Chiêu Ngừa Rạn Da Khi Mang Thai Hữu ích Cho Mẹ - Hùng Hy
Có thể bạn quan tâm
Rạn da trong quá trình mang thai là nỗi ám ảnh với nhiều mẹ bầu. Hãy cùng tham khảo và thực hiện theo các cách dưới đây để chăm sóc da, tóc, dáng vóc... giúp mẹ bầu trở nên quyến rũ hơn nhé.
>>> Mẹo hay giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh suốt thai kỳ
Rạn da khi mang thai là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách hết rạn ra, các mẹ bầu hãy tìm hiểu kiến thức về rạn da để có biện pháp điều trị kịp thời tình trạng này nhé. Để sinh hạ thiên thần bé nhỏ, các mẹ phải đối mặt với những thay đổi trên cơ thể, trong đó có hiện tượng rạn da khi mang thai.
Rạn dạ khi mang thai xuất hiện khi cơ thể của người mẹ tăng trưởng cao hơn so với mức co giãn của da bụng, làm đứt gãy các mô liên kết dưới lớp trung bì, hình thành vết rạn. Các vị trí xuất hiện rạn da khi mang thai thường ở ngực, bụng, cánh tay, mông và bắp đùi. Màu sắc của vết rạn sẽ chuyển thành màu đỏ, đen hoặc xám tùy vào cơ địa của từng người mẹ.
Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?
Theo thống kê của khoa học, 90% phụ nữ xuất hiện tình trạng rạn da khi mang thai vào tháng 6-7 của thai kỳ. Vết rạn sẽ bắt đầu lớn dần theo độ tuổi và số cân nặng của thai kỳ. Những mẹ bầu mang thai quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc quá lớn tuổi (trên 35 tuổi) sẽ có nguy cơ xuất hiện rạn da khi mang thai. Thông thường, người mẹ tăng khoảng 10 – 12kg sẽ có ít vết rạn hơn các nàng tăng 15-20kg.
Rạn da xuất hiện khi thai kỳ bước sang tháng 6-7. (Ảnh: Internet)
Đặc biệt, nếu trong giai đoạn dậy thì, các nàng xuất hiện vết rạn da thì trong giai đoạn mang thai, sẽ gặp lại tình trạng này. Ngoài ra, kích thước của thai nhi cũng ảnh hưởng và tác động khiến vết rạn da khi mang thai xuất hiện. Khi kích thước thai nhi quá lớn, sẽ khiến cơ bụng kéo giãn tạo nên rạn da khi mang thai.
Việc rèn luyện thể dục thể thao cũng là yếu tố xuất hiện rạn da khi mang thai. Những thai phụ thường xuyên tập thể dục sẽ ít có nguy cơ mắc rạn da khi mang thai hơn các thai phụ khác.
Rạn da khi mang thai có hết không?
Các bà mẹ sẽ thắc mắc, vậy rạn da khi mang thai có hết không?
Câu trả lời này sẽ khiến các nàng thất vọng đấy. Mặc dù làn da rạn sau sinh không thể tiêu tan, tuy nhiên chúng có thể mờ dần sau khoảng 6 – 12 tháng sinh nở. Đặc biệt, hiện nay khoa học đã phát minh ra nhiều công nghệ để chữa trị rạn da mà bạn có thể tham khảo. Hoặc nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, hãy thử sử dụng những loại mỹ phẩm dưỡng da hoặc các loại thảo dược thiên nhiên.
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách giúp mờ vết rạn da khi mang thai bằng các loại tinh dầu thiên nhiên sau đây nhé:
Những cách trị rạn da bằng thảo dược thiên nhiên
Dầu dừaDầu dừa được mệnh danh là “thuốc tiên” cho sắc đẹp và sức khỏe của phụ nữ. Rất nhiều chị em đã công nhận và truyền nhau công dụng của dầu dừa trong việc chữa rạn da.
Cách làm: dùng dầu dừa (có thể tự làm hoặc mua dầu dừa nguyên chất) massage nhẹ nhàng các vùng da có nguy cơ bị rạn. Dưỡng chất trong dầu dừa sẽ thẩm thấu vào da, giúp làm mềm da, tăng độ đàn hồi cho da. Như thế, khi bụng bầu lớn dần, da căng ra sẽ không làm các sợi collagen và elastin bị đứt gẫy gây rạn da.
