạt nho, dầu argan,… Nên thực hiện massage từ 2 – 3 lần/ngày. Ngoài ra, bạn có thể dùng dầu để chăm sóc da mặt và ngăn chặn tình trạng nám, tàn nhang khi mang thai.

2. Sử dụng kem chống rạn da

Hiện nay một số thương hiệu mỹ phẩm đã bào chế kem chống rạn da an toàn với mẹ bầu và thai nhi. Các sản phẩm này đều rất giàu độ ẩm, peptide, vitamin và collagen. Để tránh chọn nhầm sản phẩm, bạn nên trao đổi với bác sĩ da liễu để chọn được sản phẩm an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng.

trị rạn da sau khi sinh
Bạn nên trao đổi với bác sĩ da liễu để lựa chọn được sản phẩm chống rạn da an toàn

Dùng kem trị rạn da vào những vùng da dễ bị rạn như bụng, bắp tay, bắp chân,… từ 2 – 3 lần/ngày. Nếu bạn dùng cho vùng tay, bạn nên che chắn da kín vì các hoạt chất trong sản phẩm có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.

Bỏ túi: 5 loại kem trị rạn da sau sinh an toàn, hiệu quả

3. Bổ sung dưỡng chất bằng chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi, bạn nên chú trọng các thực phẩm chứa nhiều chất béo tự nhiên và collagen để tránh hình thành rạn da khi mang thai. Nên bổ sung các thực phẩm như rau xanh, trái cây, cá hồi, thực phẩm giàu đạm,…

Ngoài ra, bạn nên uống từ 2,5 – 3 lít mỗi ngày để bổ sung nước cho tế bào da. Khi có đủ ẩm, da sẽ linh hoạt và đàn hồi hơn, từ đó giảm thiểu sự hình thành các vết rạn.

4. Dưỡng ẩm cho da

Bên cạnh việc bổ sung nước từ bên trong, bạn nên dưỡng ẩm cho da từ bên ngoài. Khi có đủ độ ẩm, tế bào da sẽ linh hoạt và tự sửa chữa những hư tổn. Bạn nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ và an toàn cho bà bầu để dưỡng ẩm và hạn chế tình trạng rạn da.

Có thể lựa chọn sản phẩm hữu cơ (organic) để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Ngoài ra, nên hạn chế sản phẩm có chứa Retinol, Hydroquinone, Parabens,… Bạn nên trao đổi với bác sĩ da liễu để lựa chọn được sản phẩm thích hợp.

5. Luyện tập

Một lý do khiến bạn bị rạn da khi mang thai là do cân nặng tăng quá nhanh khiến các cơ bắp lỏng lẻo và thiếu săn chắc. Bạn có thể cải thiện vóc dáng và làn da bằng cách luyện tập những bộ môn phù hợp để tăng cường cơ bắp, tăng độ linh hoạt cho xương khớp và hạn chế việc hình thành các vết rạn.

cải thiện các vết rạn da
Luyện tập sẽ kích thích collagen sản sinh và cải thiện các vết rạn trên da

Ngoài ra, việc luyện tập thường xuyên còn kích thích cơ thể sản sinh collagen, giúp bạn hạn chế cơn đau nhức xương khớp và tăng độ đàn hồi cho làn da. Yoga, bơi lội, đi bộ,… là những bộ môn luyện tập được khuyến khích cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

6. Thư giãn

Thư giãn là liệu pháp làm đẹp tác động sâu đến những yếu tố bên trong cơ thể. Khi cơ thể căng thẳng, áp lực, hormone được sản sinh sẽ suy giảm nghiêm trọng. Bạn có thể tăng hàm lượng hormone bằng cách thư giãn để giảm áp lực lên dây thần kinh.

Hormone góp phần sửa chữa những tổn thương ở tế bào da, làm mờ vết rạn và tăng cường độ đàn hồi cho da. Bạn nên giảm khối lượng công việc và dành thời gian để nghỉ ngơi, đọc sách, nghe nhạc và làm đẹp.

7. Mặt nạ thiên nhiên

Với những người đang mang thai, mặt nạ thiên nhiên là giải pháp an toàn và đem lại những lợi ích đáng kể. Các thực phẩm xung quanh đều có chứa những thành phần hỗ trợ da tái tạo và phục hồi. Bạn có thể tận dụng những thành phần này để cải thiện vết rạn và làm đẹp.

Các nguyên liệu bạn có thể tận dụng để thực hiện mặt nạ trị rạn da khi mang thai có thể là lòng trắng trứng, nghệ tươi, sữa bò, nha đam,…

Các vết rạn đã hình thành sẽ mất một thời gian khá dài để biến mất, do đó bạn không nên quá nóng vội. Bạn cần khoảng từ 3 – 6 tháng để cải thiện tình trạng này. Nếu tình trạng của bạn khá nặng và không thể cải thiện bằng các biện pháp nói trên, bạn có thể trao đổi với bác sĩ can thiệp thẩm mỹ xâm lấn để cắt bỏ vùng da bị rạn.

Có thể bạn quan tâm

  • Bí kíp trị rạn da sau sinh bằng vitamin E
  • Rạn da ở hông và đùi: Nguyên nhân, cách trị và phòng ngừa

Từ khóa » Chăm Sóc Da Bụng Khi Mang Thai