8 Dấu Hiệu Nhận Biết Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản | TCI Hospital

Nhiều người bị ho tưởng mình gặp phải các vấn đề về đường hô hấp nhưng đến khi thăm khám, được bác sĩ cho biết bị mắc trào ngược dạ dày thực quản. Vậy đâu là những dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản, mời bạn cùng tham khảo bài viết sau.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
  • 8 dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày thực quản
    • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
    • Nóng dạ dày
    • Đau tức ngực
    • Khó nuốt
    • Khản giọng và ho
    • Miệng tiết nhiều nước bọt
    • Buồn nôn và nôn
    • Đắng miệng
  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

8 dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản hay còn được gọi là trào ngược axit dạ dày. Đây là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Nguyên nhân là do sự kém hoạt động của cơ thắt dưới thực quản.

Các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn hoạt động của cơ thắt dưới thực quản và cơ chế bảo vệ chống trào ngược có thể do giãn cơ thắt dưới thực quản xảy ra thường xuyên hơn và kéo dài hơn, thoát vị hoành, rối loạn nhu động thực quản, giảm tiết nước bọt (thuốc lá) và các tác nhân làm giảm áp lực cơ thắt dưới thực quản như các thuốc secretin, các chất kích thích cafein, rượu, thuốc lá, chocolate, hay bữa ăn nhiều mỡ.

8 dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày thực quản

Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

ợ hơi là một dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Ợ hơi, ợ chua là một dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản bạn cần chú ý. (ảnh minh họa)

Người bệnh sẽ ợ hơi thường xuyên để đẩy bớt lượng khí trong dạ dày ra ngoài, giảm khó chịu cho dạ dày. Ợ nóng là do dịch acid dạ dày trào ngược tiếp xúc với niêm mạc thực quản tạo cảm giác nóng rát từ xương ức lan tới cổ họng. Axit dạ dày cũng khiến cho người bệnh có cảm giác chua ở miệng.

Nóng dạ dày

Người bị trào ngược dạ dày sẽ có cảm giác nóng cồn cào trong bụng. Đó là do lượng axit nhiều gây kích ứng niêm mạc dạ dày khiến dạ dày bị tổn thương và sinh sôi nhiều vi khuẩn có hại, sinh ra nhiệt và cảm giác nóng dạ dày rõ rệt.

Đau tức ngực

Trào ngược dạ dày không chỉ làm cho axit mà đôi khi cả thức ăn bị tràn lên thực quản, làm người bệnh cảm thấy căng tức, đau ở ngực và khó chịu.

Khó nuốt

Sự tiếp xúc thường xuyên giữa thực quản và axit dạ dày làm niêm mạc thực quản bị viêm, sưng tấy. Do đó, đường ống dẫn thức ăn sẽ trở nên hẹp hơn làm người bệnh có cảm giác nuốt khó, vướng ở cổ.

Khản giọng và ho

Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khản giọng và ho liên tục. Hiện tượng này là do dây thanh quản khi tiếp xúc với acid dạ dày làm cho sưng tấy. Người bệnh sẽ bị khản giọng, khó nói và lâu ngày chuyển thành ho.

Miệng tiết nhiều nước bọt

Khi bị trào ngược dạ dày, cơ thể sinh ra phản ứng tiết nhiều nước bọt để trung hòa lượng axit này. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cơ thể nuốt phải nhiều khí hơn, gây ợ hơi, ợ nóng.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là một biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày

Buồn nôn và nôn là một biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày. (ảnh minh họa)

Dịch vị và axit, thức ăn trào ngược vào trong khoang miệng làm miệng tiết nhiều nước bọt trong thời gian ngắn. Thêm vào đó, dạ dày co thắt liên tục đẩy axit và thức ăn ra ngoài khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và bị nôn trớ.

Đắng miệng

Trào ngược dạ dày làm cho van môn vị bị đóng mở quá mức. Dịch mật theo đó trào ngược từ tá tràng vào trong dạ dày, theo axit tràn lên thực quản và vào tới khoang miệng gây ra cảm giác đắng miệng. Hiện tượng này thường xảy ra vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy.

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản

khám và điểu trị trào ngược dạ dày

Chuyên khoa Tiêu hóa Thu Cúc thăm khám và điều trị hiệu quả bệnh trào ngược dạ dày thực quản, được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn.

Trào ngược dạ dày- thực quản không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu mỗi khi bị thức ăn hay dịch vị bên dưới dạ dày đẩy ngược lên thực quản.

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản tùy thuộc vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc chống trào ngược, các loại men giúp hỗ trợ tiêu hóa, ổn định đường ruột làm giảm các triệu chứng buồn nôn, khó chịu do trào ngược gây ra.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ, người bệnh cũng cần hạn chế không sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, cafe, và đặc biệt là không được hút thuốc lá.

Từ khóa » Bụng Cồn Cào Nóng Rát