788 Câu Trắc Nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô - P1 - VietLOD
Có thể bạn quan tâm
Bộ đề thi trắc nghiệm (có đáp án) môn Kinh tế vĩ mô. Nội dung bao gồm 788 câu hỏi trắc nghiệm (kèm đáp án) được phân thành 8 phần như sau:
- Phần 1: 99 câu
- Phần 2: 99 câu
- Phần 3: 99 câu
- Phần 4: 98 câu
- Phần 5: 99 câu
- Phần 6: 99 câu
- Phần 7: 98 câu
- Phần 8: 97 câu
Các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm. Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 1 gồm 99 câu trắc nghiệm + đáp án bên dưới.
MACRO_2_P1_1: Kinh tế vĩ mô là môn học nghiên cứu (chọn 2 đáp án đúng): ○ Thị trường quốc gia về từng sản phẩm như gạo, thịt lợn. ● Các tổng lượng phản ánh hoạt động của nền kinh tế. ● Nền kinh tế tổng thể. ○ Nghiên cứu về hành vi của các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế.
MACRO_2_P1_2: Kinh tế vĩ mô nghiên cứu: ○ Thị trường quốc gia về từng sản phẩm như gạo, thịt lợn. ○ Mức giá chung và lạm phát. ○ Tỉ lệ thất nghiệp và cán cân thanh toán. ● Tất cả các điều trên.
MACRO_2_P1_3: Kinh tế vĩ mô ít đề cập nhất đến: ● Sự thay đổi giá cả tương đối. ○ Sự thay đổi mức giá chung. ○ Thất nghiệp. ○ Mức sống.
MACRO_2_P1_4: Chỉ tiêu nào dưới đây được coi là quan trọng nhất để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia trong dài hạn? ○ Tăng trưởng GDP danh nghĩa. ○ Tăng trưởng GDP thực tế. ● Tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người ○ Tăng trưởng khối lượng tư bản.
MACRO_2_P1_5: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là: ○ Tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ tạo ra trên lãnh thổ một nước trong một thời kỳ nhất định ● Tổng giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tạo ra trên lãnh thổ một nước trong một thời kỳ nhất định ○ Tổng giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do các công dân trong nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. ○ Tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra tại một thời điểm nhất định, ví dụ ngày 31 tháng 12 năm 2009.
MACRO_2_P1_6: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam đo lường thu nhập. ○ Mà người Việt Nam tạo ra ở cả trong và ngoài nước tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam. ○ Của khu vực dịch vụ trong nước. ○ Của khu vực sản xuất vật chất trong nước. ● Tổng sản phẩm được tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam không kể là người Việt Nam hay người nước ngoài tạo ra
MACRO_2_P1_7: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Việt Nam đo lường thu nhập. ● Mà người Việt Nam tạo ra ở cả trong và ngoài nước. ○ Tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam. ○ Của khu vực dịch vụ trong nước. ○ Của khu vực sản xuất vật chất trong nước.
MACRO_2_P1_8: Một ví dụ về chuyển giao thu nhập trong hệ thống tài khoản quốc gia là: ○ Tiền thuê. ● Trợ cấp cho đồng bào miền Trung sau cơn bão số 6. ○ Kinh phí mà nhà nước cấp cho Bộ giáo dục & Đào tạo để trả lương cho cán bộ công nhân viên. ○ Câu 2 và 3 đúng.
MACRO_2_P1_9: Giá trị hao mòn của nhà máy và các trang thiết bị trong quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ được gọi là: ○ Tiêu dùng. ● Khấu hao. ○ Đầu tư. ○ Hàng hoá trung gian.
MACRO_2_P1_10: 10 Khoản mục nào sau đây được coi là đầu tư trong hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân? ● Một người thợ gốm mua một chiếc xe tải mới để chở hàng và đi dự các buổi trưng bày nghệ thuật vào cuối tuần. ○ Gia đình bạn mua 100 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. ○ Gia đình bạnmua một ngôi nhà 100 năm tuổi nằm trong khu di tích lịch sử được bảo vệ. ○ Tất cả các câu trên đều đúng.
MACRO_2_P1_11: Sản phẩm trung gian có thể được định nghĩa là sản phẩm: ○ Được bán cho người sử dụng cuối cùng. ● Được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ khác. ○ Được tính trực tiếp vào GDP. ○ Được mua trong năm nay, nhưng được sử dụng trong những năm sau đó.
MACRO_2_P1_12: Lợi nhuận do một công ty Việt Nam tạo ra tại Mátxcơva sẽ được tính vào: ○ Cả GDP và GNP của Việt Nam. ○ GDP của Việt Nam và GNP của Nga. ○ Cả GDP và GNP của Nga. ● GNP của Việt Nam và GDP của Nga.
MACRO_2_P1_13: Lợi nhuận do một công ty Nhật Bản tạo ra tại Việt Nam sẽ được tính vào: ○ Cả GDP và GNP của Việt Nam. ● GDP của Việt Nam và GNP của Nhật Bản ○ Cả GDP và GNP của Nhật Bản. ○ GNP của Việt Nam và GDP của Nhật Bản.
