8 Hiểu Nhầm Phổ Biến Về Pakistan - VnExpress Du Lịch

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Du lịch
  • Ảnh
Chủ nhật, 3/1/2016, 05:05 (GMT+7) 8 hiểu nhầm phổ biến về Pakistan

Thay vì nghĩ rằng đây là đất nước đầy rẫy nguy hiểm, Pakistan thực chất là một quốc gia thân thiện, tốt bụng và luôn rộng mở chào đón du khách.

Sống tại Pakistan vô cùng nguy hiểm

Tội phạm đường phố hay tội phạm cổ cồn trắng, điều này hiện hữu tại mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông luôn miêu tả Pakistan như một quốc gia không an toàn, nơi người dân luôn phải sống trong sự sợ hãi vì bị tấn công. Khủng bố quả thật luôn hiện hữu, nhưng nó không phải là toàn bộ. Ở những khu vực tham quan luôn có trạm kiểm soát an ninh và chào đón du khách đến với đất nước này. Tuy nhiên, cũng như đi du lịch ở mọi nơi trên thế giới, du khách luôn cần giữ tinh thần cảnh giác vì một chuyến du lịch an toàn. Ảnh: UNISDR Photo Gallery

Sống tại Pakistan vô cùng nguy hiểm

Tội phạm đường phố hay tội phạm cổ cồn trắng, điều này hiện hữu tại mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông luôn miêu tả Pakistan như một quốc gia không an toàn, nơi người dân luôn phải sống trong sự sợ hãi vì bị tấn công. Khủng bố quả thật luôn hiện hữu, nhưng nó không phải là toàn bộ. Ở những khu vực tham quan luôn có trạm kiểm soát an ninh và chào đón du khách đến với đất nước này. Tuy nhiên, cũng như đi du lịch ở mọi nơi trên thế giới, du khách luôn cần giữ tinh thần cảnh giác vì một chuyến du lịch an toàn. Ảnh: UNISDR Photo Gallery

Phụ nữ Pakistan bị áp bức tại chính đất nước mình

Câu trả lời là có và không, bởi nó tùy thuộc vào nơi bạn đến. Ví dụ, tại các bộ lạc Balouchistan, phụ nữ bị bắt phải làm việc nhà và không được phép ra ngoài, hay những vụ giết người đẫm máu vẫn còn tồn tại ở tỉnh Sindh, hôn nhân cưỡng ép, tạt axit, bạo lực ra đình gần như phủ sóng toàn bộ tin tức. Tuy nhiên trên thực tế, tại các thành phố chính của Pakistan, phụ nữ được khuyến khích để học cao hơn và mặc những gì họ muốn (miễn là không vi phạm về văn hóa). Họ có thể làm bất kỳ điều gì họ thích, kể cả việc tranh cử để trở thành thủ tướng. Ảnh: Failte, Virginia

Phụ nữ Pakistan bị áp bức tại chính đất nước mình

Câu trả lời là có và không, bởi nó tùy thuộc vào nơi bạn đến. Ví dụ, tại các bộ lạc Balouchistan, phụ nữ bị bắt phải làm việc nhà và không được phép ra ngoài, hay những vụ giết người đẫm máu vẫn còn tồn tại ở tỉnh Sindh, hôn nhân cưỡng ép, tạt axit, bạo lực ra đình gần như phủ sóng toàn bộ tin tức. Tuy nhiên trên thực tế, tại các thành phố chính của Pakistan, phụ nữ được khuyến khích để học cao hơn và mặc những gì họ muốn (miễn là không vi phạm về văn hóa). Họ có thể làm bất kỳ điều gì họ thích, kể cả việc tranh cử để trở thành thủ tướng. Ảnh: Failte, Virginia

Trẻ em không có bất cứ đặc quyền nào

Thực chất, trẻ em Pakistan ở các thành phố lớn có cuộc sống giống như những đứa trẻ ở các quốc gia đang phát triển. Chúng được giáo dục đầy đủ và khuyến khích học tập cũng như làm những công việc chúng muốn. Không phải mọi người ở Pakistan đều nghèo và đứa trẻ cũng có thể vì quá được nuông chiều mà sinh hư. Ảnh: Farooq Raz

