7 Cơn đau Sau Sinh Thường Gặp Và Bí Quyết Giảm đau Nhanh
Có thể bạn quan tâm
Sau hành trình dài vượt cạn, mẹ sẽ tiếp tục đối mặt với những cơn đau sau sinh. Tùy vào cơ địa mà bạn sẽ bị đau ở những vị trí khác nhau, lúc này những bí quyết giảm đau nhanh sẽ là “cứu cánh” dành cho mẹ.
Những cơn đau sau sinh là nỗi ám ảnh to lớn của nhiều mẹ bỉm. Tuy nhiên, khi có thiên thần nhỏ bên cạnh, kèm với những cách giảm đau sau sinh thường và sinh mổ của Hello Bacsi, bạn sẽ vượt qua những cơn đau dễ dàng.
7 cơn đau sau sinh thường gặp
Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ sẽ trải qua rất nhiều thay đổi. Điều này chính là lý do khiến sau sinh, bạn sẽ thấy đau ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể:
1. Đau lưng sau sinh: Cơn đau sau sinh khiến mẹ khó chịu
Theo ước tính, khoảng 50% bà mẹ bị đau lưng trong tháng đầu sau sinh. Nguyên nhân đau lưng rất đa dạng, có thể là do tử cung mở rộng, cân nặng tăng nhanh khiến lưng gặp nhiều áp lực, do thay đổi nội tiết khiến dây chằng bị nới lỏng, khiến cột sống mất ổn định.
Các cơn đau lưng sau sinh sẽ kéo dài cho đến khi các cơ lấy lại được sức mạnh, thường là khoảng vài tháng nhưng cũng có trường hợp mẹ đau dai dẳng đến 3 năm. Nếu bạn bị đau lưng trước khi mang thai thì nguy cơ gặp lại nó sau khi sinh xong là rất cao. Thừa cân, béo phì cũng làm tăng nguy cơ này.
2. Đau bụng dưới hoặc trên
Đau bụng dưới có thể là do các cơn co thắt kéo dài của dạ con và việc cho con bú. Đôi khi, cũng có thể là do nhiễm trùng bộ phận sinh dục hoặc viêm ruột thừa. Đau bụng trên rất hiếm gặp và thường là do nhiễm trùng. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy trao đổi ngay với bác sĩ.
3. Đau khung xương chậu
Trong thời gian mang thai, các hormone sẽ kích thích xương chậu mở rộng để việc sinh nở diễn ra dễ dàng. Các dây chằng sẽ nới lỏng. Do đó, dù bạn làm bất kỳ hoạt động nào (thậm chí là đi bộ) cũng có thể gây đau vùng chậu. Đau vùng chậu có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc đi tiểu, đi ngoài và khi quan hệ tình dục.
4. Đau hông
Đau hông cũng là một triệu chứng khá phổ biến, đặc biệt là nếu bạn sinh thường. Nếu khi sinh bác sĩ phải sử dụng đến kẹp thì có thể làm bầm, rách hoặc thậm chí là gãy xương hông, gây đau đớn. Tình trạng này là bình thường nhưng nếu cơn đau trầm trọng và kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên hỏi bác sĩ.
5. Đau ngực sau sinh
Trong tuần đầu sau sinh, vú sẽ trở nên lớn và cứng hơn do sữa non bắt đầu tiết ra. Dù bạn có cho con bú hay không thì bạn vẫn có khả năng gặp phải tình trạng này. Cơn đau sẽ biến mất trong vài ngày nhưng nếu nó kéo dài lâu hơn, bạn hãy đến bác sĩ khám.
[embed-health-tool-ovulation]
6. Đau đầu sau sinh
Bạn có thể bị đau đầu sau sinh do khi cho con bú, cơ thể sản xuất hormone oxytocin. Tình trạng này thường kéo dài khoảng một vài tuần hoặc cho đến khi bé ngưng bú. Nếu bạn bị đau đầu liên tục, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
7. Đau dạ con sau sinh: Cơn đau sau sinh thường gặp nhất
Tử cung phải mất từ 6 – 8 tuần để trở lại kích thước bình thường. Khi tử cung co lại, bạn sẽ cảm nhận được các cơn co thắt và những cơn đau này sẽ giảm dần theo thời gian. Bạn có thể cảm nhận được những cơn đau này khi cho con bú và trong những lần mang thai tiếp theo.
Bên cạnh những cơn đau trên, nhiều người còn bị đau xương sườn, các khớp như cổ tay, mắt cá chân… Những cơn đau này là do các cơn co thắt mà cơ thể đã trải qua trong quá trình chuyển dạ.
