Những Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Chốc Và Cách điều Trị Bệnh ở Trẻ Em

Đặt lịch khám chữa bệnh

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Gửi yêu cầu
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Da liễu
Những dấu hiệu nhận biết bệnh chốc và cách điều trị bệnh ở trẻ em

Đào Thị Huyền

08-05-2021

goole news Thay đổi font chữ 16

Bệnh chốc là bệnh nhiễm trùng ngoài da thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Thông thường bắt đầu bằng những bóng nước nhỏ rồi lan rộng từ từ ra toàn bộ cơ thể. Bệnh chốc nếu không được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời rất dễ biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

  • Phương pháp trị rôm sảy cho bé an toàn hiệu quả tại nhà

  • Dấu hiệu trẻ bị chàm sữa và cách chăm sóc, điều trị chàm sữa hiệu quả

  • Nguyên nhân và cách điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

  • Nguyên nhân và cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Nội dung chính
  • Bệnh chốc là gì?
  • Bệnh chốc có nguy hiểm không?
  • Bệnh chốc có lây không?
  • Nguyên nhân gây ra bệnh chốc ở trẻ
  • Những triệu chứng lâm sàng của bệnh chốc lở
  • Các biến chứng của chốc lây ngoài da ở trẻ
  • Chẩn đoán lâm sàng bệnh chốc
  • Cách điều trị bệnh chốc ở trẻ
  • Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị chốc lây tại nhà
  • Các phương pháp phòng bệnh chốc lây ở trẻ
  • Cách đề phòng lây bệnh chốc cho người khác

Bệnh chốc là gì?

Bệnh chốc là tình trạng da bị nhiễm khuẩn bởi các liên cầu khuẩn hay tụ cầu khuẩn và gây ra những bọng nước, mụn mủ trên da.

Có 3 loại chốc: Chốc không có bọng nước, chốc bọng nước, chốc loét

Khuẩn tụ cầu vàng là nguyên nhân gây ra bệnh chốc ở trẻ

Khuẩn tụ cầu vàng là nguyên nhân gây ra bệnh chốc ở trẻ

Khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu vàng là nguyên nhân chính gây ra bệnh chốc ở trẻ em, cụ thể: 

  • Chốc không có bọng nước: Là dạng chốc hình thành nên các vết lở và những bóng nước nhỏ. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do cả khuẩn liên cầu và tụ cầu.
  • Chốc bọng nước: Là dạng chốc lở ngoài da tiến triển nặng và có thể hình thành nên các bóng nước lớn như bị phỏng. Có mủ và có thể bị vỡ bất cứ lúc nào.
  • Chốc loét: Dạng nặng nhất của bệnh chốc do vi khuẩn xâm nhập vào lớp sâu của da. Có thể do tụ cầu, khuẩn liên cầu hoặc cả hai gây ra. Thường xảy ra ở người bệnh có cơ địa suy giảm miễn dịch, người già, mắc bệnh mạn tính.

Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ bé trai mắc bệnh chốc lở ngoài da cao hơn so với bé gái. Người trưởng thành hiếm khi mắc bệnh này nhưng đôi khi cũng xảy ra ở những trường hợp người lớn có hệ miễn dịch kém. Bệnh thường phát triển trong môi trường sống ô nhiễm; không được vệ sinh sạch sẽ hay cư dân đông đúc và thường tái phát vào mùa nắng nóng.  

Những triệu chứng lâm sàng của bệnh chốc lở

Viêm tủy xương là biến chứng của bệnh chốc

Viêm tủy xương cũng là biến chứng của bệnh chốc

Có nhiều phụ huynh cho rằng bệnh chốc là căn bệnh thông thường. Không gây nguy hiểm nên có tâm lý chủ quan với các triệu chứng ở con nhỏ. Tuy nhiên, căn bệnh tưởng chừng như đơn giản, dễ chữa này nếu không được điều trị đúng và kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển, lây lan nhanh sang phần da lành. Và người bệnh có nguy cơ bằng nhiều biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, cụ thể: 

  • Chàm hóa: đây là biến chứng tại chỗ. khi bệnh chốc tái phát lại khiến cơ thể người bệnh xuất hiện nhiều mụn nước mới, gây ngứa rát, khó chịu. 
  • Chốc loét: biến chứng này xảy ra khi vùng thương tổn ăn sâu vào da. Khi lành sẽ để lại sẹo ảnh hưởng thẩm mỹ (còn chốc thông thường không để lại sẹo trên da).
  • Nhiễm trùng huyết: thường những người có sức đề kháng yếu, không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, biến chứng này xảy ra khi nguyên nhân gây bệnh là do tụ cầu. 
  • Viêm cầu thận cấp: thường sau 3 tuần không tiếp nhận điều trị. Bệnh chốc lở sẽ gây ra biến chứng viêm cầu thận cấp. 
  • Ngoài các biến chứng trên, người bệnh có thể gặp một số biến chứng khác như viêm phổi, viêm hạch, viêm mô bào sâu, viêm tủy xương... 