MACRO_2_P1_14: Giả sử hãng Honda vừa xây một nhà máy mới ở Vĩnh Phúc, thì: ● Trong tương lai, GDP của Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn GNP. ○ Trong tương lai, GDP của Việt Nam sẽ tăng chậm hơn GNP. ○ Trong tương lai, cả GDP và GNP của Việt Nam đều giảm vì một phần thu nhập tạo ra phải trả cho người nước ngoài. ○ Đã có sự tăng lên về đầu tư nước ngoài gián tiếp tại Việt Nam.
MACRO_2_P1_15: Giả sử rằng khối lượng tư bản trong năm của một nền kinh tế tăng lên. Điều gì đã xảy ra? ○ Đầu tư ròng lớn hơn tổng đầu tư. ● Đầu tư ròng lớn hơn không. ○ Khấu hao lớn hơn đầu tư ròng. ○ Khấu hao mang giá trị dương.
MACRO_2_P1_16: Điều nào dưới đây không phải là cách mà các hộ gia đình sử dụng tiết kiệm của mình? ○ Cho chính phủ vay tiền. ○ Cho người nước ngoài vay tiền. ○ Cho các nhà đầu tư vay tiền. ● Đóng thuế.
MACRO_2_P1_17: Giá trị sản lượng của một hãng trừ đi chi phí về các sản phẩm trung gian được gọi là: ○ Xuất khẩu ròng. ● Giá trị gia tăng. ○ Lợi nhuận. ○ Khấu hao
MACRO_2_P1_18: Sự chênh lệch giữa tổng đầu tư và đầu tư ròng: ○ Giống như sự khác nhau giữa GNP và GDP. ○ Giống như xuất khẩu ròng. ● Giống như sự khác nhau giữa GNP và NNP. ○ Không phải những điều trên.
MACRO_2_P1_19: Muốn tính GNP từ GDP của một nước chúng ta phải: ○ Trừ đi chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình. ○ Cộng với thuế gián thu. ○ Cộng với xuất khẩu ròng. ● Cộng với thu nhập ròng của dân cư trong nước kiếm được ở nước ngoài.
MACRO_2_P1_20: Muốn tính thu nhập quốc dân NI từ GNP, chúng ta phải trừ đi: ○ Khấu hao. ● khấu hao và thuế gián thu. ○ Khấu hao, thuế gián thu và lợi nhuận công ty. ○ Khấu hao, thuế gián thu, lợi nhuận công ty và đóng bảo hiểm xã hội.
MACRO_2_P1_21: Chủ đề nào dưới đây được kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu? ○ Chính sách tài khóa. ○ Chính sách tiền tệ. ○ Lạm phát. ● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P1_22: Các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm: ○ Thất nghiệp thấp. ○ Giá cả ổn định. ○ Tăng trưởng kinh tế nhanh một cách bền vững. ● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P1_23: Điều nào dưới đây không thuộc chính sách tài khóa? ○ Chi tiêu chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ. ○ Chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình. ● NHNN Việt Nam mua trái phiếu chính phủ. ○ Chính phủ vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu.
MACRO_2_P1_24: Vấn đề nào sau đây không được các nhà kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu ○ Các yếu tố quyết định lạm phát. ● Thị phần tương đối giữa ACB và SACOMBANK trên thị trường. ○ Tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam. ○ Cán cân thương mại của Việt Nam.
MACRO_2_P1_25: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2006 là: ○ 7,8%. ○ 8,4%. ● 8,2%. ○ 6,6%
MACRO_2_P1_26: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2005 là ○ 7,8%. ● 8,4%. ○ 8,2%. ○ 6,6%
MACRO_2_P1_27: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2006 là 8,2%. Điều đó có nghĩa là: ○ GDP danh nghĩa của năm 2006 bằng 108,2% so với năm gốc. ○ GDP danh nghĩa của năm 2006 bằng 108,2% so với năm 2005. ○ GDP tính theo giá cố định của năm 2006 bằng 108,2% so với năm gốc. ● GDP tính theo giá cố định của năm 2006 bằng 108,2% so với năm 2005.
MACRO_2_P1_28: Sự thay đổi của khối lượng tư bản bằng: ○ Đầu tư cộng khấu hao. ○ Đầu tư nhân khấu hao. ● Đầu tư trừ khấu hao. ○ Đầu tư chia khấu hao.
MACRO_2_P1_29: Trong tài khoản thu nhập quốc dân, khoản mục nào dưới đây không được tính trong đầu tư: ○ Các doanh nghiệp mua máy móc và thiết bị mới. ● Việc mua cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. ○ Hộ gia đình mua nhà ở mới. ○ Sự gia tăng của lượng hàng tồn kho trong các doanh nghiệp.
MACRO_2_P1_30: Khoản mục nào dưới đây không được coi là mua hàng của chính phủ: ○ Chính phủ mua một máy bay ném bom. ● Khoản tiền trợ cấp xã hội mà bà của bạn nhận được. ○ Chính phủ xây một con đê mới. ○ Thành phố Hà Nội tuyển dụng thêm một nhân viên cảnh sát mới.
