Một Số Nguyên Tắc Nên Lưu ý Khi Lập Báo Cáo Tài Chính

Một số nguyên tắc khi lập báo cáo tài chính mà chúng tôi sẽ chia sẻ ngay sau đây hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc kế toán cùa mình .

Khi lập báo cáo tài chính bắt buộc phải tuân thủ các nguyên tắc như sau :

Nguyên tắc 1: Hợp lý và trung thực

– Nhằm đảm bảo tính hợp lý và trung thực của báo cáo thì tất cả các báo cáo tài chính khi được lập và trình bày phải dựa theo các chuẩn mực cơ bản của kế toán đã được pháp luật ban hành. Các công ty – doanh nghiệp nên lựa chọn chính sách kế toán phù hợp với công ty mình để có thể cung cấp thông tin chính xác và phù hợp nhất cho cơ quan thuế.

Nguyên tắc 2 : Hoạt động liên tục

– Nguyên tắc hoạt động liên tục yêu cầu khi lập báo cáo tài chính thì người đứng đầu (Giám đốc , chủ doanh nghiệp) phải đánh giá được khả năng hoạt động liên tục của doah nghiệp mình. Bản báo cáo tài chính phải được lập ra dựa trên cơ sở giả định rằng doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động công việc kinh doanh của mình một cách bình thường trong tương lai .

Nguyên tắc 3 : Cơ sở dồn tích

– Nguyên tắc này đòi hỏi yêu cầu công ty – doanh nghiệp phải lập cũng như trình bày bản báo cáo tài chính dựa trên cơ sở kế toán dồn tích và ngoại trừ các thông tin của doanh nghiệp liên quan đến các luồng tiền.

Nguyên tắc 4 : Nhất quán

– Đối với nguyên tắc này thì việc phân loại cũng như khi trình bày các khoản mục được nêu ra trong bản báo cáo tài chính bắt buộc phài nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi có một sự thay đổi quan trọng về bản chất hoạt động của công ty – doanh nghiệp.

Nguyên tắc 5: Trọng yếu và tập hợp

– Nguyên tắc “Trọng yếu và tập hợp” yêu cầu từng khoản mục quan trọng nhất phải được nêu ra và trình bày riêng biệt trong bản báo cáo tài chính.Còn lại các khoản mục khác (ít quan trọng hơn) thì phải được tập hợp vào các khoản mục có cùng chức năng và tính chất tránh trình bày riêng lẻ.

Nguyên tắc 6: Bù trừ

– Trong nguyên tắc bù trừ thì bắt buộc khi ghi nhận các giao dịch kinh tế để lập bản báo cáo tài chính tuyệt đối không được phép bù trừ tài sản và nợ phải trả. Chính vì vậy cho nên doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt toàn bộ các khoản mục tài sản và công nợ trên bản báo cáo tài chính. Còn đối với các khoản mục được phép bù trừ thì doanh nghiệp chỉ trình bày số lãi hoặc lỗ thuần (sau đó bù trừ) rõ ràng trên bản báo cáo tài chính.

Từ khóa » Nguyên Tắc Bù Trừ Trong Báo Cáo Tài Chính