Giật Mình Với Những Hình ảnh Bệnh Chốc Lở Với Những Vẩy Cứng ...

Hình ảnh bệnh chốc lở ám ảnh người xem bởi những nốt mẩn đỏ hay vảy sừng dày trên da. Nhưng có quan sát những trường hợp bệnh nhân bị bệnh chốc lở, chúng ta mới thấy sự quan trọng của việc vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để phòng bệnh chốc lở cũng như các bệnh da liễu.

>>> Trẻ bị lở miệng, chốc lở chữa như thế nào?

>>> Chốc lở dạng phỏng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hình ảnh bệnh chốc lở

Thông thường, khi mắc bệnh chốc lở, vùng da nhiễm bệnh sẽ xuất hiện những đám rộp đỏ, có bóng nước. Khi vỡ ra, các bóng nước này sẽ loét.

Hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em

Hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em.

Nếu không điều trị hiệu quả và kịp thời, chốc lở có thể lan rộng hoặc chuyển biến thành nhiễm trùng huyết.

Cụ thể, diễn biến của bệnh chốc lở từ nhẹ đến nặng như sau:

  • Vi khuẩn Staphylococcus sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, vết trầy xước sẽ phát bệnh nếu gặp điều kiện thuận lợi.
  • Sau đó, trên da xuất hiện các vết loét đỏ và mụn nước. Đặc biệt các mụn nước này rất dễ vỡ, chảy dịch trong một vài ngày, cuối cùng tạo một lớp vảy cứng có màu vàng nâu.
  • Các vết loét thường xuất hiện quanh mũi, khóe miệng.
  • Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và đau nhức.
  • Khi tình trạng bệnh nặng hơn, vết loét sẽ sâu hơn.
  • Nghiêm trọng nhất là tình trạng sưng hạch bạch huyết ở vùng lân cận khu vực bị chốc lở.

Chốc lở xuất hiện gần miệng

Chốc lở xuất hiện gần miệng.

Chắc hẳn khi quan sát thấy những hình ảnh bệnh chốc lở, bất cứ ai cũng sẽ “rùng mình” vì sự ảnh hưởng trầm trọng của bệnh tới làn da.

Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào kể trên của bệnh chốc lở, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị nhanh chóng, tránh để bệnh phát triển trầm trọng.

Phương pháp điều trị bệnh chốc lở

Khi phát hiện triệu chứng và biểu hiện giống như hình ảnh bệnh chốc lở bên trên, hãy tới ngay các phòng khám da liễu để tiến hành chữa trị căn bệnh này.

Các bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ dựa trên những hình ảnh bệnh chốc lở để phán đoán tình trạng của bệnh nhân.

Sau đó, bác sĩ sẽ lấy một mẫu chất lỏng từ vết loét trên da của bạn và tiến hành thử nghiệm, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Thông thường, người bị chốc lở sẽ được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh đường bôi có dạng mỡ hoặc kem. Theo đó, bạn cần làm sạch vùng da bị chốc lở, lau khô bằng khăn sạch và bôi một lớp thuốc mỏng lên trên.

Fucidin - Một loại thuốc bôi chữa bệnh chốc lở

Fucidin – Một loại thuốc bôi chữa bệnh chốc lở.

Nếu tình trạng chốc lở quá nghiêm trọng, thuốc bôi không có công dụng, người bệnh phải uống thuốc kháng sinh.

Một lưu ý quan trọng là khi sử dụng kháng sinh, bạn cần dùng đủ liều mà bác sĩ chỉ định. Ngay cả khi triệu chứng của bệnh chốc lở thuyên giảm, bạn cũng phải sử dụng hết số liều thuốc mà bác sĩ chuyên khoa đã kê đơn.

Song song với quá trình điều trị, người bệnh còn cần phải kết hợp các thói quen sinh hoạt hàng ngày để đẩy lùi hiệu quả căn bệnh da liễu khó chịu này:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên
  • Khi bị côn trùng cắn, bị xây xước hay tổn thương da, cần rửa vết thương với nước sạch hoặc cồn sát trùng.
  • Giặt giũ quần áo, chăn màn bằng nước nóng và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
  • Vệ sinh nơi ở thường xuyên, tránh bụi bẩn, ẩm thấp.
  • Rửa sạch đồ chơi của trẻ nhỏ.
  • Cắt ngắn móng tay của con để hạn chế bé cào vào các khu vực chốc lở khi bị ngứa ngáy, khó chịu.

Kết hợp được những điều kể trên cùng phương pháp điều trị hiệu quả thì bệnh chốc lở sẽ bị đẩy lùi một cách nhanh chóng.

Mong rằng thông qua những hình ảnh bệnh chốc lở mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ có những thông tin hữu ích để chủ động phòng tránh căn bệnh ngoài da này.

Có thể bạn cần: Cách chữa lở mép nhanh chóng và lưu ý khi điều trị bệnh

Từ khóa » Hình ảnh Bệnh Chốc Loét