8 Cách Cải Thiện Chứng Thở Hụt Hơi Tại Nhà - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Thở ngắt quãng hay khó thở đột ngột thường gặp phải khi bạn tham gia vận động cường độ cao do không khí chưa tràn đủ vào phổi. Tình trạng sẽ dần hết khi bạn ngưng tập thể dục. Tuy nhiên, người mắc một số bệnh lý có thể cảm thấy khó thở hoặc thở ngắt quãng trong vài tuần hoặc lâu hơn. Bệnh nhân mắc bệnh về phổi, Covid-19, béo phì, người bệnh ung thư thường gặp chứng khó thở hụt hơi đột ngột. Người bị sốc nhiệt, làm việc trong môi trường ô nhiễm cao, người sợ độ cao và người hay gặp căng thẳng cũng có thể bị hụt hơi, khó thở không mong muốn.
Một số cơn khó thở bắt đầu đột ngột khi người hít phải khí độc carbon monoxide, lên cơn đau tim nên được liên lạc trợ giúp cấp cứu. Người bị khó thở gấp vì tụt huyết áp, lên cơn hen suyễn, sốc vì dị ứng, máu đông gây tắc phổi cũng cần cấp cứu y tế khẩn cấp tránh suy hô hấp. Người khó thở, tức ngực dai dẳng, môi xanh, có triệu chứng tâm thần cũng nên tìm kiếm trợ giúp y tế khẩn cấp.
Nếu bạn không gặp phải các tình trạng khó thở như trên, 8 cách sau có thể giúp giảm chứng khó thở và thư giãn cơ thể tại nhà, theo Healthline.
Thở mím môi
Thở mím môi là một trong các cách có thể giúp giảm cơn khó thở do hoảng sợ, COPD, giúp tăng thông khí. Bạn có thể thở cách này bất cứ khi nào hoặc sau khi vận động tại nhà như cúi người, nâng đồ vật nặng, leo cầu thang... Nhịp thở sẽ được điều hòa và có độ sâu hơn. Bạn thư giãn cơ cổ và vai, từ từ hít vào bằng mũi với 2 lượt đếm, không mở miệng. Sau đó, bạn mím môi như sắp huýt sáo. Cuối cùng, bạn thở ra từ từ qua đôi môi mím với 4 lượt đếm thầm.
Ngồi thở trên ghế
Ngồi nghiêng phía trước
Ngồi nghỉ với tư thế thả lỏng "kiềng ba chân" trên ghế có thể giúp bạn thư giãn và hồi phục nhịp thở dễ dàng. Bạn ngồi trên ghế, hai bàn chân chạm sàn, hơi nghiêng ngực về trước rồi nhẹ nhàng chống khuỷu tay lên đầu gối hoặc dùng tay chống cằm. Bạn nhớ thả lỏng cơ cổ và vai. Tư thế ngồi này giúp đẩy thêm không khí vào phổi, hữu ích với bệnh nhân bị COPD. Người mắc bệnh béo phì nặng nên cân nhắc thực hiện tư thế ngồi này hoặc hỏi ý kiến bác sĩ về cách thở phù hợp.
Ngồi kê đầu lên bàn thư giãn
Bạn ngồi trên ghế đối diện bàn, hai bàn chân chạm sàn, hơi nghiêng ngực về trước rồi đặt hai cánh tay lên bàn. Bạn chuẩn bị gối kê đầu lên, nghiêng đầu áp tai lên gối. Tư thế này giúp mở lồng ngực, thư giãn và đưa không khí vào phổi dễ dàng hơn.
Đứng tựa lưng
Đứng thở đúng cách cũng có thể giúp thư giãn cơ thể và đường hô hấp hiệu quả. Bạn đứng gần và tựa hông vào tường, để chân rộng bằng vai, đặt tay lên đùi, thả lỏng vai và hơi nghiêng người về trước. Bạn thư giãn đong đưa tay, thở bình thường. Động tác này giúp mở không gian ngực giúp oxy dễ tràn vào phổi.
Đứng chống tay xuống mặt bàn
Bạn đứng gần bàn hoặc mặt phẳng cao hơn vai và chống khuỷu tay hay bàn tay lên mặt phẳng, thư giãn cổ. Nếu bạn chống khuỷu tay, có thể tựa đầu vào cẳng tay và thư giãn đôi vai và thở nhẹ nhàng.
Ngủ kê gối thoải mái
Người bị chứng ngưng thở khi ngủ thường cảm thấy khó thở khi nằm ngủ, dẫn đến thức giấc thường xuyên gây giảm chất lượng và thời lượng ngủ. Bệnh nhân có thể nằm nghiêng với gối kê giữa hai chân, kê cao đầu bằng gối, giữ lưng thẳng; hoặc nằm ngửa, kê cao đầu và kê một chiếc gối dưới đầu gối. Hai tư thế kê gối này đều hỗ trợ thư giãn toàn cơ thể và đường hô hấp, giúp thở dễ dàng hơn.
Thở bằng cơ hoành
Bạn ngồi trên ghế, hai bàn chân chạm sàn và thư giãn vai, đầu và cổ, đặt tay lên bụng. Bạn hít vào từ từ bằng mũi và cảm nhận bụng phình ra bằng bàn tay. Khi thở ra bằng mũi với môi mím chặt, bạn siết chặt các cơ bụng và cảm nhận bụng mình hóp vào. Bạn cố gắng thở ra nhiều hơn hít vào, lặp lại trong khoảng 5 phút. Nghiên cứu cho thấy, thở kết hợp vận động cơ hoành bụng đã giúp mở rộng thể tích lồng ngực ở bệnh nhân mắc COPD và cải thiện nhịp thở tự nhiên.
Sử dụng quạt
Các chuyên gia y tế cũng khuyến nghị, sử dụng quạt lưu thông khí mát là cách an toàn giúp giảm khó thở. Bạn quạt tay hướng về phía mặt hoặc dùng quạt máy đều giúp cải thiện các triệu chứng thở ngắt quãng hay hụt hơi.
Thay đổi lối sống
Người bệnh có thể chủ động cải thiện tình trạng khó thở và thở ngắt quãng bằng cách thay đổi nhịp sinh hoạt, như bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc, tránh tiếp xúc với chất ô nhiễm, chất gây dị ứng và chất độc từ môi trường. Người bệnh cũng nên để ý chế độ ăn uống và giữ cân nặng hợp lý, tránh vận động cường độ cao và ngủ đủ giấc. Bạn cũng nên thăm khám với bác sĩ nếu cảm thấy có triệu chứng bệnh đường hô hấp, tìm hiểu tiêm ngừa bệnh cúm và phòng các nguy cơ bệnh khác.
Mai Trinh (Theo Healthline)
Từ khóa » Khó Thở Hụt Hơi Khi Ngủ
-
Vì Sao Bị Khó Thở Khi Ngủ - đây Chính Là Câu Trả Lời
-
Khó Thở, Hụt Hơi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Thường Xuyên Khó Thở, Hụt Hơi Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Cảnh Giác Nếu Bạn Thở Nông, Hay Hụt Hơi, Mệt Mỏi | Vinmec
-
Triệu Chứng Khó Thở Hụt Hơi: Dấu Hiệu Nguy Hiểm Cần Kiểm Tra Ngay!
-
Hụt Hơi Khi Ngủ Nguyên Nhân Do Đâu? Khắc Phục Như Thế Nào?
-
KHÓ THỞ, HỤT HƠI HẬU COVID, KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM?
-
Triệu Chứng Khó Thở Hụt Hơi: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phòng ...
-
Tìm Hiểu Về Triệu Chứng Khó Thở Hụt Hơi - MedJin
-
Hụt Hơi Và Khó Thở | Columbia Asia Hospital - Vietnam
-
Chủ Quan Khi Bị Khó Thở Hụt Hơi Thường Xuyên, Có Ngày ân Hận!
-
Khó Thở (Hụt Hơi)
-
Phải Làm Gì Khi Mắc Triệu Chứng Khó Thở Hậu COVID-19 Và Tập Thở Ra ...
-
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Khó Thở Hụt Hơi Với Chuyên Gia ...