Nóng Rát Dạ Dày Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Dứt điểm Tại ...
Có thể bạn quan tâm
Cảm giác khó tiêu và nóng rát dạ dày xảy ra tương đối phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.
Triệu chứng nóng rát dạ dày hay nóng dạ dày là bệnh gì? Nóng rát dạ dày hay nóng rát bao tử là một biểu hiện của các bệnh liên quan đến dạ dày – tá tràng. Tình trạng nóng rát dạ dày thường gồm các triệu chứng khác như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, đau bụng, mệt mỏi, chướng bụng… làm cho người bệnh ăn không ngon dẫn tới mệt mỏi.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy bị nóng rát dạ dày hay có triệu chứng tương tự hãy đi khám sớm. Việc chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị đúng giúp bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Nguyên nhân nóng rát dạ dày là gì?
Có thể bạn sẽ lo lắng nóng bao tử là bệnh gì hay nóng dạ dày là bệnh gì, nguyên nhân do đâu? Trước tiên, hãy tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng dạ dày nóng rát:
1. Dị ứng thực phẩm hoặc không tiêu hóa được thức ăn
Triệu chứng nóng rát dạ dày là bệnh gì? Đôi khi bạn cảm thấy nóng ruột, nóng bao tử, nóng dạ dày đặc biệt ở vùng thượng vị, thực chất đó là tình trạng nóng rát dạ dày. Nguyên nhân gây ra có thể là vì cơ thể bạn đang phản ứng lại với những loại thực phẩm gây dị ứng hoặc không thể tiêu hóa được. Khi đó, những triệu chứng đi kèm có thể là buồn nôn và nôn. Đối với triệu chứng này, thường chúng ta nghe đến rối loạn tiêu hóa hoặc triệu chứng phản vệ do dị ứng với loại thực phẩm hoặc thuốc… các bác sĩ sẽ cho bạn các thuốc phù hợp giúp bạn giảm triệu chứng.
Theo các chuyên gia, thực phẩm thường gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa bao gồm:
- Sữa
- Thực phẩm chứa gluten
- Thức ăn cay
- Trái cây rau củ như: cà tím, ớt chuông và cà chua
- Thức uống có cồn: Việc tiêu thụ rượu bia có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, dạ dày và ruột, gây nóng rát dạ dày và các vấn đề khác.
2. Thuốc
Nhiều người thường thắc mắc triệu chứng nóng rát dạ dày có phải là tác dụng phụ của thuốc hay không? Theo các chuyên gia sức khỏe, việc dùng những loại thuốc chống viêm không steroid phổ biến (NSAID) có thể là nguyên nhân gây nóng rát dạ dày. Chúng bao gồm:
- Aspirin
- Ibuprofen
- Naproxen
- Celecoxib
- Oxaprozin
Lưu ý
Bất cứ ai thường xuyên dùng NSAID và bị đau dạ dày nên trao đổi với bác sĩ, về việc thay đổi thuốc hoặc liều lượng để giảm thiểu các tác động của thuốc lên dạ dày.3. Căng thẳng
Nhiều vấn đề về tiêu hóa bắt nguồn từ việc bạn không thể kiểm soát và quản lý căng thẳng của mình. Việc phải chịu đựng tình trạng căng thẳng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và làm mất cân bằng dịch axit trong dạ dày, dẫn đến tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày và nóng rát dạ dày.
4. Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Theo các chuyên gia sức khỏe, hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng phổ biến. Theo ước tính có khoảng 12% dân số Hoa Kỳ gặp phải tình trạng này. Hiện nguyên nhân gây ra hội chứng này chưa được xác định. Ngoài việc cảm nhận nóng rát dạ dày, người bị hội chứng ruột kích thích còn có thể có các triệu chứng đi kèm như: đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc bị táo bón, tiêu chảy luân phiên.
IBS là một tình trạng kéo dài, việc áp dụng nhiều phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.
5. Mắc các bệnh liên quan đến dạ dày
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Là bệnh lý phổ biến nhất gây nóng rát dạ dày. GERD khiến axit từ dạ dày đi lên thực quản cùng với những triệu chứng đi kèm như ợ chua, ợ nóng, khàn tiếng, ho…
- Viêm dạ dày: Tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến viêm khiến người bệnh có cảm giác nóng rát dạ dày sau khi ăn hoặc khi nằm và có thể có các triệu chứng khác như: buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng và ăn mất ngon
- Loét dạ dày: Ngoài triệu chứng nóng rát bao tử, người bị loét dạ dày thường có các biểu hiện đi kèm như cảm giác nó dù chưa ăn gì, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng, phản ứng thái quá một số loại thực phẩm (thực phẩm cay, thực phẩm có tính nóng… )…
- Nhiễm khuẩn H. pylori dạ dày: Việc nhiễm vi khuẩn H. pylori khiến người bệnh có bị nóng rát dạ dày, đầy bụng, ợ hơi, chán ăn, giảm cân không rõ lý do, buồn nôn…
- Ung thư dạ dày: Theo các chuyên gia sức khỏe, trong một số ít trường hợp, triệu chứng nóng rát dạ dày có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày.
