Rạn Da Bụng Khi Mang Thai: 3 Cách Trị Rạn Da An Toàn - Huggies

Rạn da, đặc biệt là rạn da bụng là tình trạng phổ biến xảy ra với phụ nữ mang thai. Mặc dù việc rạn da hoàn toàn không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, nhưng bên cạnh cảm giác ngứa ngáy khó chịu thì việc mất thẩm mỹ do rạn da luôn làm cho các mẹ bầu phải “đau đầu” tìm cách xử lý.

Tuy nhiên, mẹ không cần phải quá lo lắng mà hãy cùng Huggies tìm hiểu về nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị rạn da khi mang thai an toàn, giúp mờ nhanh và lấy lại làn da đẹp nhé!

Dấu hiệu của rạn da - Hình dạng các vết rạn da như thế nào?

Theo định nghĩa y học, rạn da là hiện tượng da bị kéo căng quá mức cho phép, làm các mô liên kết dưới da bị đứt hoặc gãy. Việc các mô liên kết bị kéo căng trong một thời gian dài khiến cho các sợi Collagen và Elastin bị kéo quá mức không tái tạo kịp thời, dẫn đến hậu quả là các vết nứt, vết rạn sậm màu trên bề mặt da.

Các vết rạn da thường xuất hiện thành những vết sọc dài và nhỏ, đồng thời có thể kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do tốc độ thay đổi của cơ thể mẹ diễn ra quá nhanh khiến làn da không co dãn kịp. Khi mang thai, bụng là vị trí dễ bị rạn da nhất, sau đó là vùng mông, ngực, hông, đùi, và ở hai cánh tay.

Hình dạng các vết rạn da như thế nào?

Do lớp mô dưới da bị phá vỡ làm lộ các mạch máu dưới da, hình thành các vết rạn có màu đỏ tím, hồng hoặc nâu đỏ.

Những vết rạn da thường có chiều dài khoảng 5 - 10mm khi mới hình thành về sau càng lan rộng hơn. Tuy các vết rạn không gây cảm giác đau đớn nhưng có thể gây cảm giác ngứa do phần da bị kéo căng khi trong giai đoạn mang thai.

Màu sắc các vết rạn da ở phụ nữ mang thai

Thông thường đối với các mẹ có làn da trắng, sáng màu, vết rạn thường màu hồng nhạt. Ngược lại nếu mẹ có làn da tối màu, nâu sẫm, vết rạn sẽ có màu sáng hơn vùng da xung quanh.

Đối với phụ nữ sau sinh khoảng 3 tháng “ở cữ”, các vết rạn có thể chuyển dần sang màu trắng hoặc đậm màu tùy theo màu da của mẹ chạy dọc theo chiều dài bụng, thậm chí có thể tự mờ dần sau một khoảng thời gian. Do đó màu vết rạn sẽ khác nhau do sắc tố da của mỗi người không giống nhau.

Nguyên nhân bị rạn da ở mẹ bầu

Một nghiên cứu ước tính rằng 50 đến 90% phụ nữ mang thai sẽ bị rạn da trước khi sinh. Vậy nguyên nhân rạn da khi mang thai đến từ đâu?

Nguyên nhân xuất hiện rạn da sẽ phụ thuộc vào cơ địa, tính di truyền và mức độ tăng cân của mẹ bầu:

  • Tăng cân quá nhanh: Khi mang thai, cơ thể mẹ tăng cân nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn khiến da đột ngột bị kéo giãn, và chưa thích nghi kịp với tốc độ phát triển của cơ thể.
  • Di truyền: Yếu tố di truyền quyết định cấu trúc da bẩm sinh, cũng như mức độ tình trạng rạn da ở mẹ bầu. Nếu mẹ, chị gái hay họ hàng của thai phụ từng bị rạn da thì khả năng thai phụ gặp tình trạng này khá cao.
  • Độ tuổi mang thai quá cao hoặc thấp: Độ tuổi mang thai cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng rạn da. Đối với các mẹ mang thai lớn tuổi thì khả năng bị rạn da cao, nhất là những người sinh con sau 35 tuổi. Ở tuổi quá trẻ, khi cơ thể và cấu trúc da vẫn chưa phát triển ổn định, thì tình trạng rạn da cũng dễ xuất hiện hơn.
  • Do ít vận động: Những bài tập vận động phù hợp trong thời gian mang thai sẽ kích hoạt máu lưu thông khắp cơ thể, giúp cơ và da giãn nở liên tục để dễ dàng thích ứng với cân nặng của mẹ. Các hoạt động như đi bộ hay yoga cực kì phù hợp và được khuyến khích luyện tập khi mang thai.
  • Thiếu chăm sóc da: Thai phụ có làn da khô dễ bị rạn hơn so với những mẹ có làn da dầu. Vì thế mẹ nên chú ý chăm sóc da, dưỡng ẩm toàn thân. Khi làn da không được cấp ẩm đầy đủ sẽ làm giảm độ đàn hồi, dẫn đến rạn da.

Vì vậy, cần xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng rạn da của mẹ, từ đó có thể tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Cách trị rạn da an toàn cho mẹ bầu

“Cách trị rạn da bụng khi mang thai?” hẳn là thắc mắc luôn được các mẹ bầu quan tâm vì các vết rạn da không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài mà còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ.

Các vết rạn da sẽ dễ dàng được làm mờ hơn khi chúng còn mới, hữu hiệu nhất là khi vết rạn có màu hồng hay đỏ nhạt. Thế nên, mẹ cần có những biện pháp điều trị phù hợp ngay khi các vết rạn mới xuất hiện vì khả năng phục hồi da lúc này sẽ cao hơn.

Cách trị rạn da an toàn cho mẹ bầu

Huggies mách mẹ một số cách chữa rạn da đơn giản tại nhà cực kì hiệu quả, giúp giảm và làm mờ các vết rạn da như sau:

1. Tăng cân hợp lý để tránh rạn da

Mẹ bầu cần chú ý kiểm soát trọng lượng cơ thể, không để tăng cân quá mức khi mang thai. Kích thước của vết rạn to hay nhỏ, ít hay nhiều đều tùy thuộc vào mức tăng cân của mẹ trong thai kỳ.

Thông thường, mức độ tăng cân của một thai phụ trong suốt thai kỳ khoảng 10 – 15 kg, nếu cân nặng vượt quá ngưỡng trên thì khả năng rạn da càng cao hơn. Cho nên, mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý giúp kiểm soát cân nặng để giảm các vấn đề về rạn da.

Sau đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng từ bác sĩ Bùi Thị Thu Hà: 

bac si

Về các loại thực phẩm;

  • Không dùng nhiều tinh bột: ăn tối đa 1 chén cơm/ một bữa ăn.  
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng không làm mẹ tăng cân 
  • Tăng cường đạm: nên ăn các loại thịt có giá trị dinh dưỡng cao như thịt bò…Không dùng da và nội tạng vì hàm lượng cholesteron cao. 
  • Có thể bổ sung đạm từ cá. Ngoài ra, cá còn giàu DHA, một acid béo tốt cho não bộ của bé và tăng khả năng chống dị ứng.  
  • Các loại tôm cua và các loại hải sản khác…giúp tăng cường canci và đạm. 
  • Rau xanh là nguồn bổ sung vitamin cực kỳ tốt, nhất là acid folic. Các loại dậu cũng là nguồn bổ sung chất đạm cho thai. 
  • Nên uống sữa tươi không đường thay cho sữa công thức nhiều đường. 
  • Kiêng các loại đồ uống, bánh ngọt, trái cay ngọt và chín. 
  • Thay chiên, rán, xào bằng đồ hấp, luộc…Tránh các loại fast food và các thực phẩm nấu sẵn…vì có nhiều dầu mỡ. 
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và đừng cố gắng ăn qúa no trong một bữa. 
  • Vận động nhẹ để tiêu hóa thức ăn. 

bac si

Tham khảo Bảng cân nặng của bà bầu theo tháng

2. Dưỡng ẩm cơ thể bằng nguyên liệu thiên nhiên

Để loại bỏ các vết rạn da xấu xí, hầu hết các mẹ đều ưu ái lựa chọn sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên bởi dễ kiếm và lành tính cho mẹ bầu yên tâm sử dụng.

