8 Hình ảnh Bệnh Chốc đầu Và Thuốc Trị Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
8 Hình ảnh bệnh chốc đầu và thuốc trị tại nhà là những thông tin mà mọi người đều muốn nắm bắt nhằm nhận biết sớm bệnh lý và có được hướng xử lý kịp thời. Chúng ta đều biết, những ngày trời nắng nóng trên đất Việt chính là môi trường thuận lợi để cho các vi khuẩn sinh sôi và gây nên các bệnh lý da liễu, trong đó có chốc đầu và đối tượng phổ biến nhất chính là ở trẻ nhỏ với tốc độ lây lan cực kỳ nhanh. Vậy để nhận biết các dấu hiệu ban đầu của bệnh lý, cách xử lý khi gặp phải và có được các thông tin về thuốc hỗ trợ điều trị thì xin mời mọi người cùng theo dõi các chia sẻ bên dưới.
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh chốc lở đầu
Bệnh lý này thường diễn ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi đó, các yếu tố như khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao, điều kiện vệ sinh kém hoặc nơi ở chật chội bụi bẩn sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh tồn tại và sinh sôi trên da thịt của chúng ta. Chưa kể, đầu trẻ luôn là nơi được ủ ấm, ẩm do chạy nhảy thường xuyên khi bước vào tuổi ăn học thì điều này cũng đã trở thành cơ hội cho các vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu hoặc cả hai gây nên tình trạng chốc lở ở trên đầu của con trẻ.
Bệnh thường được biết đến là các mụn mủ nổi lên thành bọng nước nông và rải rác khắp trên da đầu. Sau đó, chúng sẽ nhanh chóng hoá mủ, vỡ ra và kết vảy. Tuy nhiên, ít người biết rằng bệnh được chia ra làm 3 loại với biểu hiện như sau:
☛ Chốc có bọng nước:
Trên da đầu mới hồi chỉ là các mảng da dát đỏ với kích thước 0,5 – 1cm. Tiếp đến, chúng có biểu hiện căng ra, mất màu và hình thành nên các bọng nước to nhỏ khác nhau.
Ở quanh các bọng nước này có quầng đỏ, còn bề mặt thì hơi nhăn nheo. Chỉ một thời gian sau đó thì chúng rất mau bị vỡ ra, đóng vảy và tiết ra dịch vàng nâu.
Các mảnh vảy này khi tiết ra sẽ làm cho tóc dính bết lại, đồng thời gây nên cảm giác ngứa khiến cho bệnh nhân gãi và làm cho tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Dưới các vảy là những vết trợt đỏ, sau khi vảy bỏng thì thường không lưu lại sẹo hoặc chỉ bị thâm rồi mờ dần.
☛ Chốc không có bọng nước:
Biểu hiện ban đầu của loại này tương tự như trên với các mụn mủ và mụn nước nổi lên bề mặt nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các nốt mụn này lại vỡ rất mau, tiết dịch và không hề có bọng.
Phần rìa của các tổn thương trông như bệnh nấm, không có bờ và đôi khi có lên vảy. Vảy này sẽ có màu mật ong với quầng đỏ nhỏ vây quanh, đôi lúc có các tổn thương li ti nổi ở xung quanh.
☛ Chốc loét:
Biểu hiện ban đầu như loại không có bọng. Thế nhưng, chúng lại không khô lại như bình thường mà lại tiếp tục tiến triển sâu thành vết loét với phần lõm hoại tử ở giữa, lâu lành và để lại sẹo.
Cách xử trí bệnh chốc đầu khi phát hiện
Nhìn chung, bệnh chốc lở thông thường sẽ tự khỏi sau 10 ngày nếu như được chăm sóc đúng cách và không phát sinh biến chứng nghiêm trọng khác.
Tuy nhiên, để dứt điểm bệnh và không để chúng quay lại thì điều quan trọng nhất là phải loại bỏ tận gốc nguyên nhân. Mọi người có thể tham khảo cách xử lý như sau:
Trước tiên, bao giờ cũng là làm sạch bề mặt tổn thương nhằm loại bỏ vi khuẩn theo cách nhẹ nhàng, cẩn thận để từ đó làm mềm và bóc tách các mảnh vảy.
Thoa các dung dịch giúp kháng khuẩn tại chỗ như oxy già, cồn, betadine, chlorhexidine nhằm diệt trừ khuẩn tụ cầu và liên cầu. Trường hợp không thuyên giảm, lên nhiều mụn mủ bọng nước hơn thì áp dụng thuốc kháng sinh bôi tại chỗ như acid fusidic, mupirocin...
Dùng các loại kem dưỡng như Dizigone nano bạc để hỗ trợ làm lành và se các tổn thương, giảm cảm giác ngứa và kích thích sự phục hồi và tái tạo làn da, tránh để lại sẹo xấu trên da đầu của trẻ.