Yếu tố gây ra nóng rát bao tử
1. Nóng rát dạ dày sau khi ăn
Nhiều người thường bị nóng rát dạ dày sau khi ăn, đặc biệt là sau khi họ ăn những món cay. Nguyên nhân là do thức ăn cay, nóng sẽ làm tăng nguy cơ khó tiêu, khiến cho bạn cảm thấy dạ dày rất nặng nề, thường ói mửa và đau sau khi ăn. Ngoài ra, thực phẩm cay có chứa rất nhiều capsaicin (chất tạo vị cay của ớt) có thể gây kích thích lớp niêm mạc dạ dày và làm dạ dày bạn nóng lên (nóng dạ dày).
2. Nóng rát bao tử sau khi sử dụng thức uống có cồn
Uống rượu cũng có thể gây cảm giác bỏng rát trong dạ dày. Tiêu thụ rượu cồn thường xuyên còn có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của đường tiêu hóa, gây đau dạ dày.
Sở dĩ rượu gây ra triệu chứng nóng rát do các thành phần trong rượu được chuyển hóa rất nhanh trong cơ thể. Khi quá trình này xảy ra, một loại oxy hoạt tính làm ức chế quá trình oxy hóa đối với tế bào và các mô dọc theo đường tiêu hóa.
Tình trạng nóng dạ dày được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
1. Chẩn đoán
Bác sĩ thường bắt đầu quá trình chẩn đoán thường bắt đầu bằng một cuộc kiểm tra thể chất. Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về các triệu chứng cũng như chế độ ăn uống, lối sống và bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang dùng. Ngoài ra, để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn siêu âm hoặc nội soi đường tiêu hóa, xét nghiệm hơi thở để kiểm tra H. pylori.
Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây nóng rát bao tử, các bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
2. Điều trị
Thông thường, để điều trị tình trạng nóng rát dạ dày, các bác sĩ có thể kê đơn cho bạn dùng một số loại thuốc nhằm làm dịu các triệu chứng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra:
- Nóng rát dạ dày do trào ngược axit và khó tiêu: dùng một số thuốc để làm giảm nhẹ triệu chứng
- Nhiễm H. pylori: Cho bạn dùng thuốc theo phác đồ và theo dõi điều trị.
- Nóng rát dạ dày do dùng thuốc NSAID: Bác sĩ thường sẽ đổi thuốc hoặc kèm thêm thuốc giúp bạn giảm triệu chứng.
Phương pháp chữa trị nóng rát dạ dày tại nhà
Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà là gì? Cảm giác nóng ở dạ dày thường đi kèm với các cơn đau dai dẳng, có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi và suy nhược. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn ngăn ngừa triệu chứng nóng rát bao tử:
- Tránh các loại thực phẩm chua, cay và nhiều dầu mỡ
- Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate như các loại ngũ cốc nguyên hạt
- Không hút thuốc, kể cả hút thuốc thụ động
- Tránh uống rượu, bia
- Kiểm tra thành phần của thuốc thật kỹ để phòng các phản ứng phụ có thể gây hại cho dạ dày
- Không bỏ bữa
- Tập thể dục thường xuyên (ít nhất 30 phút mỗi ngày)
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, nhưng bạn nên cẩn thận với các loại quả họ cam, quýt.
Tình trạng nóng rát dạ dày gây các cảm giác rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc. Nếu đã thử nhiều cách nhưng vẫn không thể cải thiện tình trạng bệnh này, hãy đi khám sớm để được tiến hành các xét nghiệm cần thiết và có hướng điều trị thích hợp nhé.
[embed-health-tool-bmr]
Từ khóa » Bụng Cồn Cào Nóng Rát
-
Dấu Hiệu Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Bạn Không Nên Bỏ Qua - DeHP
-
Bụng Nóng Cồn Cào Là Bị Gì? Làm Sao Hết?
-
Nóng Rát Dạ Dày: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục | Vinmec
-
Hiện Tượng Nóng Bụng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Ợ Hơi Nóng Bụng Là Bệnh Gì? Những Lưu ý Quan Trọng Cần Biết
-
Cảm Giác Nóng Rát Dạ Dày: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Bụng Nóng Cồn Cào Khi Mang Thai Phải Làm Sao? - Thuốc Dân Tộc
-
Nóng Bụng: Nguyên Nhân Và Các Biện Pháp Khắc Phục
-
Nóng Bụng Là Hiện Tượng Gì?Có Phải Mắc Bệnh Dạ Dày?
-
Đau Vùng Thượng Vị Về đêm Là Gì? - Sở Y Tế Tỉnh Hậu Giang
-
8 Dấu Hiệu Nhận Biết Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản | TCI Hospital
-
Tại Sao Bạn Cảm Thấy Nóng Ruột - Vietnamnet
-
Bật Mí Cách Chữa Cồn Ruột Buồn Nôn Nhanh Chóng Tại Nhà
-
10 NGUYÊN NHÂN KHIẾN DẠ DÀY KHÓ CHỊU - Bệnh Viện AIH