Đau Bụng Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Bật Mí Cách Giảm đau
Có thể bạn quan tâm
Đau bụng sau sinh là tinh trạng khá phổ biến và do nhiều nguyên khác nhau gây ra, ví dụ như vết rạch mổ, táo bón, nhiễm trùng…
Thời kỳ hậu sản là khoảng thời gian sáu tuần đầu sau sinh. Đó là khoảng thời gian đặc biệt bởi cơ thể bạn bắt đầu trở lại trạng thái trước khi mang thai. Bạn có thể gặp phải các tình trạng đau và kiệt sức khác nhau, gây ra nhiều sự bất tiện trong sinh hoạt cũng như chăm sóc em bé, một trong số đó có thể kể đến bao gồm chứng đau bụng sau sinh.
Trong bài viết sau, Hello Bacsi sẽ đem đến thông tin cần thiết về tình trạng đau bụng sau sinh để từ đó có cách giảm đau hiệu quả dựa trên nguyên nhân gây ra.
Nguyên nhân gây đau bụng sau sinh
Theo các chuyên gia, việc cảm thấy đau bụng dưới sau sinh là điều bình thường. Một số lý do chính khiến bạn gặp phải tình trạng này gồm:
Tử cung phục hồi gây đau bụng sau sinh
Lý do phổ biến nhất khiến bạn bị đau bụng sau khi sinh con là do tử cung đang thu nhỏ trở lại kích thước ban đầu. Trong quá trình này, cơ thể bạn cũng phải làm việc tích cực để nén các mạch máu trong tử cung nhằm ngăn chảy máu quá nhiều.
Các cơn co thắt tử cung sau sinh được ví von như phiên bản nhẹ nhàng của các cơn co thắt chuyển dạ. Bên cạnh đó, một số mẹ sau sinh bị đau bụng dưới còn cảm giác cơn này khá giống đau bụng kinh, biến chuyển từ nhẹ đến dữ dội. Bạn còn có thể nhận thấy cơn đau xuất hiện những lúc cho con bú nữa đấy.
Vết rạch mổ có thể gây đau bụng sau sinh mổ
Hình thức sinh mổ cũng khiến bạn bị đau bụng sau khi sinh bởi tử cung cũng sẽ dần co bóp để trở lại kích thước ban đầu. Bên cạnh đó, vì vết rạch mổ đang trong giai đoạn lành thương nên mẹ sau sinh sẽ cảm giác hơi đau nhức ê ẩm, nhất là trong vài ngày đầu, thậm chí là vài tuần đầu.
Táo bón sau sinh gây đau bụng
Khó chịu ở bụng trong thời kỳ hậu sản cũng có thể do táo bón. Có một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra táo bón sau sinh và việc tìm ra nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng sẽ giúp bạn tìm ra cách tốt nhất để kiểm soát chúng, những lý do khiến bạn bị táo bón bao gồm:
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Thay đổi nội tiết tố
- Trầm cảm sau sinh
- Ít vận động
- Rách âm đạo
- Bệnh trĩ
- Đau do vết rạch tầng sinh môn.
Mẹ bị nhiễm trùng sau sinh
Tình trạng nhiễm trùng cũng có thể làm cho cơn đau bụng sau sinh xuất hiện, dẫu cho tình trạng này không quá phổ biến nhưng bạn không nên vì thế mà chủ quan phớt lờ bỏ qua. Những “thủ phạm” khiến bạn bị nhiễm trùng bao gồm:
- Viêm ruột thừa
- Lạc nội mạc tử cung
- Viêm âm đạo do vi khuẩn
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
Cách chữa đau bụng sau sinh
Tử cung của bạn cần phải trải qua quá trình co bóp và dần nhỏ lại sau khi sinh em bé. Không có phương pháp điều trị nào có thể ngăn chặn điều này nhưng bạn vẫn có thể áp dụng vài mẹo nhỏ để giảm đau sau sinh nhằm giúp bản thân cảm thấy thoải mái hơn cũng như để thực hiện việc chăm em bé một cách tốt nhất:
- Thuốc giảm đau: Nếu như bạn quá khó chịu, hãy thử hỏi bác sĩ về một số loại thuốc giảm đau an toàn.
- Vận động nhẹ: Tuy nghe qua có vẻ khá kỳ lạ nhưng thực chất việc vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ lại có thể giúp bạn giảm đau bụng sau sinh đấy. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
- Thiền: Hãy thử một số bài tập thở sâu khi bạn bị đau. Điều này có thể giúp bạn vượt qua các cơn đâu và giữ bình tĩnh.
- Chườm ấm: Việc chườm ấm cũng sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái hơn, giảm ngứa và rát ở phần vết mổ.
Bên cạnh đó, nếu cơn đau xuất hiện là do chứng táo bón, bạn hãy bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ như cac loại rau, trái cây và uống nhiều nước để cải thiện tình trạng.
Tình trạng này kéo dài bao lâu?
Đau bụng sau sinh kéo dài bao lâu là thắc mắc của không ít chị em bởi ai cũng muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Thông thường, cơn đau có thể bắt đầu ngay sau khi em bé chào đời và có xu hướng đạt cường độ cao nhất vào ngày thứ 2 và thứ 3 sau đó.
Nếu bạn sinh thường, cơn đau bụng hoặc vùng chậu có thể sẽ giảm dần sau tám đến mười ngày. Bạn có thể cảm thấy đau bụng trong vài tuần đầu tiên, đặc biệt là khi cho con bú. Tuy nhiên, cơn đau sẽ biến mất sau khoảng sáu tuần đầu sau khi sinh. Ngược lại, nếu bạn vẫn bị đau bụng sau sinh kéo dài thì cách tốt nhất là nên đi khám
Trong trường hợp mẹ sinh mổ, cơn đau có thể kéo dài hơn một chút. Đảm bảo chăm sóc vết mổ của bạn theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo nhanh lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng sau sinh nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Dấu hiệu băng huyết sau sinh là gì? Ai có nguy cơ bị băng huyết sau sinh?
Sau sinh bao lâu hết sản dịch? Mẹ cần lưu ý gì về sản dịch sau sinh?
[embed-health-tool-ovulation]
Từ khóa » đau Cơ Thành Bụng Sau Sinh
-
Đau Bụng Dưới Sau Sinh, Có Phải Do ứ Tắc Sản Dịch? - Vinmec
-
Những Nguyên Nhân Gây đau Bụng Dưới Sau Sinh ở Phụ Nữ
-
7 Cơn đau Sau Sinh Thường Gặp Và Bí Quyết Giảm đau Nhanh
-
Cách Xử Lý Cơn đau Sau Khi Sinh
-
Đau Bụng Dưới Sau Sinh Và Những điều Cần Chú ý!
-
Đau Bụng Dưới Sau Sinh Mổ Nguyên Nhân Do đâu
-
Đau Bụng Sau Sinh 2 Tháng Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Nguyên Nhân Khiến Bạn đau Bụng Dưới Sau Sinh Và Cách điều Trị
-
Chữa Tách Cơ Bụng (xổ Bụng Sau Sinh) - Suckhoe123
-
Cách Giảm đau, Căng Cứng Sau Tạo Hình Thành Bụng - Suckhoe123
-
Chăm Sóc Bụng Cho Phụ Nữ Sau Sinh - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Hà Tĩnh
-
Đau Bụng Sau Sinh - Tuổi Trẻ Online
-
Quan Hệ Sau Sinh Bị đau Bụng Dưới: Lý Giải Nguyên Nhân Và Cách Trị
-
Thoát Vị Thành Bụng - MSD Manuals