Chẩn đoán lâm sàng bệnh chốc

Mupirocin là kháng sinh bôi ngoài da hiệu quả nhất được dùng để trị lở loét ngoài da

Mupirocin là kháng sinh bôi ngoài da hiệu quả nhất được dùng để trị lở loét ngoài da

Mupirocin là kháng sinh bôi ngoài da hiệu quả nhất được dùng để trị lở loét ngoài da. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh chốc, bác sĩ sẽ cho trẻ bôi thuốc Mupirocin hay dầu chứa Mupirocin và những chất phụ gia khác. 

Trước khi sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm sạch vết lở loét bằng nước ấm trước. Sau đó bôi thuốc kháng sinh lên những vùng da bị nhiễm trùng và vùng da lân cận xung quanh. Việc này giúp kháng sinh tác dụng nhanh hơn đồng thời giúp loại bỏ mảng da chết. 

Đây là phương pháp bác sĩ thường áp dụng để chữa bệnh chốc ở trẻ em mức độ nhẹ. Chưa có biến chứng do có ít tác dụng phụ hơn kháng sinh đường uống. 

Điều trị chốc bằng kháng sinh uống

sát khuẩn vết chốc là cách chăm sóc trẻ bị chốc lây tại nhà

Sát khuẩn vết chốc là cách chăm sóc trẻ bị chốc lây tại nhà

Bước 3: Điều trị chốc bằng thuốc

Chốc là bệnh gây ra bởi vi khuẩn, có tính lây lan khắp cơ thể. Do đó để tiêu diệt triệt để tác nhân gây bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, khi dùng thuốc để điều trị bệnh chốc ở trẻ em. Phụ huynh cần có sự chỉ định và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc chữa lở loét ngoài da có thể kể đến như: 

  • Kháng sinh bôi ngoài da: thuốc mỡ Mupirocin hoặc kem Acid fusidic, Erythromycin…
  • Kháng sinh điều trị toàn thân: Clindamycin, Vancomycin, Cephalexin…
  • Loratadin là loại thuốc histamin chống ngứa.
  • Với tình trạng chốc lây lan khắp cơ thể. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng kháng sinh toàn thân như Cefuroxim, Flucloxacillin. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc, tránh tình trạng kháng kháng sinh. 

Bước 4: Ngăn ngừa chốc lan rộng

Khi mắc chốc, ngoài gây lở loét ngoài da; bệnh còn gây ngứa, khó chịu, bức bối và kích thích phản ứng gãi. Khi chà xát mạnh hay gãi sẽ khiến vết thương bị trợt loét, khó lành và dễ để lại sẹo. Không chỉ vậy, để bàn tay vừa gãi vết chốc chạm lên các vùng da lành khác sẽ khiến bệnh lan rộng khắp cơ thể. 

Để hạn chế tình trạng gãi khi ngứa. Sau khi bôi thuốc hoặc dung dịch sát khuẩn, nên dùng băng gạc để khóa kín vùng da tổn thương. Cần thay băng gạc 2 - 3 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. 

Bước 5: Thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý khi trẻ bị bệnh chốc

Tập cho trẻ thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và sau khi từ ngoài về để ngừa nhiễm khuẩn

Tập cho trẻ thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và sau khi từ ngoài về để ngừa nhiễm khuẩn

Để phòng ngừa bệnh chốc lở cho trẻ, phụ huynh nên làm theo các bước sau: 

  1. Giữ vệ sinh nhà cửa, sân vườn sạch sẽ. Bởi vi khuẩn liên cầu và tụ cầu là nguyên nhân gây ra bệnh chốc thường được tìm thấy ở môi trường xung quanh. Đồng thời tập cho trẻ thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và sau khi từ ngoài về nhà để ngừa nhiễm khuẩn. 
  2. Không để trẻ tiếp xúc với người bị cảm lạnh bởi cảm lạnh, đau họng thường do liên cầu khuẩn gây ra và có thể gây bệnh chốc lở. Nếu bạn là người chăm sóc trẻ nhưng lại bị cảm thì cần mang khẩu trang khi ôm bé. 
  3. Khi trẻ có vết thương hay bị côn trùng cắn, cha mẹ cần lấy miếng gạc mỏng để che vết thương, tránh để trẻ gãi các vết thương gây lở loét, nhiễm trùng. Đồng thời cắt móng tay trẻ thường xuyên cũng là biện pháp bảo vệ hiệu quả. 
  4. Cha mẹ cũng cần cho trẻ dùng vật dụng cá nhân riêng như khăn tắm, quần áo, đồ nấu ăn… Không nên cho trẻ dùng chung đồ với mọi người trong nhà vì nếu trẻ mắc bệnh chốc có thể lây lan nhanh cho người thân trong gia đình. 
  5. Khi trẻ bị cảm, phụ huynh cần giữ mũi trẻ sạch. Giải thích cho lý do này, các chuyên gia cho biết, liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn thường trú tại mũi có thể gây sổ mũi cảm lạnh. Do đó, việc giữ cơ quan này sạch sẽ thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

Cách đề phòng lây bệnh chốc cho người khác

Từ khóa » Hình ảnh Bệnh Chốc Loét