7 Nguyên Tắc Lập Báo Cáo Tài Chính (BCTC) Theo Thông Tư 200

7 nguyên tắc lập Báo cáo tài chính (BCTC) theo thông tư 200 - ảnh 1

Xem nhanh

  • 1. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC: Nguyên tắc 1
    • – Hoạt động liên tục
    • – Cơ sở dồn tích
    • – Nhất quán
    • – Trọng yếu và tập hợp
    • – Bù trừ
    • – Có thể so sánh
  • 2. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC – Nguyên tắc 2
  • 3. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC – Nguyên tắc 3
  • 4. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC – Nguyên tắc 4
  • 5. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC – Nguyên tắc 5
  • 6. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC – Nguyên tắc 6
  • 7. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC – Nguyên tắc 7

1. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC: Nguyên tắc 1

Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính (BCTC) phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo Chuẩn mực kế toán “ Trình bày Báo cáo tài chính doanh nghiệp phải thực hiện lập và trình bày BCTC theo các nguyên tắc sau:

– Hoạt động liên tục

+ Khi lập và trình bày BCTC, Doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của mình. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. + Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

– Cơ sở dồn tích

+ Doanh nghiệp phải lập BCTC theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. + Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. + Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

– Nhất quán

+ Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày BCTC cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.

– Trọng yếu và tập hợp

+ Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. + Khi trình bày báo cáo tài chính, một thông tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. + Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng. Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tính chất hoặc quy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu.

– Bù trừ

+ Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ . Do vậy DN phải trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên BCTC. + Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi: Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu. + Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng biệt. Việc bù trừ các số liệu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc Bảng cân đối kế toán, ngoại trừ trường hợp việc bù trừ này phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện, sẽ không cho phép người sử dụng hiểu được các giao dịch hoặc sự kiện được thực hiện và dự tính được các luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp.

– Có thể so sánh

+ Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước. + Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại.

Xem thêm: Những điều cần biết về Báo cáo tài chính và lưu ý trong năm 2020

2. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC – Nguyên tắc 2

Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).

3. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC – Nguyên tắc 3

Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.

4. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC – Nguyên tắc 4

Phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; Trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần. a) Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn; b) Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn. c) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.

5. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC – Nguyên tắc 5

Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt. Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.

6. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC – Nguyên tắc 6

Các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh & báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

7. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC – Nguyên tắc 7

Khi lập BCTC tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Bảng cân đối kế toán, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.

Xem thêm: dailythuecongminh.com

Related Posts:

  • Bộ Tài chính thông báo từ năm 2025 bắt buộc áp dụng…
  • Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt…
  • Sự hoà hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn…
  • Áp dụng IFRS: Minh bạch thông tin doanh nghiệp
  • Hơn 50% doanh nghiệp tham gia khảo sát của HOSE và…
  • Chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS: Doanh nghiệp gặp…
Báo cáo tài chính, BCTC, lập BCTC

Từ khóa » Nguyên Tắc Bù Trừ Trong Báo Cáo Tài Chính