Nguyên Tắc Lập Và Trình Bày Báo Cáo Tài Chính

Khi phân tích báo cáo tài chính, người phân tích cần hiểu được nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính. Bài viết này, trang tin Phân tích báo cáo tài chính sẽ hướng dẫn bạn đọc các nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ sáu (06) nguyên tắc đã được quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tài chính gồm:

1. Nguyên tắc hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính thường được lập trên giả thiết rằng DN đang hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động trong một tương lai có thể thấy được. Nói cách khác DN không có dự định hoặc không cần phải giải thể, hay thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho DN không được coi là đang hoạt động liên tục. Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của DN, giám đốc hoặc người đứng đầu DN cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc liên độ kế toán.

2. Cơ sở dồn tích

DN phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thỏa mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả.

Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính

3. Nguyên tắc nhất quán

Nguyên tắc này đòi hỏi DN áp dụng việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của DN hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.

DN có thể trình bày báo cáo tài chính theo một cách khác khi mua sắm, sửa chữa lớn hoặc thanh lý cá tài sản, hoặc khi xem xét lại cách trình bày báo cáo tài chính. Việc thay đổi cách trình bày báo cáo tài chính chỉ được thực hiện khi cấu trúc trình bày mới sẽ được duy trì lâu dài trong tương lại hoặc nếu lợi ích của cách trình bày mới được xác định rõ ràng. Khi có thay đổi, thì DN phải phân loại các thông tin mang tính so sánh cho phù hợp với các quy định và phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

4. Trọng yếu và tập hợp

Khi trình bày báo cáo tài chính, một thông tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày chính xác thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của các khoản mục được đánh giá trong từng tình huống cụ thể, nếu các khoản mục này không được trình bày riêng biệt. Ví dụ, các tài sản riêng lẻ có cùng tính chất và chức năng được tập hợp vào một khoản mục, kể cả khi giá trị của khoản mục này rất lớn. Tuy nhiên, các khoản mục quan trọng có tính chất hoặc chức năng khác nhau phải được trình bày một cách riêng rẽ.

Nếu một khoản mục không mang tính trọng yếu, thì nó được tập hợp với các khoản mục khác có cùng tính chất và chức năng trong báo cáo tài chính hoặc trình bày trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, có những khoản mục không được coi là trọng yếu có thể được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính nhưng lại được coi là trọng yếu để phải trình bày riêng biệt trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

Theo nguyên tắc trọng yếu, DN không nhất thiết phả tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu thông tin đó không có tính trọng yếu.

»»» Review Khóa Học Phân Tích Tài Chính Tốt Nhất

5. Nguyên tắc bù trừ

Khi ghi nhận các giao dịch kinh tế và các sự kiện để lập và trình bày báo cáo tài chính không được bù trừ tài sản và công nợ, mà phải trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên báo cáo tài chính.

Bù trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí khi được bù trừ theo quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; Hoặc một số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của DN thì được bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày báo cáo tài chính.

+ Lãi và lỗ phát sinh trong việc thanh lý các tài sản cố định và đầu tư dài hạn, được trình bày bằng cách khấu trừ giá trị ghi sổ của tài sản và các khoản chi phí thanh lý có liên quan vào giá bán tài sản;

+ Các khoản chi phí được hoàn lại theo thỏa thuận hợp đồng với bên thứ ba (ví dụ hợp đồng cho thuê lại hoặc thầu lại) được trình bày theo giá trị thuần sau khi đã khấu trừ đi khoản được hoàn trả tương ứng

Các khoản lãi và lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dịch tương tự sẽ được hạch toán theo giá trị thuần, ví dụ các khoản lãi và lỗ chênh lệch tỷ giá, lãi và lỗ phát sinh từ mua, bán các công cụ tài chính vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, các khoản lãi và lỗ này cần được trình bày riêng biệt nếu quy mô, tính chất hoặc tác động của chúng yêu cầu phải được trình bày riêng biệt theo quy định của Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán”.

6. Nguyên tắc có thể so sánh

Theo nguyên tắc có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, trong các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải trình bày các số liệu để so sánh, cụ thể:

Đối với Bảng cân đối kế toán:

  • Bảng cân đối kế toán năm phải trình bày số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu tương ứng được lập vòa cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất (Số đầu năm)
  •  Bảng cân đối kế toán quý phải trình bày số liệu so sánh từng chỉ tiêu tương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất (Số đầu năm).

Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm phải trình bày số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu tương ứng được lập cho kỳ kế toán năm trước;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo kỳ kế toán quý phải trình bày số liệu của quý báo cáo và số lũy kế từ đầu năm đến ngày lập báo cáo tài chính quý và có thể có số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý của kỳ năm trước (Quý này năm trước).

Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm phải trình bày số liệu so sánh theo chỉ tiêu tương ứng được lâp cho kỳ kế toán năm trước gần nhất (Năm trước).
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý phải trình bày số lũy kế từ đầu năm đến ngày lập báo cáo tài chính quý và có thể có số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý của từng kỳ năm trước (Quý này năm trước)

Để đảm bảo nguyên tắc so sánh, số liệu “Năm trước” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được điều chỉnh lại số liệu trong các trường hợp:

  • Năm báo cáo áp dụng chính sách kế toán khác với năm trước;
  • Năm báo cáo phân loại chỉ tiêu báo cáo khác với năm trước;
  • Kỳ kế toán “Năm báo cáo” dài hoặc ngắn hơn kỳ kế toán năm trước.

Ngoài ra, trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính còn phải trình bày rõ do sự thay đổi trên để người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính.

Bài viết xem thêm:  Nội dung báo cáo tài chính doanh nghiệp

Khóa học phân tích tài chính doanh nghiệp

Rate this post

Từ khóa » Nguyên Tắc Bù Trừ Trong Báo Cáo Tài Chính