Trẻ em không có bất cứ đặc quyền nào

Thực chất, trẻ em Pakistan ở các thành phố lớn có cuộc sống giống như những đứa trẻ ở các quốc gia đang phát triển. Chúng được giáo dục đầy đủ và khuyến khích học tập cũng như làm những công việc chúng muốn. Không phải mọi người ở Pakistan đều nghèo và đứa trẻ cũng có thể vì quá được nuông chiều mà sinh hư. Ảnh: Farooq Raz

Trường học không tồn tại

Một lần nữa, điều này cũng tùy thuộc vào khu vực ở Pakistan. Không phải mọi người đều có thể kết thúc việc học, nhưng không có nghĩa trường học bị cấm tại quốc gia này. Ở thủ đô Islamabad, tỷ lệ biết chữ khoảng 87%. Quốc gia này cũng có khoảng 445.000 sinh viên tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, Pakistan quả thật là đất nước có tỷ lệ người mù chữ cao nhất thế giới. Ảnh: Developmentsinliteracy

Trường học không tồn tại

Một lần nữa, điều này cũng tùy thuộc vào khu vực ở Pakistan. Không phải mọi người đều có thể kết thúc việc học, nhưng không có nghĩa trường học bị cấm tại quốc gia này. Ở thủ đô Islamabad, tỷ lệ biết chữ khoảng 87%. Quốc gia này cũng có khoảng 445.000 sinh viên tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, Pakistan quả thật là đất nước có tỷ lệ người mù chữ cao nhất thế giới. Ảnh: Developmentsinliteracy

Người Pakistan không nói tiếng Anh

Hoàn toàn sai. Thực tế, tiếng Anh được sử dụng vô cùng rộng rãi và là ngôn ngữ chính trong việc học ở trường. Ảnh: Developmentsinliteracy

Người Pakistan không nói tiếng Anh

Hoàn toàn sai. Thực tế, tiếng Anh được sử dụng vô cùng rộng rãi và là ngôn ngữ chính trong việc học ở trường. Ảnh: Developmentsinliteracy

Pakistan ở khu vực Trung Đông

Pakistan là một quốc gia Hồi giáo nhưng không có nghĩa là nó nằm trong khu vực Trung Đông. Pakistan nằm ở Nam Á giáp với Ấn Độ về phía đông, Afghanistan phía tây, Iran về phía tây nam và Trung Quốc về phía đông bắc, có bờ biển dọc theo biển Ả Rập và Vịnh Oman ở phía nam. Ảnh: Prairie Peasant

Pakistan ở khu vực Trung Đông

Pakistan là một quốc gia Hồi giáo nhưng không có nghĩa là nó nằm trong khu vực Trung Đông. Pakistan nằm ở Nam Á giáp với Ấn Độ về phía đông, Afghanistan phía tây, Iran về phía tây nam và Trung Quốc về phía đông bắc, có bờ biển dọc theo biển Ả Rập và Vịnh Oman ở phía nam. Ảnh: Prairie Peasant

Người Pakistan nói tiếng Ả Rập

Trên thực tế, ngôn ngữ sử dụng chủ yếu là tiếng Anh. 60% nói tiếng Punjabi, phần còn lại nói tiếng Pashto, Sindhi, Balochi và Urdu. Ảnh: Developmentsinliteracy

Người Pakistan nói tiếng Ả Rập

Trên thực tế, ngôn ngữ sử dụng chủ yếu là tiếng Anh. 60% nói tiếng Punjabi, phần còn lại nói tiếng Pashto, Sindhi, Balochi và Urdu. Ảnh: Developmentsinliteracy

Người Pakistan và người Ấn Độ ghét nhau

Bất chấp những mâu thuẫn từng xảy ra trong quá khứ, ngày nay điều này không còn quá quan trọng với người dân hai nước. Họ coi nhau như hàng xóm với nét văn hóa có nhiều điểm tương đồng. Ảnh: Chris Bartle.

Người Pakistan và người Ấn Độ ghét nhau

Bất chấp những mâu thuẫn từng xảy ra trong quá khứ, ngày nay điều này không còn quá quan trọng với người dân hai nước. Họ coi nhau như hàng xóm với nét văn hóa có nhiều điểm tương đồng. Ảnh: Chris Bartle.

Hải Thu (theo When On Earth)

  • Vẻ đẹp ẩn sau màu khói lửa của Pakistan
  • Cuộc sống người Iran những năm 1970
Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về dulich@vnexpress.net Trở lại Du lịchTrở lại Du lịch Copy link thành công ×

Từ khóa » đất Nước Pakistan Có Giàu Không