Mẹ có thể sử dụng dầu dừa trị rạn da cực kì hiệu quả, chỉ cần thoa lên da, mát-xa nhẹ nhàng sau đó rửa lại với nước ấm. Ngoài dầu dừa, dầu ô liu cũng là một trong những chất nuôi dưỡng làn da tuyệt vời, chúng giúp cung cấp độ ẩm, dưỡng chất giúp da mềm và căng mịn sau một thời gian sử dụng.

Ngoài việc dưỡng ẩm tự nhiên, hay thoa kem dưỡng ẩm, mẹ bầu cũng nên chú ý uống mỗi ngày đủ 2,5 – 3 lít nước để làn da đủ nước trước áp lựccăng  dãn của da.

Tham khảo Nguyên tắc chăm sóc da sau sinh

3. Điều trị rạn da bằng thuốc

Các sản phẩm thuốc rạn da cho bà bầu nói chung và kem chống rạn da nói riêng cần được ưu tiên hơn hết về chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và con. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

Hiện nay, đối với những mẹ sau sinh, việc sử dụng kem dưỡng kê đơn để kích thích da sản sinh, tái tạo collagen được sử dụng phổ biến. Nếu bị rạn da quá nhiều, mẹ nên sử dụng sản phẩm này để cải thiện kết cấu và bề mặt, giúp da đều màu hơn.

Đối với mẹ bầu hoặc đang cho con bú, cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng một số thuốc có chứa các thành phần sau:

  • Retinol hoặc Tretinol: Đây là chất thường được tìm thấy trong những thuốc chống lão hóa, trị mụn và trị rạn da. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) chỉ ra rằng không được sử dụng thuốc chứa retinol với trường hợp phụ nữ đang có thai.
  • Hydroquinone: Đây là chất thường được sử dụng để làm sáng da, giảm sắc tố da gây nám, thâm sạm. Chưa có nghiên cứu nào về khả năng ảnh hưởng khi mang thai. Nhưng theomột nghiên cứu, cơ thể có thể hấp thu một lượng Hydroquinone đáng kể khoảng 25 – 35%, tốt nhất mẹ nên tránh sử dụng khi mang thai.
  • Fomanđehit: Được biết đến như một chất bảo quản, khử trùng trong mỹ phẩm. Hiện nay hầu hết các nước đã cấm sử dụng chất này trong mỹ phẩm vì khả năng làm tăng khả năng vô sinh, sẩy thai thậm chí là ung thư.
  • Phthalates: Phthalates là chất hóa học sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc cơ thể (dầu gội, mỹ phẩm, nước hoa), bao bì thực phẩm…dùng làm chất bôi trơn, giúp các loại kem thấm vào và làm mềm da, giúp nước hoa lưu lại lâu hơn. Theo FDA, nhiễm một lượng lớn Phthalates có thể làm ảnh hưởng đến tuyến giáp – bộ phận đóng vai trò phát triển não bộ của thai nhi, gây rối loạn nội tiết tố và giảm testosterone ở những bé trai.

Bên cạnh những gợi ý nói trên, mẹ vẫn cần ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin (đặt biệt là vitamin A, E) và khoáng chất cho cơ thể mới có thể giúp da khỏe mạnh và hồi phục nhanh chóng.

Tham khảo Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ

Mẹ có biết:

Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé

Từ khóa » Chăm Sóc Da Bụng Khi Mang Thai