Cách dùng: Mẹ bầu có thể thoa dầu dừa 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối vào những vùng da như bụng, ngực, mông, đùi. Nên bắt đầu từ những tháng đầu thai kỳ tốt nhất là từ tháng thứ 4 khi bụng bầu bắt đầu lớn dần.
Lòng trắng trứng gàChị em đã từng nghe nói đến rất nhiều công dụng của lòng trắng trứng gà trong việc làm đẹp da. Ngoài ra cũng không thể phủ nhận tác dụng hiệu quả của long trắng trứng gà trong ngăn ngừa rạn da trước và trong thời kỳ mang thai, giảm bớt vết rạn sau sinh.
Cách làm:
- Mẹ chỉ cần lọc lấy lòng trắng trứng rồi thoa lên vùng da bị rạn.
- Chờ cho lớp mặt nạ đó khô rồi tiếp tục bôi thêm 2 lớp nữa, chờ 15 phút rồi rửa sạch bằng nước mát.
Các dưỡng chất trong lòng trắng trứng sẽ giúp ngăn ngừa và trị rạn da hiệu quả vì chúng sẽ có công dụng kỳ diệu trong việc khôi phục và tái tạo collagen cho da. Các mẹ nên sử dụng lòng trắng trứng gà, đặc biệt là gà ta và nên thực hiện 3 lần/tuần nhé!
Sữa tươiPhương pháp đơn giản, dễ thực hiện và tuyệt đối an toàn với làn da là dùng sữa tươi. Trong sữa tươi chứa protein, enzyme, axit lactic… sẽ giúp khắc phục các chứng bong da, giữ ẩm, làm mịn da, chống lão hoá, tăng sức đề kháng cho da.
Cách thực hiện: Các mẹ mua sữa bò tươi về bảo quản trong tủ lạnh rồi sử dụng vào mỗi buổi tối sau khi tắm. Massage tất cả những vùng da có nguy cơ bị rạn như vùng bụng, vùng mông, vùng đùi sẽ có tác dụng ngăn ngừa rạn da. Các mẹ chú ý massage da nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày và kiên trì với cách làm này sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ đấy.
Ngoài những phương cách từ thiên nhiên trên, để tăng hiệu quả trong phòng và điều trị rạn da chị em cũng cần có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng, uống nhiều nước để tăng tính đàn hồi cho da và đặc biệt phải kiểm soát cân nặng, tránh để tăng cân quá nhanh và quá nhiều trong thai kỳ.
Các mẹ nên duy trì thực hiện để có làn da đẹp mịn màng sau sinh nhé. Chúc các mẹ thực hiện thành công.
Theo Khampha.vn
Từ khóa » Chăm Sóc Da Bụng Khi Mang Thai
-
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Da Bụng Cho Bà Bầu Hiệu Quả Nhất
-
Các Biện Pháp Hạn Chế Rạn Da Khi Mang Thai | Vinmec
-
Rạn Da Khi Mang Thai: Khắc Phục Bằng Cách Nào?
-
Rạn Da Khi Mang Thai: Bí Quyết Ngăn Ngừa Và điều Trị Giúp Bạn Lấy Lại ...
-
Bí Quyết Chăm Sóc Da Bụng Khi Mang Thai Cho Mẹ Bầu - Elipsport
-
Cách Chăm Sóc Da Bụng Cho Bà Bầu Tốt Nhất - Mama Maia Spa
-
Rạn Da Bụng Khi Mang Thai: 3 Cách Trị Rạn Da An Toàn - Huggies
-
7 Cách Trị Vết Rạn Da Khi Mang Thai Và Sau Khi Sinh - Thuốc Dân Tộc
-
Căng Da Bụng Khi Mang Thai: Nên Hay Không?
-
CHĂM SÓC DA ĐÚNG CÁCH TRONG THAI KỲ
-
7 Bí Kíp Làm đẹp Khi Mang Thai đơn Giản Và An Toàn - Ferrovit
-
Bật Mí Những Cách Phòng Ngừa Và điều Trị Rạn Da Khi Mang Thai
-
Mẹ Bầu Sợ Rạn Bụng, Sạm Da: Bôi Kem Chưa đủ, Cần Phải Bổ Sung ...
-
Bí Quyết Chăm Sóc Da Bỏ Túi Cho Mẹ Bầu