MACRO_2_P1_31: Thành phần lớn nhất trong GDP của Việt Nam là: ● Tiêu dùng. ○ Đầu tư. ○ Mua hàng của chính phủ. ○ Xuất khẩu ròng.
MACRO_2_P1_32: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản tiền mà thành phố Hà Nội chi để nâng cấp các đường giao thông nội thị được tính là: ○ Tiêu dùng. ○ Đầu tư. ● Mua hàng của chính phủ. ○ Xuất khẩu ròng.
MACRO_2_P1_33: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản mục chi tiêu của các hộ gia đình mua nhà ở mới được tính là: ○ Tiêu dùng. ● Đầu tư. ○ Mua hàng của chính phủ. ○ Xuất khẩu ròng.
MACRO_2_P1_34: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP cho năm 2006, một lô hàng may mặc được sản xuất vào năm 2006 và được bán trong năm 2007 được tính là: ○ Tiêu dùng. ● Đầu tư. ○ Mua hàng của chính phủ. ○ Xuất khẩu ròng.
MACRO_2_P1_35: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản mục chi trả lương cho công nhân viên chức làm việc cho bộ máy quản lý nhà nước được tính là: ○ Tiêu dùng. ○ Đầu tư. ● Mua hàng của chính phủ. ○ Không được tính vào GDP.
MACRO_2_P1_36: Khoản mục nào sau đây không được tính một cách trực tiếp trong GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu? ○ Dịch vụ giúp việc mà một gia đình thuê. ○ Dịch vụ tư vấn luật mà một gia đình thuê. ● Sợi bông mà công ty dệt 8-3 mua và dệt thành vải. ○ Giáo trình bán cho sinh viên.
MACRO_2_P1_37: Khoản mục nào sau đây được tính một cách trực tiếp trong GDP theo cách tiếp cận chi tiêu? ○ Công việc nội trợ. ○ Hoạt động mua bán ma tuý bất hợp pháp. ○ Giá trị hàng hóa trung gian. ● Dịch vụ tư vấn.
MACRO_2_P1_38: Những khoản mục nào sau đây sẽ được tính vào GDP năm nay? ● Máy in mới sản xuất ra trong năm nay được một công ty xuất bản mua. ○ Máy tính cá nhân sản xuất trong năm trước được một sinh viên mua để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ. ○ Một chiếc ôtô mới được nhập khẩu từ nước ngoài. ○ Nhà máy giày Thượng Đình vừa xuất khẩu một lô hàng được sản xuất từ năm trước.
MACRO_2_P1_39: Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP năm 2006 của Việt Nam? ○ Một chiếc xe đạp sản xuất năm 2006 tại công ty xe đạp Thống nhất. ○ Dịch vụ cắt tóc trong năm 2006. ○ Dịch vụ của nhà môi giới bất động sản trong năm 2006. ● Một căn hộ được xây dựng năm 2005 và được bán lần đầu tiên trong năm 2006.
MACRO_2_P1_40: Những khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP của năm nay? ○ Máy tính cá nhân sản xuất từ năm trước được một sinh viên mua để chuẩn bị cho thi học kỳ. ○ Một chiếc ôtô mới được nhập khẩu từ nước ngoài. ○ Nhà máy giày Thượng Đình vừa xuất khẩu một lô hàng được sản xuất từ năm trước. ● Tất cả các câu trên.
1 2 3 4Trang sau ThẻOnlineTừ khóa » Tốc độ Tăng Gdp Thực Tế Của Việt Nam Năm 2006 Là 8 2 điều đó Có Nghĩa Là
-
Kinh Tế – Xã Hội Thời Kỳ 2006-2010 Qua Số Liệu Một Số Chỉ Tiêu Thống ...
-
Tổng Quan Kinh Tế Việt Nam Năm 2006 Và Triển Vọng Năm 2007
-
đáP án Ktvm - SlideShare
-
Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Của Việt Nam Hiện Nay
-
Kinh Tế Việt Nam Dự Kiến Tăng Trưởng Khoảng 4,8% Năm 2021: WB
-
Giá Tiêu Dùng Sẽ Không Tăng Cao (27/09/2006 10:51) - Tin Bộ Tài Chính
-
Giá Tiêu Dùng Tăng Cao: Những Tác Nhân Bên Ngoài - Chi Tiết Tin
-
In Bài Viết
-
In Bài Viết - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Cung Tiền Của Các Nước Asean Giai đoạn 2000 - 2020 Và Hàm ý Khu ...
-
[PDF] Triển Vọng Phát Triển Châu Á 2007: Việt Nam
-
2021: Kinh Tế VN Từ 1975 đến Đổi Mới Và Nhu Cầu Cải Cách Sắp Tới
-
Kinh Tế- Xã Hội - Chính Phủ
-
Năng Suất Yếu Tố Tổng Hợp - Sở KH&CN QUẢNG TRỊ
-
71 Năm Ngành Công Thương Việt Nam Vững Mạnh Cùng đất Nước
-
Kinh Tế Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Báo Cáo đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Nhiệm Vụ Phát Triển Kinh Tế
-
[PDF] BÁO CÁO QUỐC GIA - Economica Vietnam
-
Magazine Detail - Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước