Tìm Hiểu Về Triệu Chứng Khó Thở Hụt Hơi - MedJin
Có thể bạn quan tâm
- Khó thở hụt hơi là gì?
- Đặc điểm của khó thở hụt hơi
- Nguyên nhân dẫn tới chứng khó thở hụt hơi
- 1. Viêm phổi
- 2. Hen suyễn
- 3. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- 4. Bệnh lao phổi
- 5. Tràn khí màng phổi
- 6. Thuyên tắc phổi
- 7. Thiếu máu
- 8. Các bệnh tim mạch
- 9. Rối loạn lo âu
- 10. Bệnh lý ung thư
- Xử trí khi gặp tình trạng khó thở hụt hơi
- Phòng tránh tình trạng khó thở hụt hơi
Khó thở hụt hơi là gì?
Đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu khái niệm cơ bản về triệu chứng này. Khó thở hụt hơi không phải là bệnh mà là một triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau. Đôi khi chỉ là dấu hiệu của việc tập thể dục quá sức không nguy hại gì, nhưng cũng có khi là một dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm tới tính mạng.
Khó thở hụt hơi là tình trang đói không khí, khi cơ thế luôn trong tình trạng thiếu oxy,mệt mỏi, tức ngực, khó khăn trong hô hấp, thở ngắt quãng, thở nhanh. Đây là vấn đề hô hấp khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em.
Đặc điểm của khó thở hụt hơi
Với người bình thường không hoạt động thể chất nặng thì nhịp thở bình thường khoảng 20 lần/phút và không có cảm giác khó khăn khi thở. Với những trường hợp hoạt động mạnh hay ngủ thì nhịp thở có thể tăng hoặc giảm nhưng cũng không bao giờ có cảm giác hụt hơi. Hãy cẩn thận nếu có một trong các dấu hiệu sau:
- Đột ngột hay từ từ cảm thấy ngột ngạt hay ngạt thở.
- Thở nhanh hơn bình thường, mạnh hơn bình thường.
- Cảm giác tức ngực.
- Cảm thấy có tiếng thở khác thường như tiếng khò khè.
- Nhịp tim bất thường, có thể là những tiếng trống ngực.
- Ho bất thường.
Nếu có các dấu hiệu như trên thì khả năng là bạn nên liên hệ các cơ sở y tế để được các bác sỹ thăm khám và chẩn đoán tốt nhất.
Nguyên nhân dẫn tới chứng khó thở hụt hơi
Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng khó thở hụt hơi từ đơn giản đến phức tạp, từ bình thường đến nguy hiểm. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
1. Viêm phổi
Là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên chứng khó thở hụt hơi và bệnh nhân mắc bệnh này cũng thường xuyên xuất hiện triệu chứng trên. Viêm phổi là tình trạng viêm tại nhu mô phổi do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây nên. Do các phế nang bị viêm chứa đầy dịch làm giảm hiệu quả hô hấp gây nên chứng khó thở hụt hơi. Trẻ em và người lớn tuổi là những đối tượng hay bị tấn công bởi viêm phổi, những người ở lứa tuổi này mắc bệnh cũng có mức độ nguy hiểm cao hơn, tỉ lệ tử vong cao hơn. Triệu chứng của bệnh bao gồm ho khan, ho có đờm kèm theo sốt cao và khó thở hụt hơi, đau ngực. Những trường hợp nặng nề có thể có tràn khí, tràn dịch màng phổi, áp xe phổi mà cso thể nhiễm trùng máu.
2. Hen suyễn
Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là bệnh xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên như lông vật nuôi, phấn hoa,… gây tình trạng dị ứng làm co thắt, tăng tiết chất nhầy tại các phế quản làm cho người bệnh bị khó thở hụt hơi, ho, khò khè. Kèm theo đó người bệnh có thể có những triệu chứng hắt hơi sổ mũi,… Hen suyễn thường xuyên xảy ra theo mùa, khi tiếp xúc các yếu tố gây dị ứng. Mức độ nặng nhẹ của bệnh phụ thuộc vào mức độ khó thở, tần số xuất hiện bệnh. Bệnh hen suyễn không thể điều trị triệt để mà cần phải điều trị kiểm soát thường xuyên, không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây dị ứng với từng người.
3. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh sau khi tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá và các yếu tố viêm nhiễm lâu ngày gây nên những tổn thương, xơ hóa không hồi phục tại phổi. Những triệu chứng của bệnh bao gồm ho dai dẳng kéo dài, thường có đờm trắng dính buổi sáng.
Bệnh ở những giai đoạn nặng hoặc trong đợt cấp thường có khó thở hụt hơi, thở gấp kèm theo ho có đờm. Người bệnh sẽ được chỉ định dùng các thuốc giãn phế quản và kiểm soát bệnh thường xuyên để duy trì mức độ bệnh.
4. Bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi là một bệnh nhiễm trùng lây nhiễm mạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và cộng đồng rất lớn. Việc phòng chống lao phổi nằm trong chương trình y tế quốc gia. Vi khuẩn lao khi xâm nhập vào gây viêm tại phổi và ảnh hưởng toàn thân. Khi bị lao phổi, người bệnh có những dấu hiệu ho dai dẳng, sốt nhẹ về chiều, khó thở, thở gấp và mệt mỏi, giảm cân, ra mồ hôi trộm, một số trường hợp có thể có ho ra máu. Khi mắc bệnh được quản lý và điều trị bởi các cấp y tế cấp huyện và xã.
5. Tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi là tổn thương khi có khi trong khoang màng phổi – nơi bình thường không chứa khí. Lượng khí gây ra chèn ép làm giảm chức năng hô hấp, tới một mức độ nào đó sẽ gây khó thở, thở dốc và đau ngực đột ngột. Nguyên nhân gây tràn khí có thể là chấn thương gãy xương sườn, vật nhọn đâm vào phổi, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh cần phải tìm hiểu nguyên nhân và điều trị đúng cách tại cơ sở ý tế.
6. Thuyên tắc phổi
Là hiện tượng có một cục máu đông trong dòng máu mắc kẹt tại động mạch phổi. Triệu chứng bệnh bao gồm đau ngực, khó thở hụt hơi, lo lắng. Bệnh có nhiều nguyên nhân gây nên bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu, chấn thương,…
7. Thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng nồng độ hemoglobin trong máu xuống thấp hơn bình thường. Nguyên nhân gây nên thường là do dinh dưỡng kém, chảy máu do chấn thương, chảy máu nội tạng,… Dấu hiệu nhận biết thiếu máu bao gồm da và niêm mạc nhợt nhạt, hoa mắt chóng mặt, khó thở hụt hơi, mệt mỏi và đau ngực.
8. Các bệnh tim mạch
Các bệnh lý về tim mạch là nguyên nhân thường xuyên gây nên triệu chứng khó thở. Bệnh tim mạch thường gặp là suy tim, nhồi máu cơ tim cấp. Suy tim mạn là hậu quả của nhiều tổn thương tim mạch bao gồm những bệnh van tim, bệnh cơ tim và mạch vành. Suy tim gây nên khó thở, đôi khi gây những cơn phù phổi cấp gây cơn khó thở kịch phát về đêm.
9. Rối loạn lo âu
Chứng rối loạn lo âu là một vấn đề về tâm lý. Biểu hiện của mỗi người khác nhau trong đó cho triệu chứng về khó thở hụt hơi. Bệnh thường gặp ở những người có tấm lý yếu, gặp những sang chấn nặng nền trong cuộc sống. Bệnh thường biểu hiện bằng các lo âu quá mức, mệt mỏi, khó chịu, khó thở, thở gấp, đau đầu buồn nôn.
10. Bệnh lý ung thư
Bệnh lý ung thư tại phổi hoăc ung thư khác di căn tới phổi. Những khối u thường phát triển âm thầm không triệu chứng. Dần dần, những khối u lớn lên chèn ép vào đường thở gây nên dấu hiệu khó thở hụt hơi, đau tức ngực và có thể ho ra máu, sụt cân và mệt mỏi.
Xử trí khi gặp tình trạng khó thở hụt hơi
Khi gặp trường tình trạng khó thở hụt hơi, bạn cần phân biệt tình trạng bệnh lý hya chỉ là vấn đề quá sức. Đầu tiên là nghỉ ngơi, hít thở chậm đều, nhận biết các dấu hiệu khác. Nếu có những dấu hiệu nguy hiểm cần tới gặp bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Những dấu hiệu bao gồm:
- Khó thở kéo dài không rõ nguyên nhân gắng sức, nghỉ ngơi không giảm
- Khó thở xuất hiện đột ngột và nặng nề.
- Đau tức ngực
- Buồn nôn
- Cảm giác ớn lạnh, ho và sốt, sút cân
- Thở khò khè, thở nhanh
Tại các cở sở y khoa, các cán bộ y tế sẽ có hướng chăm sóc và điều trị theo đúng nguyên nhân của bệnh. Chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và chất khoáng cho sức đề kháng tốt, không thừa chất béo và chất đường làm giảm nguy cơ tim mạch và béo phì. Chế độ tập luyện cũng rất quan trọng trong làm tăng cường sức khỏe, giảm cân.
Phục hồi chức năng phổi với những bệnh về hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính , lao phổi. Đây được coi là phương pháp tập thể dục cho lá phổi.
Phòng tránh tình trạng khó thở hụt hơi
Một số phương pháp phòng tránh dấu hiệu khó thở hụt hơi dễ dàng thực hiện:
- Không hút thuốc lá cả chủ động và thụ động: Hút thuốc lá hoặc hít phải khó thuốc đều có tác hại như nhau và đều gây tổn thương trên phổi. Hút thuốc không gây bệnh ngay nhưng nếu sử dụng và tiếp xúc kéo dài sẽ gây những tổn thương nặng nề.
- Tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm: Ô nhiễm môi trường và khói bụi ảnh hưởng trực tiếp với khói bụi. Chúng gây kích ứng phổi, tổn thương có thế nặng nề nếu khói bụi chưa những chất độc.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Cân nặng mỗi người cần được duy trì ổn định không quá gầy hoặc quá béo. Việc giữ cân nặng cần thực hiện bằng việc duy trì dinh dưỡng và việc tập luyện.
Triệu chứng khó thở hụt hơi có thể là dấu hiệu bình thường nhưng cũng có thể là bệnh lý quan trọng. Vì vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, lối sống lành mạnh để duy trì sức khỏe tốt. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần tới gặp bác sỹ để được thăm khám và điều trị.
Từ khóa » Khó Thở Hụt Hơi Khi Ngủ
-
Vì Sao Bị Khó Thở Khi Ngủ - đây Chính Là Câu Trả Lời
-
Khó Thở, Hụt Hơi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Thường Xuyên Khó Thở, Hụt Hơi Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Cảnh Giác Nếu Bạn Thở Nông, Hay Hụt Hơi, Mệt Mỏi | Vinmec
-
Triệu Chứng Khó Thở Hụt Hơi: Dấu Hiệu Nguy Hiểm Cần Kiểm Tra Ngay!
-
Hụt Hơi Khi Ngủ Nguyên Nhân Do Đâu? Khắc Phục Như Thế Nào?
-
KHÓ THỞ, HỤT HƠI HẬU COVID, KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM?
-
Triệu Chứng Khó Thở Hụt Hơi: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phòng ...
-
Hụt Hơi Và Khó Thở | Columbia Asia Hospital - Vietnam
-
Chủ Quan Khi Bị Khó Thở Hụt Hơi Thường Xuyên, Có Ngày ân Hận!
-
Khó Thở (Hụt Hơi)
-
8 Cách Cải Thiện Chứng Thở Hụt Hơi Tại Nhà - VnExpress
-
Phải Làm Gì Khi Mắc Triệu Chứng Khó Thở Hậu COVID-19 Và Tập Thở Ra ...
-
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Khó Thở Hụt Hơi Với Chuyên Gia ...