Trong trường hợp đã áp dụng đủ các bước trên mà bệnh không có xu hướng giảm mà trở nên nặng hơn, thậm chí là lan sang đến các vùng da khác thì người bệnh cần phải đi thăm khám ngay chuyên khoa để được chỉ định kháng sinh liều mạnh để điều trị cho toàn thân.
Thuốc trị tại nhà cho bệnh chốc lở đầu
Khi vừa mới nhiễm phải bệnh chốc lở và kịp thời phát hiện sớm, mọi người có thể tham khảo các loại dung dịch giúp kháng khuẩn sau đây nhằm mục đích diệt trừ vi khuẩn và ngăn ngừa bệnh phát triển và tái phát. Cụ thể:
⬲ Dizigone
Dung dịch này được rất nhiều người ưa chuộng bởi khả năng kháng khuẩn rộng cho cả vi khuẩn gram âm, gram dương và nấm gây bệnh với hiệu quả đến hơn 99%.
Sở hữu độ pH trung tính giúp dịu nhẹ cho làn da tổn thương, Dizigone không gây cảm giác đau xót ở da người bệnh, đồng thời mang đến hiệu quả tác dụng nhanh chỉ sau 30 giây.
Đặc biệt, bên trong Dizigone không chứa thành phần kháng sinh và không hề chứa các thành phần hoá phẩm màu độc hại bởi thế mà người dùng không phải lo sợ tác dụng phụ khi sử dụng. Chưa kể, dung dịch này sẽ không làm hại các nguyên bào sợi nên giúp mang đến hiệu quả cao trong việc kích thích các mô tái tạo và giúp vết thương mau lành.
⬲ Xanh methylen
Dung dịch được biết đến với khả năng tiêu diệt được nhiều vi khuẩn, nấm và virut gây bệnh. Người dùng hoàn toàn có thể dùng lên vết thương hở mà không mang lại cảm giác rát khô khi thoa.
Tuy nhiên, so với sản phẩm trên thì thời gian phát huy tác dụng của nó chậm hơn. Chưa kể, thuốc có màu xanh đặc trưng có thể gây mất thẩm mỹ cho người dùng, đồng thời có thể mang đến hiện tượng kích ứng nhẹ như nóng rát hoặc nổi mẩn với người có cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra, thuốc còn có thể gây nên một vài tác dụng phụ ở hệ tiêu hoá.
⬲ Thuốc tím
Loại thuốc này có thể dùng để kháng lại một số vi khuẩn gây bệnh, trong đó có chốc lở. Đặc biệt, thuốc có thể dùng được cho cả tình trạng phồng, rộp, mưng mủ, rỉ nước.
Tuy nhiên, khả năng kháng khuẩn của nó chỉ đạt cỡ trung bình do dễ bị oxy hoá trong môi trường. Chưa kể, sản phẩm mang lại màu tím đen có thể lem ra áo quần và da khi sử dụng.
Ngoài ra, sản phẩm có nguy cơ mang đến tình trạng kích ứng da và niêm mạc nên khuyến cáo không dùng cho vết thương hở và đặc biệt là yêu cầu người dùng phải pha loãng trước khi sử dụng.
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh chốc lở để có được cách phòng ngừa cũng như xử lý chúng ngay từ giai đoạn sớm. Nếu có nhu cầu thăm khám hoặc tư vấn về bệnh, mọi người cũng có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE để trao đổi trực tiếp hoặc để lại lời nhắn tại KHUNG CHAT để được hỗ trợ thêm.
TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ
(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515
Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<
https://suckhoedoisong24h.webflow.io/
Từ khóa » Hình ảnh Bệnh Chốc Loét
-
Hình ảnh Bệnh Chốc Lở ở Trẻ Em Và Người Lớn Giúp Nhận Biết Sớm
-
Nhận Biết Dấu Hiệu Bệnh Chốc Lở Qua Hình ảnh - Dizigone
-
Giật Mình Với Những Hình ảnh Bệnh Chốc Lở Với Những Vẩy Cứng ...
-
Chốc Và Chốc Loét - MSD Manuals
-
Bệnh Chốc Lở: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - BuocDieuKy
-
Bệnh Chốc
-
Hình ảnh Bệnh Chốc Mép ở Người Lớn
-
Chốc Lở Gây Biến Chứng Gì ở Trẻ? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách ...
-
Nhận Biết Dấu Hiệu Bệnh Chốc Lây Ngoài Da ở Trẻ Nhỏ | Vinmec
-
Những Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Chốc Và Cách điều Trị Bệnh ở Trẻ Em
-
Bệnh Chốc Lở ở Người Lớn: 3 Dấu Hiệu Nhận Biết Và 4 Bước Xử Lý ...
-
Bệnh Chốc Lở: Phương Pháp điều Trị Và Phòng Ngừa Hiệu Quả
-
Nhận Biết Và Xử Trí Bệnh Chốc Lở Ngoài Da ở Trẻ Em
-
Bệnh Lở Da (bệnh Chốc Lở)