Biện pháp giảm đau sau sinh đơn giản nhưng hiệu quả
Để khắc phục các cơn đau sau sinh kể trên, bạn có thể thử áp dụng một số bí quyết sau:
- Chườm nóng: Cách chữa đau bụng sau sinh và đau dạ con sau sinh tốt nhất. Phương pháp này giúp giảm đau sau sinh thường và sinh mổ bằng cách hỗ trợ lưu thông máu, làm giảm các cơn đau bụng dưới.
- Nước cơm: Uống nước cơm 2 lần một ngày là cách chữa đau bụng sau sinh hiệu quả. Ngoài ra, nước cơm còn giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón sau sinh.
- Trà gừng: Gừng có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Do đó, đây là một thực phẩm tuyệt vời giúp giảm các cơn đau sau sinh như đau bụng sau sinh, đau dạ con sau sinh. Cho gừng vào một cốc nước sôi, thêm một ít ngò vào và đun. Thêm một chút mật ong và dùng 2 lần một ngày.
- Trà thì là: Thì là cũng có đặc tính chống viêm và giảm đau. Do đó, đây cũng là cách giảm đau sau sinh thường rất tốt. Bạn có thể thêm 2 thìa hạt thì là vào nước, đun sôi 10 phút, để nguội, thêm mật ong và uống 2 lần/ ngày.
- Trà chanh: Đa số các vấn đề sau sinh là do hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, bạn nên bổ sung thêm vitamin C. Chanh là thực phẩm rất giàu vitamin C. Bạn hãy đun sôi nước, để nguội và vắt một ít chanh. Uống 2 lần/ngày để tăng cường hệ miễn dịch và giúp giảm các cơn đau bụng sau sinh.
- Bạc hà: Bạc hà có tính chất làm dịu, giúp giảm đau bụng sau sinh và đau đầu sau sinh. Thêm lá bạc hà vào nước và đun sôi khoảng 10 phút. Để nguội, vắt một ít chanh và uống 2 lần/ngày.
- Trà hoa cúc: Hoa cúc giúp giảm đau dạ con sau sinh. Thêm hoa cúc khô vào một cốc nước sôi và để khoảng 10 phút, sau đó thêm mật ong, chanh, uống hai lần một ngày sẽ giúp giảm bớt các cơn co thắt tử cung sau sinh.
- Massage với tinh dầu: Bạn có thể nhờ chồng hoặc mẹ massage nhẹ nhàng vùng bụng với hỗn hợp tinh dầu: 5 giọt dầu oải hương, 10 giọt dầu cây bách, 15 giọt dầu bạc hà và 28ml dầu nền (dầu ô-liu, dầu hạnh nhân hoặc dầu dừa). Đặt tay lên rốn và di chuyển theo vòng tròn.
Ngoài ra, bạn có thể thử dùng một số mẹo sau để giảm bớt số lượng và tần suất các cơn đau sau sinh:
- Đi tiểu thường xuyên hơn bởi vì bàng quang quá căng sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái, gây áp lực lên tử cung và làm cho các cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
- Hít thở sâu giúp giảm các cơ thắt tử cung và giảm đau sau sinh.
- Nằm úp mặt xuống: Bạn có thể kê một cái gối dưới bụng. Điều này sẽ giúp bạn giảm đau đấy.
Nếu những cách giảm đau sau sinh trên không có tác dụng, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn thêm một số phương pháp giảm đau phù hợp.
Từ khóa » đau Cơ Thành Bụng Sau Sinh
-
Đau Bụng Dưới Sau Sinh, Có Phải Do ứ Tắc Sản Dịch? - Vinmec
-
Những Nguyên Nhân Gây đau Bụng Dưới Sau Sinh ở Phụ Nữ
-
Đau Bụng Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Bật Mí Cách Giảm đau
-
Cách Xử Lý Cơn đau Sau Khi Sinh
-
Đau Bụng Dưới Sau Sinh Và Những điều Cần Chú ý!
-
Đau Bụng Dưới Sau Sinh Mổ Nguyên Nhân Do đâu
-
Đau Bụng Sau Sinh 2 Tháng Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Nguyên Nhân Khiến Bạn đau Bụng Dưới Sau Sinh Và Cách điều Trị
-
Chữa Tách Cơ Bụng (xổ Bụng Sau Sinh) - Suckhoe123
-
Cách Giảm đau, Căng Cứng Sau Tạo Hình Thành Bụng - Suckhoe123
-
Chăm Sóc Bụng Cho Phụ Nữ Sau Sinh - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Hà Tĩnh
-
Đau Bụng Sau Sinh - Tuổi Trẻ Online
-
Quan Hệ Sau Sinh Bị đau Bụng Dưới: Lý Giải Nguyên Nhân Và Cách Trị
-
Thoát Vị Thành Bụng - MSD Manuals